Ngừng cấp chứng chỉ sư phạm – lãng phí tài năng và làm chảy máu chất xám?

Theo dõi VGT trên

Mới đây Bộ GD&ĐT đã quyết định tạm dừng, tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên.Quyết định trên của Bộ GD&ĐT đồng nghĩa với việc nếu ai không học đúng khối ngành sư phạm thì vĩnh viễn không bao giờ có cơ hội đứng trên bục giảng.

Ngừng cấp chứng chỉ sư phạm - lãng phí tài năng và làm chảy máu chất xám? - Hình 1

Ảnh minh họa.

Ngừng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì những sinh viên đang theo học ngành cử nhân sư phạm phải làm gì sau khi ra trường? Hàng nghìn sinh viên học ngành cử nhân loại xuất sắc ở trường sư phạm có nguyện vọng đi dạy biết hi vọng vào đâu? Và ngừng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm sao Bộ giáo dục lại cho phép mở mã ngành cử nhân?

Đó quả thật là những câu hỏi không có lời hồi đáp.

Lí do mà Bộ GD&ĐT đưa ra cho quyết định của mình là hiện nay hơn 30% sinh viên sư phạm xếp loại trung bình, yếu và Bộ làm như vậy là muốn nâng cao chất lượng giáo dục. Nhưng lí do ấy liệu có thỏa đáng và có nâng cao được chất lượng giáo dục đúng như Bộ mong muốn?

Tôi có một cô bạn cùng quê đang theo học ngành Đông Nam Á và học chuyên ngành tiếng Indonesia. Cô bạn của tôi mơ ước trở thành giáo viên dạy tiếng In-đô-nê-xi-a cho những người lao động có nhu cầu xuất khẩu lao động sang đất nước này. Bố cô bạn của tôi mất vì tai nạn lao động tại Indonesia nên sau cái chết của bố cô ấy muốn giúp những người lao động thông thạo hơn thứ ngôn ngữ này, giúp ích cho công việc của họ. Éo le thay, nếu không có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cô bạn tôi mãi mãi chỉ là một giáo viên hợp đồng.

Thử hỏi, trong trường sư phạm lại không có ngành đào tạo giáo viên dạy tiếng Indonesia vậy thì những lĩnh vực mà trường sư phạm không đào tạo chẳng lẽ chúng ta lại bỏ qua luôn và xóa tên những ngành đó? Như thế làm sao đảm bảo được sự phát triển cân đối cho xã hội?

Video đang HOT

Đó là chưa kể những sinh viên có tài năng thục sự, có nhiệt huyết thực sự với ngành sư phạm chỉ vì không đỗ nên chuyển nguyện vọng 2 để học cử nhân với mong muốn học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để được đi dạy?

Tôi có cô em họ đang học cử nhân Văn học có mơ ước làm giáo viên từ nhỏ, kì nào cũng được học bổng lại xuất sắc do Viện khoa học xã hội trao. Giờ đây khi biết tin Bộ GD&ĐT ngừng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nó hoang mang, chán nản và muốn bỏ học.

Với quyết định này chẳng phải Bộ GD&ĐT đang lãng phí tài năng và làm chảy máu chất xám?

Nếu tính theo chương trình đào tạo thì cử nhân và sư phạm cùng học đủ 135 tín chỉ, có khi sư phạm được giảm bớt số tín chỉ để đầu tư học tâm lí học và giáo dục học. Điều đó có nghĩa là cử nhân học nhiều hơn cả ngành sư phạm.

Trong khi học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phải học thêm 12 môn trong đó cũng có các chuyên môn như tâm lí giáo dục, giáo dục học, kĩ thuật dạy học…Đó là chưa kể phải trải qua những kì thi hết sức gắt gao và cũng tổ chức đi thực tập tại các trường phổ thông một cách đầy nghiêm túc. Vậy cử nhân đâu thua kém gì sư phạm?

