Ngủ trưa là thời điểm “nuôi dưỡng” gan thận nhưng nếu phạm phải 5 sai lầm này thì coi chừng sức khỏe sẽ bị tổn hại nghiêm trọng hơn
Dù ngủ trưa rất tốt nhưng bạn cần tránh một số sai lầm dưới đây vì hại nhiều hơn lợi.
Ngủ trưa là một giấc ngủ ban ngày, diễn ra vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều tùy theo sinh hoạt của từng cá nhân. Ngủ trưa không chỉ giải tỏa mệt mỏi, phục hồi ý thức mà còn đem lại rất nhiều lợi ích:
- Ngăn ngừa cận thị và cải thiện tình trạng mỏi mắt: Thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại dễ dẫn đến tình trạng mỏi mắt, khô mắt. Chỉ cần chợp mắt một khoảng thời gian ngắn vào giờ nghỉ trưa, các cơ mi của nhãn cầu sẽ được “nghỉ ngơi” đồng thời tuyến nước mắt sẽ có thời gian để tiết ra nhiều hơn, giúp giữ ẩm cho nhãn cầu, có tác dụng ngăn ngừa khô mắt và giảm thị lực.
- Tăng cường trí nhớ: Các nhà tâm lý học tại Đại học Harvard, Mỹ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và kết luận: Giấc ngủ trưa có lợi trong việc tăng cường trí nhớ không kém giấc ngủ ban đêm.
- Giảm các bệnh tim mạch: Một nghiên cứu của Hy Lạp với 24.000 người tham gia đã phát hiện ra rằng ngủ trưa thường xuyên có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim đến 37%.
- “Nuôi dưỡng” gan thận: Y học Trung Quốc cho rằng giấc ngủ của con người đặc biệt quan trọng vào hai thời điểm: Trưa (11h-13h), giữa đêm (23h tối đến 1 giờ sáng). Thời gian quan trọng nhất của gan là ban đêm, trong khi buổi trưa là thời điểm quan trọng nhất của thận. Chỉ khi bạn ngủ đủ giấc vào 2 thời điểm này mới hy vọng gan thận luôn khỏe mạnh.
Dù ngủ trưa rất tốt nhưng bạn cần tránh một số sai lầm dưới đây vì hại nhiều hơn lợi.
5 sai lầm cần tránh khi ngủ trưa kẻo tổn hại sức khỏe
1. Ngủ trưa quá dài
Video đang HOT
Ngủ trưa sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và khỏe khoắn hơn nhưng nếu ngủ quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.
Theo Tiến sĩ W. Chris Winter (chuyên gia về giấc ngủ) trả lời trên trang Bustle: Thời gian ngủ trưa tốt nhất là 30 phút hoặc ít hơn. Điều này sẽ giúp bạn không ngủ quá sâu, sau khi thức dậy không cảm thấy choáng váng, uể oải. Ngược lại việc ngủ trưa quá lâu còn làm giảm hiệu quả công việc và ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
Ngủ trưa quá lâu sẽ khiến bạn cảm thấy choáng váng, uể oải.
Vì tính chất công việc, nhiều người không thể ngủ trưa sớm nên đành chọn khoảng thời gian 3-4h chiều để chợp mắt. Điều này dễ làm rối loạn đồng hồ sinh học, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn vào ban đêm và dẫn đến tình trạng lười vận động.
Thời gian ngủ trưa tốt nhất để ngủ trưa là vào khoảng 12h – 13h, đối với những người dậy muộn vào buổi sáng thì không nhất thiết phải ngủ trưa.
3. Đi ngủ ngay sau khi ăn trưa
Nếu bạn đi ngủ ngay sau bữa ăn trưa, có thể gây ra chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày và các bệnh khác về đường tiêu hóa… Thậm chí, đi ngủ ngay sau khi ăn trưa cũng có thể khiến lượng máu lên não không đủ (do lúc này dạ dày và ruột cần nhiều máu để thực hiện việc tiêu hóa thức ăn), dẫn đến chóng mặt và suy nhược sau khi thức dậy.
Tốt nhất nên nghỉ ngơi sau khi ăn trưa khoảng 15-30 phút. Nếu chóng mặt và nhức đầu thường xảy ra do ngủ quá sát thời gian ăn trưa, bạn có thể chuyển sang ngủ trước bữa trưa.
Nếu bạn đi ngủ ngay sau bữa ăn trưa, có thể gây ra chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày…
4. Đừng bao giờ nằm ngủ trưa theo tư thế úp mặt vào bàn
Nhiều nhân viên văn phòng đã quá quen với việc nằm gục đầu vào bàn làm việc ngủ, dù điều này rất tiện lợi nhưng xét về góc độ sức khỏe thì hành động này lại rất nguy hiểm.
