Người bệnh tiểu đường cần làm 5 điều này đầu tiên mỗi sáng
Có 5 điều bệnh nhân tiểu đường nên làm mỗi sáng để kiểm soát lượng đường trong máu.
Kiểm tra lượng đường trong máu đầu tiên vào buổi sáng nên là ưu tiên hàng đầu đối với người sống chung với bệnh tiểu đường – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một người sẽ không thể sống mạnh khỏe nếu lượng đường trong máu quá cao. Sống chung với bệnh tiểu đường đôi khi khiến người bệnh cảm thấy quá tải, đặc biệt là khi cuộc sống bận rộn.
Lượng đường trong máu cao có thể nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời và cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe ngay lập tức và cả trong lâu dài.
Nhưng rất may là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường và đối phó với căng thẳng chỉ bằng một số thay đổi lối sống đơn giản, như ăn một chế độ ăn uống cân bằng, duy trì hoạt động thể chất, theo dõi lượng đường trong máu, ngủ đủ giấc…, theo The Health Site .
Có lẽ, tập những thói quen lành mạnh mỗi buổi sáng là một trong những điều tốt nhất người bệnh có thể làm để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và sống khỏe mạnh với căn bệnh này.
Hãy xem xét 5 điều nên làm mỗi sáng để kiểm soát bệnh tiểu đường sau đây.
1. Bắt đầu ngày mới với bữa sáng lành mạnh
Bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Hãy bắt đầu một ngày mới bằng một bữa sáng bổ dưỡng, có thể mang lại lợi ích thực sự cho việc quản lý lượng đường trong máu và sức khỏe tổng thể.
Ăn uống đầy đủ là một phần quan trọng trong điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, bỏ bữa sáng, ngay cả thỉnh thoảng mới bỏ bữa sáng, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo The Health Site .
2. Uống đủ nước
Uống nước và giữ đủ nước cho cơ thể rất tốt cho sức khỏe.
Cho dù có bị tiểu đường hay không, thì uống một ly nước lọc đầu tiên vào buổi sáng có thể làm nên điều kỳ diệu cho sức khỏe, theo The Health Site .
Nó sẽ giúp bù nước cho cơ thể và làm sạch ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nước cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm lượng calo nạp vào cơ thể, góp phần giảm cân. Giữ cân nặng hợp lý là đặc biệt quan trọng khi bị tiểu đường.
3. Tập luyện đều đặn
Tập thể dục mỗi sáng rất cần đối với người bệnh tiểu đường – SHUTTERSTOCK
Tập thể dục thường xuyên vào buổi sáng có thể giúp người bệnh giảm cân và tăng độ nhạy với insulin.
Độ nhạy insulin tăng lên có nghĩa là các tế bào có thể sử dụng tốt hơn lượng đường có sẵn trong máu.
Tập thể dục cũng giúp các cơ trên cơ thể sử dụng lượng đường trong máu để tạo năng lượng, từ đó, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
4. Theo dõi mức đường trong máu
Bệnh nhân tiểu đường phải kiểm tra và theo dõi lượng đường trong máu hằng ngày để tránh đường huyết tăng vọt đột ngột.
Việc kiểm tra lượng đường trong máu đầu tiên vào buổi sáng nên là ưu tiên hàng đầu đối với người sống chung với bệnh tiểu đường, theo The Health Site .
Kiểm tra các chỉ số sẽ cải thiện khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường.
5. Luôn kiểm tra chân
Việc đầu tiên bệnh nhân tiểu đường nên làm là thường xuyên kiểm tra đôi chân.
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề ở chân theo thời gian bằng cách gây ra tổn thương dây thần kinh, còn được gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường – một biến chứng thường ảnh hưởng đến chân và bàn chân.
Vì vậy, việc chăm sóc tốt cho đôi chân là vô cùng quan trọng, theo The Health Site .
Tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu thấy bất kỳ thay đổi nào ở chân, bất kỳ vết đứt hoặc vết phồng rộp nào trên bàn chân.