Không thể phủ nhận rằng đầu vào cử nhân thấp hơn sư phạm nhưng không có nghĩa là đầu vào thấp hơn thì đầu ra cũng thấp hơn mà cái quyết định hiệu quả lại là đầu ra. Không ít cử nhân đã tự tin tranh tài với sư phạm trong cuộc thi tuyển dụng công chức và không ít sư phạm đã phải ngã gục. Như vậy, bằng cấp chỉ giống như một cái vé để vào được rạp chiếu phim nhưng vào xong rồi ta làm việc có hiệu quả không là cả một vấn đề.

Tại sao khi thi tuyển công chức ta không tổ chức một cách đầy nghiêm túc để những ai có năng lực tốt hơn sẽ được lựa chọn. Như vậy, những người học trái ngành, không học sư phạm mà muốn thành giáo viên sẽ phải nỗ lực gấp đôi, không nên phân biệt đúng ngành hay trái ngành vì xã hội bây giờ mấy ai đi học mà sau này ra trường làm đúng ngành mình học. Vậy nên chỉ cần đáp ứng được yêu cầu thì không phân biệt cử nhân hay sư phạm cũng vẫn được đi dạy như thế mới công bằng.

Tạo cơ hội và nâng cao sự cạnh tranh không có gì là sai thậm chí còn giúp cho ngành giáo dục bổ xung một đội ngũ giáo viên có năng lực thực sự. Thay vì ngừng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Bộ GD&ĐT nên quy định yêu cầu cho những đối tượng có nguyện vọng tốt nghiệp đại học muốn làm giáo viên là có kết quả học tập lạo giỏi hay xuất sắc….Như vậy sẽ công bằng hơn và không biến chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trở thành “hủ tục” cản bước những con người có nhiệt huyết thực sự với ngành sư phạm.

Theo VNE

Hơn 90% học sinh, sinh viên thấy khổ tâm vì phải nói dối

Có 91,38% học sinh, sinh viên cho rằng họ thấy hối hận, khổ tâm khi buộc phải nói dối hoặc làm việc không trung thực. Ngay cả trong trường hợp nếu làm sai nội quy, pháp luật mà không có ai biết thì có đến 99,33% vẫn lo sợ...

Đó là kết quả khảo sát về đạo đức, lối sống học sinh, sinh viên (HSSV) của Bộ GD-ĐT, vào tháng 12/2013 tại một số trường đào tạo ở phía Nam, miền Trung, phía Bắc, bao gồm 1.044 phiếu của HS, SV và 93 phiếu của cán bộ, giảng viên. Cụ thể, đó là các trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp 128 SV/2.073 SV toàn trường, CĐ Y tế Thái Bình 21 SV/2.454 SV, CĐ Y tế Phú Thọ 30 SV/5.780 SV, Cao đẳng sư phạm Thái Bình 37 SV/1.778 SV (năm học 2011 - 2012), CĐ Sư phạm Điện Biên 25 SV/2.424 SV, CĐ Y tế Kiên Giang 8 SV/1.206 SV và theo báo cáo của các trường ĐH, CĐ, TCCN gửi về Bộ GD-ĐT tính đến tháng 2/2014.

Hơn 90% học sinh, sinh viên thấy khổ tâm vì phải nói dối - Hình 1

32,38% sinh viên cho biết không có hiện tượng quay cóp trong lớp (ảnh minh họa).

Nhiều sinh viên vẫn "dính" lô đề, cá độ, cờ bạc, uống rượu bia, cắm quán, vay nợ

Theo kết quả khảo sát của Bộ GD-ĐT, đa số HS-SV có nhận thức và hành vi trân trọng các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Hầu hết HS-SV có ý thức trách nhiệm với gia đình, với việc học tập, rèn luyện và bản thân. Có 97,61% HS-SV được hỏi cho rằng họ thích được chăm sóc những người thân trong gia đình.

Có 96,36% HSSV được hỏi cho rằng HS-SV của nhà trường thực hiện đúng quy định của pháp luật, chỉ có 3,64% cho là vẫn còn một số ít chưa thực hiện. Họ rất coi trọng sự trung thực. Có 91,38% cho rằng họ thấy hối hận, khổ tâm khi buộc phải nói dối hoặc làm việc không trung thực. Ngay cả trong trường hợp nếu làm sai nội quy, pháp luật mà không có ai biết thì có đến 99,33% vẫn lo sợ.

