‘Người bay’ thử nghiệm dịch vụ cứu thương cấp tốc
Một lực lượng cứu thương ở Anh đang thử nghiệm bộ đồ bay phản lực để có thể nhanh chóng ứng cứu người gặp nạn ở vùng khó tiếp cận.
Bộ đồ bay phản lực đang được thử nghiệm tại Lake District (Quận Hồ), Anh, có thể sớm trở thành một dịch vụ mới đặc biệt vì khả năng bất chấp trọng lực – lơ lửng trên mặt nước trước khi băng qua địa hình đồi núi và hạ cánh một cách chính xác.
Khi cần thiết, lực lượng cứu thương được trang bị các bộ đồ này có thể vượt qua địa hình hiểm trở chỉ trong thời gian ngắn để tiếp cận những người cần được giúp đỡ.
Rút ngắn thời gian một cách ngoạn mục
Trong một chuyến bay thử nghiệm, nhà phát minh Richard Browning – thường được gọi là “người bay” – đã bay qua các khu vực với độ cao 3-6 m và có khả năng tiếp cận mục tiêu trong vòng vài phút, trong khi với khoảng cách đó sẽ mất tới 1 giờ đi bộ.
Nhân viên cứu thương mặc thiết bị này sẽ có thể nhanh chóng đến nơi có người bị nạn. Ảnh: AFP.
Cuộc thử nghiệm đột phá này là thành quả sau một năm dài thảo luận giữa các trung tâm y tế thiện nguyện, dịch vụ cứu thương bằng đường hàng không Great North (GNAAS) và nhà sản xuất Gravity Industries.
Andy Mawson, giám đốc kế hoạch và cứu thương ở GNAAS, nhận định rằng khu vực Lake District là một địa điểm thích hợp để triển khai hệ thống cứu thương bằng bộ đồ bay phản lực.
Ông cho biết: “Có hàng chục bệnh nhân mỗi tháng trong khu vực địa lý tương đối nhỏ nhưng rất phức tạp này. Do đó, chúng tôi thấy sự cần thiết của dịch vụ”.
“Điều mà chúng tôi không chắc đó là dịch vụ này sẽ hoạt động như thế nào trong thực tế. Còn bây giờ thì chúng tôi thấy nó khá tuyệt vời”, ông Mawson cho biết thêm.
Cũng theo ông, buổi thử nghiệm đã chứng mình tiềm năng to lớn của việc sử dụng bộ quần áo phản lực để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe quan trọng. Một nhân viên y tế cấp cứu mặc bộ đồ có thể vượt đỉnh núi Helvellyn cao khoảng 950 m – ngọn núi cao thứ 3 ở Anh – chỉ trong 8 phút.
Đột phá trong lĩnh vực cứu trợ
Video đang HOT
GNAAS đang thực hiện một số sửa đổi với bộ đồ của Browning trước khi đưa vào sử dụng trong các tình huống cứu hộ thực sự vào đầu mùa hè năm 2021 theo kế hoạch.
Mawson cho biết: “Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi biết việc mang bộ dụng cụ y tế di chuyển lên sườn núi tại khu vực này là rất khó. Tôi không nói về khoảng cách lớn, mà về độ dốc”.
“Nhưng với một chiếc xe phản ứng nhanh và bộ đồ bay phản lực này, chúng tôi sẽ thấy một sự thay đổi lớn trong cách cung cấp thuốc men từ xa”, ông chia sẻ thêm.
Nhân viên cứu thương mặc thiết bị này sẽ có thể nhanh chóng đến nơi có người bị nạn. Ảnh: AFP.
Hiện tại, bộ đồ phản lực có thể bay trong 5 phút mỗi lần, nhưng có thể làm giảm đáng kể thời gian cứu hộ từ 25 phút đi bộ xuống còn 90 giây.
Mawson nói thêm: “Nếu ai đó bị ngừng tim trên đỉnh Helvellyn và nếu chúng tôi có thể sử dụng bộ đồ phản lực, tôi tin chắc rằng sẽ có một máy khử rung tim được cung cấp cho bệnh nhân trong vòng 8 phút. Hiện tại, máy bay của chúng tôi có thể mất 20 – 25 phút để đến nơi”.
Công nghệ này có thể cho phép nhóm y tế tiếp cận bệnh nhân nhanh hơn bao giờ hết. Trong nhiều trường hợp, điều này sẽ giảm bớt sự đau đớn của bệnh nhân. Trong một số trường hợp khác, nó sẽ cứu mạng họ.
Công nghệ mới
Browning thành lập công ty hàng không Gravity Industries vào tháng 3/2017 để tiên phong cho “kỷ nguyên mới trong hoạt động bay lượn của con người”.
Người đàn ông 41 tuổi cho biết bộ đồ có giá bán lẻ khoảng 440.000 USD và tốc độ tối đa hơn 130 km/h, có khả năng đạt độ cao 3.658 m. Tuy nhiên, vì mục đích an toàn, nó thường được bay thấp hơn.