Khi bạn úp mặt khi ngủ sẽ khiến lượng máu cung cấp lên đầu không đủ, sau khi ngủ dậy dễ gây chóng mặt, mệt mỏi. Ngoài ra, tư thế ngủ này cũng có thể gây áp lực lên nhãn cầu, làm tổn thương thị lực, dẫn đến cận thị cao, thậm chí tăng tỷ lệ mắc bệnh tăng nhãn áp.
Hơn nữa, tư thế ngủ này có thể khiến bạn phải cúi người và gù lưng, cột sống thành hình chữ “C”, việc cúi đầu xuống để ngủ sẽ gây phân bố áp lực không đều lên vùng thắt lưng, ngực, cột sống cổ và gây tổn thương cột sống.
Vậy chúng ta nên ngủ như thế nào thì thoải mái nhất? Các chuyên gia khuyên bạn nên ngủ bằng cách dựa lưng vào ghế, kê gối chữ U ở cổ hoặc quấn khăn sau đầu…
Úp mặt khi ngủ sẽ khiến lượng máu cung cấp lên đầu không đủ, sau khi ngủ dậy dễ gây chóng mặt, mệt mỏi.
5. Đối mặt với điều hòa, cửa sổ khi ngủ
Ngủ trưa không nên để mặt tiếp xúc trực tiếp với hành lang thông gió, cửa gió điều hòa, quạt mát vì dễ gây cảm lạnh, nhức đầu, đau nhức xương khớp, trường hợp nặng còn có thể gây liệt mặt. Nguyên nhân bởi trong khi ngủ, các lỗ chân lông trên cơ thể con người sẽ ở trạng thái mở, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
Những người có sức khỏe kém, dễ mắc bệnh vặt nên đắp một chiếc chăn mỏng lên bụng khi ngủ trưa để chống cảm lạnh.
Góc tư vấn: Hay mỏi mắt, nhìn xa không rõ có phải là dấu hiệu cận thị ?
'Con tôi đang học lớp 6. Dạo này cháu có dấu hiệu hay mỏi mắt, nhìn xa khó, vậy có phải cháu bị cận thị không? Cháu nên điều chỉnh chế độ học và đọc sách cũng như ăn uống ngủ nghỉ thế nào để cải thiện thị lực và nhất là tránh được bệnh cận thị, xin bác sĩ tư vấn giúp'.
(Nguyễn Huy Sơn, Q.Tân Phú, TP.HCM)
Khám mắt định kỳ sẽ giúp sớm nhận biết bệnh có thể xảy ra ở mắt - SHUTTERSTOCK
Bác sĩ Trần Thị Hồng Diễm, Bệnh viện Q.Thủ Đức, TP.HCM, trả lời: Trước hết, muốn biết cháu có bị cận thị không, bố mẹ nên đưa cháu đi khám khúc xạ ở bệnh viện hay các phòng khám chuyên khoa mắt uy tín.
Để giúp mắt khỏe mạnh, về chế độ học tập, phụ huynh cần đảm bảo nơi ngồi học hay đọc sách đủ ánh sáng, nhắc con ngồi học đúng tư thế, không ngồi học quá lâu. Tốt nhất nên cho mắt nghỉ ngơi khoảng 10 - 15 phút sau một giờ học liên tục. Không nằm đọc sách. Nếu trẻ có thói quen đọc sách trước khi ngủ, bố mẹ cần trang bị đèn đọc sách đầu giường để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc.
Về ăn uống, cần nhắc con uống đủ nước, ăn nhiều trái cây có màu sắc cam như cà rốt, cam tươi. Trẻ có thể bổ sung các loại multivitamin trong những đợt học nhiều như sắp thi.
Tư thế và ánh sáng khi học và đọc rất quan trọng. Ngồi học đúng tư thế, đủ ánh sáng cộng thêm dinh dưỡng đầy đủ sẽ hạn chế được cận thị.
Phụ huynh nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi có biểu hiện bất thường ở mắt để xác định sớm nguyên nhân. Cuối cùng, sau khi khám bác sĩ chuyên khoa mắt mà kết quả bình thường thì hãy khám thêm các bác sĩ chuyên khoa khác như nội khoa, nội thần kinh... để tìm nguyên nhân. Chúc cháu khỏe, học tốt và không bị cận thị.
Thấy 5 dấu hiệu này, bạn cần phải thay kính mới Kính thuốc là vật dụng quen thuộc với nhiều người, thậm chí là vật bất ly thân. Sau thời gian sử dụng, kính sẽ không còn phù hợp nữa và có thể gây một số vấn đề khó chịu với mắt. Kính sử dụng lâu ngày có thể gây mỏi mắt khi đeo, mỏi mắt có thể dẫn đến nhức đầu - ẢNH...