Nhiều HS-SV dám đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Khi hỏi về các biểu hiện trong lớp, trường thì có 91,12% ủng hộ cái đúng, không đồng tình với việc làm sai trái, chỉ có 2,11% là có thái độ thờ ơ, không quan tâm. Khi hỏi: Nếu gặp chuyện bất bình, tốt nhất là coi như không biết để tránh rắc rối cho bản thân thì có 74,33% ý kiến không đồng ý, 22,03% phân vân, 3,54% đồng ý.

Tuy nhiên, Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ công tác HS, SV Bộ GD-ĐT cho biết: "Một số HS-SV đề cao lối sống thực dụng, ích kỉ, thích hưởng thụ, đua đòi, xa hoa lãng phí, xem nhẹ giá trị tinh thần, bị đồng tiền tha hóa ngày càng rõ. Họ ít quan tâm đến cộng đồng và người xung quanh và rất ít tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội. Họ sống khép mình, coi trọng chủ nghĩa cá nhân, xa rời tập thể, thiếu trách nhiệm chung, thờ ơ, vô cảm, ít quan tâm đến các vấn đề xã hội, thiếu ý thức cộng đồng. Một số tiếp thu không chọn lọc, đua đòi theo văn hóa phương Tây không phù hợp với thuần phong mĩ tục Việt Nam, sống buông thả, ham hưởng thụ, lười học tập, lao động, có hành vi bạo lực... Hiện tượng sống thử có ở một số rất ít HS-SV nhưng có xu hướng gia tăng. Đa số HS-SV quan niệm là không nên sống thử, nhưng ai sống thử thì họ cũng không có ý gì".

Cũng theo ông Anh, tình trạng chơi lô đề, cá độ, cờ bạc, uống rượu bia, cắm quán, vay nợ để tiêu xài dẫn đến mâu thuẫn, va chạm, xung đột, đánh nhau vẫn còn trong một số HS-SV. Số HS-SV này tuy ít nhưng có ảnh hưởng lớn tới môi trường học tập, rèn luyện của nhà trường. Nhiều HS-SV nói tục, chửi thề, dùng những câu thiếu văn hóa ngay cả ở trong trường khi nói chuyện với bạn bè. Đặc biệt, tình trạng không trung thực trong thi cử vẫn còn khá nhiều trong các trường. Có đến 18,59% HS-SV được hỏi cho rằng hiện tượng quay cóp khi làm bài kiểm tra trong lớp còn tương đối nhiều, chỉ có 32,38% cho là không có".

"Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách"

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo ông Ngũ Duy Anh, các kênh truyền thông như internet, truyền hình... có tác động to lớn, trực quan đến HSSV. Hình ảnh, nội dung bạo lực, tệ nạn xã hội, tham nhũng, hiện tượng tiêu cực xã hội tràn ngập trên Internet, phim ảnh, sách báo đã tác động đến giáo dục đạo đức lối sống (ĐĐLS) cho HS-SV. Có đến 76,63% HSSV được hỏi cho rằng nguyên nhân dẫn tới những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức lối sống ở HS-SV và những hạn chế, yếu kém trong công tác này là do bị ảnh hưởng của phim, ảnh, sách báo, đồ chơi, trò chơi... có tính bạo lực, khiêu dâm.