Bộ đồ sử dụng hai động cơ phản lực siêu nhỏ, tương tự động cơ được sử dụng trên máy bay, trên mỗi cánh tay và một động cơ ở phía sau cho phép điều khiển chuyển động.
Ông Browning cho biết: “Cách bộ đồ đẩy nhiều không khí xuống dưới cho phép bạn bay lên khỏi mặt đất.
Ông cũng nói thêm: “Khả năng cơ động đều phụ thuộc vào sự cân bằng và phối hợp giữa con người. Nếu bạn hướng các động cơ phản lực xuống đất, bạn sẽ đi lên và ngược lại”.
Ông Browning cho biết thêm rằng trong 3 năm, họ đã thực hiện hơn 100 sự kiện bay trên 30 quốc gia và ứng phó khẩn cấp chỉ là một trong những lĩnh vực mà công ty đang tích cực theo đuổi, cùng việc tung ra các chuyến bay huấn luyện thương mại mới.
Máy bán hàng tự động là phát minh từ... 20 thế kỷ trước
Máy bán hàng tự động của người Ai Cập cổ đại xưa có tác dụng... hạn chế lượng nước thánh mà mỗi tín đồ được nhận ở đền thờ.
Theo ghi chép của Pliny the Elder, thủy tinh dẻo là một trong những phát minh tuyệt vời của người cổ đại. Thời điểm đó, một nhà phát minh trình lên hoàng đế La Mã Tiberius sáng chế đặc biệt: thủy tinh rơi mà không vỡ.
Người này dùng loại thủy tinh đặc biệt để tạo thành một chiếc cốc. Khi hoàng đế Tiberius cầm chiếc cốc lên và ném xuống đất thì thật bất ngờ nó không vỡ mà chỉ bị méo một chút, hoàn toàn có thể nắn lại hình dáng ban đầu.
Sau khi biết người này là người duy nhất biết đến vật liệu thủy tinh dẻo, hoàng đế Tiberius cho chặt đầu nhà phát minh vì sợ sáng chế này được sử dụng rộng rãi sẽ làm giảm giá trị của vàng bạc.
Chất liệu vốn dĩ được sáng tạo từ thời cổ đại lại trở thành ý tưởng để con người tạo nên những vật liệu siêu bền ngày nay.
Hẳn nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng máy bán hàng tự động là phát minh từ 20 thế kỷ trước, thời Ai Cập cổ đại. Vào thế kỷ 1, nhà toán học Hero của Alexandria sáng chế ra cỗ máy đặc biệt này nhằm mục đích hạn chế lượng nước thánh mà mỗi tín đồ được nhận ở đền thờ.
Các đồng xu khi được bỏ vào rãnh sẽ đẩy thanh chắn bên trong, giúp các tín đồ nhận được một lượng nước thánh được cân đong đo đếm chính xác. Không ai được nhận nhiều hay ít hơn những gì họ phải trả.
Ý tưởng này là tiền đề cho việc ứng dụng của "hộp danh dự" (Honour box) bán thuốc bột và thuốc lá vào thế kỷ 17 ở Anh. Chiếc hộp được mở bằng cách bỏ một xu vào rãnh phía trên nắp hộp.
Những chiếc máy bán hàng tự động với hình hài mà chúng ta bắt gặp ngày nay là phát minh từ xứ sở sương mù. Vào năm 1857, một máy tự động nhỏ dùng để bán tem được đăng ký bằng sáng chế.
Và rồi số phận của máy bán hàng tự động thực sự rực rỡ nhất khi đến Nhật. Cho đến hiện tại, vẫn có đến 5,5 triệu cái vẫn đang vận hành liên tục ở đất nước Mặt trời mọc.
Người Hy Lạp cổ đại có một phát minh đi trước thời đại khiến con người ngày nay phải nể phục đó là cửa tự động, vốn được sử dụng tại các đền thờ
Thời đó, nguyên lý hoạt động của cửa tự động này khá phức tạp. Người ta thắp lửa vào chiếc chậu lớn trong đền thờ, áp suất không khí trong chậu sẽ bơm những tia nước nhỏ xuống bình chứa.
Áp lực từ bình chứa được kết nối với hệ thống dây và ròng rọc sẽ giúp kéo cánh cửa mở ra. Nhờ vậy, cánh cửa tự động mở ra giúp mọi người đến dâng hương, lễ thần thuận tiện hơn thay vì có người đứng mở cổng.
Máy bay chở khách có thể bay theo đàn như chim Cách bay hình chữ V hoàn hảo của các loài chim truyền cảm hứng cho những kỹ sư trong dự án Airbus UpNext thử nghiệm bay theo hàng. Mô phỏng máy bay chở khách bay theo hàng để tăng hiệu quả khí động học. Ảnh: CNN. Cách đây một thế kỷ, các nhà khoa học hàng không nhận thấy những con chim tăng...