Ngoài những điều đã đề cập ở trên, bị tiểu đường cũng đòi hỏi người bệnh phải để ý đến mọi thay đổi trên cơ thể.
Ngoài ra, hãy dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ để giúp kiểm soát lượng đường trong máu, vì chỉ thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát tình trạng bệnh, theo The Health Site .
Hoạt động thể chất thường xuyên tốt hơn tập lâu ở bệnh nhân tiểu đường
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia đã chỉ ra rằng đối với bệnh nhân đái tháo đường, tập thể thao trong thời gian ngắn nhưng thường xuyên tốt hơn những buổi tập dài nhưng tần suất thưa.
Bệnh đái tháo đường týp 2, được đặc trưng bởi lượng đường dư thừa trong máu. Bệnh lý mạn tính này thường xuất hiện sau 40 tuổi. Có một loạt các yếu tố góp phần vào tiến trình của bệnh: Chế độ ăn uống kém, lối sống ít vận động, thừa cân, tiền sử gia đình... Do đó, thay đổi lối sống của bạn là một trong những cách điều trị đầu tiên.
Tiếp tục hoặc duy trì hoạt động thể chất thường xuyên đóng một vai trò quan trọng. Nhưng người bệnh thường băn khoăn không biết nên tập luyên môn gì, với tốc độ nào và cường độ ra sao.
Thông thường, sau 60 tuổi, các bác sĩ khuyên nên thực hiện các bài tập củng cố cơ bắp ba lần một tuần, mỗi lần từ 15 đến 20 phút. Ở nhà, ta có thể dễ dàng sử dụng đồ đạc (làm giá đỡ) hoặc đồ dùng (làm phụ kiện): Ghế, bàn, chai nước...
Đồng thời, Học viện Y khoa khuyến cáo về việc cần thiết ra ngoài từ ba mươi đến bốn mươi lăm phút mỗi ngày cho một hoạt động thể chất năng động hơn, ưu tiên các môn thể thao như đi bộ nhanh, chạy, đi xe đạp...
Hoạt động thể chất thường xuyên rất tốt cho sức khỏe tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.
Một nghiên cứu mới (đăng trên Tạp chí Sinh lý học-Tim và Tuần hoàn Hoa Kỳ ) của Đại học Công giáo Australia ở Sydney vừa chỉ ra rằng các buổi hoạt động thể chất ngắn nhưng thường xuyên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường so với những buổi dài hơn nhưng ngắt quãng. Các buổi tập kiểu này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, vốn được biết là sẽ gia tăng ở các bệnh nhân đái tháo đường.
Các nhà khoa học đã so sánh ba nhóm người tham gia. Nhóm thứ nhất ngồi yên trong tám giờ mà không tập thể dục. Nhóm thứ hai cứ nghỉ ba phút mỗi ba mươi phút để thực hiện các bài tập cường độ phù hợp (squat - ngồi xổm, nâng chân...).
Những người tham gia trong nhóm thứ ba thực hiện các bài tập tương tự trong sáu phút mỗi giờ. Kết quả: Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy chức năng của các mạch máu tốt hơn ở nhóm thứ hai. Phát hiện này cho thấy tần suất hoạt động thể chất có thể quan trọng hơn thời gian kéo dài.
Ở bệnh nhân đái tháo đường, cần duy trì lưu lượng máu đến các chân và bảo vệ bản thân khỏi các biến chứng tim mạch, do đó, giải pháp tốt nhất là vận động cả ngày thay vì ngồi yên một chỗ rồi tập một giờ thể thao chẳng hạn. Vì vậy, hãy luôn giữ trạng thái vận động.
Ngồi nhiều tăng nguy cơ suy tim ở phụ nữ lớn tuổi Ngồi hoặc nằm quá nhiều làm tăng đáng kể nguy cơ nhập viện vì suy tim ở phụ nữ lớn tuổi, ngay cả khi họ được khuyến nghị hoạt động thể chất. Một nghiên cứu mới cảnh báo. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ gần 81.000 phụ nữ sau mãn kinh từ 50 đến 79 tuổi trong Nghiên cứu...