Ông Duy Anh cho rằng, xu hướng gia đình quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con em mình càng cao. Tuy nhiên có một số gia đình lại ít đầu tư thời gian cho việc này. Một số gia đình do làm ăn xa con, thiếu cả tiền bạc và thời gian lo cho con. Một số HS-SV bị ảnh hưởng do có hoàn cảnh khó khăn về cuộc sống tinh thần, đặc biệt là thiếu sự quan tâm của cha mẹ, nhất là trong các gia đình mà cha mẹ li hôn. Một số em không vượt qua được khó khăn này và bị lôi kéo, dẫn đến vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội. Cũng có nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá nhưng do mải làm ăn kiếm tiền, ít quan tâm đến tu dưỡng, rèn luyện của con. Một số gia đình có cha mẹ, người thân không gương mẫu trong ĐĐLS nên khó có điều kiện tốt cho con rèn luyện. Tác động của gia đình đến đạo đức lối sống của HS-SV là mạnh mẽ và quan trọng nhất.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận, phương pháp và hình thức giáo dục ĐĐLS cho HS-SV ít đổi mới, ít hấp dẫn, hứng thú. Một số giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm, chưa làm tốt được việc định hướng và chưa có kinh nghiệm trong giáo dục ĐĐLS, chưa tạo ra sự hấp dẫn trong giảng dạy. Có một bộ phận GV chưa quan tâm đến giáo dục ĐĐLS cho HS-SV, chủ yếu là chú trọng về chuyên môn, môn học.(27,20% ý kiến của HSSV).

TS. Nguyễn Thị Thọ khoa Triết học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: "Người học trò không chỉ học chữ ở thầy mà còn học cả cách sống, cách đối nhân xử thế của thầy. Tài năng, đức độ của người thầy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hoàn thiện nhân cách của trò. Bởi vậy, họ phải là những người không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng sống, là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Có thể nói, để quá trình giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao, thì phẩm chất đạo đức nhà giáo của mỗi giảng viên có vai trò rất lớn. Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lương tâm nghề nghiệp của nhà giáo phải được hết sức chú ý để cho mỗi giảng viên xứng đáng là một nhà giáo trong vai trò: "Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách".

Hồng Hạnh

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững ngườiBố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
10:11:52 22/12/2024
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"
11:08:34 22/12/2024
Bắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắngBắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắng
10:06:00 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấuSao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu
10:57:25 22/12/2024
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'
11:03:27 22/12/2024
Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"
14:16:48 22/12/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng MyanmarThủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar
11:39:31 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phụ huynh Hà Nội đăng tải bài kiểm tra cùng lời phê giáo viên "thiếu chuẩn mực", ai ngờ hội cha mẹ vào khen nức nở

Phụ huynh Hà Nội đăng tải bài kiểm tra cùng lời phê giáo viên "thiếu chuẩn mực", ai ngờ hội cha mẹ vào khen nức nở

Netizen

15:55:41 22/12/2024
Bất ngờ với lời phê bài kiểm tra của giáo viên hiện nay (kèm sticker lạ) thiếu chuẩn mực - một phụ huynh ở Hà Nội mới đây đăng tải 1 bài kiểm tra cùng lời phê giáo viên có phần khác lạ.
'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc

'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc

Trắc nghiệm

15:48:15 22/12/2024
Làm ăn vượng phát, cuộc sống của của người tuổi Mùi sẽ được cải thiện rất nhiều.Trong thời gian tới, họ không lo thiếu tiền, không sợ vướng phải khó khăn, vấp váp.
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Sao việt

15:25:17 22/12/2024
Màn lột xác của Diệp Lâm Anh khiến cư dân mạng không khỏi bất ngờ. Nhiều netizen khen ngợi phong cách mới đã giúp cựu người mẫu trông trẻ trung và cuốn hút hơn.
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon

Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon

Nhạc quốc tế

14:03:39 22/12/2024
Không chỉ học hỏi outfit hay thần thái của ông hoàng Kpop, Mỹ Tâm còn mang vào video của mình chiếc xế hộp tiền tỷ y như bản chính.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.
Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Thế giới

13:32:52 22/12/2024
Trong cuộc chất vấn tại Quốc hội trước đó, ông Moon Sang Ho nói rằng chỉ biết về tuyên bố thiết quân luật thông qua bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Lạ vui

12:31:28 22/12/2024
Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp tái sinh Địa Trung Hải.
Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Mọt game

12:21:49 22/12/2024
Đó chính là Shenhe một nữ nhân vật 5 sao hệ Băng được miHoYo ra mắt lần đầu ở phiên bản 2.4. Sở dĩ, gọi Shenhe là nhân vật hiếm nhất Genshin Impact không phải là không có lý do.