Ngủ nhiều giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn
Nếu thời gian học bắt đầu muộn hơn, học sinh sẽ được ngủ nhiều hơn và kết quả học tập của các em cũng tăng theo.
Theo một nghiên cứu vừa được công bố, việc bắt đầu học trễ có thể giúp một số học sinh hoàn cảnh khó khăn đạt điểm cao hơn. Kết quả này củng cố thêm nhận định rằng người lớn đang bắt trẻ em thức dậy quá sớm.
Các chuyên gia về giấc ngủ từ lâu đã cho biết thanh thiếu niên có xu hướng dậy muộn và cần ngủ khoảng 10 giờ mỗi đêm, so với khoảng 8 giờ ở người lớn. Vì vậy, Học viện Nhi khoa Mỹ nói thời gian học sớm là một vấn đề đối với sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến thành công trong học tập.
Ngủ nhiều sẽ giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn. Ảnh: Florida Prepaid College.
Video đang HOT
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học tại trường Đại học Washington đã theo dõi thời gian ngủ của học sinh tại các trường trung học ở Seattle trước và sau khi thời gian bắt đầu buổi học thay đổi từ 7h50 sáng thành 8h45 sáng.
Sử dụng vòng đeo cổ tay để giám sát hoạt động, họ nhận thấy thời gian học muộn hơn giúp cho các em được ngủ nhiều hơn, không như nhiều người vẫn nghỉ là trẻ sẽ thức khuya nhiều hơn khi có thời gian. Không chỉ vậy, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế cũng đạt được điểm số cao hơn và ít vắng học hơn.
Thời gian bắt đầu học đang trở thành một câu hỏi đối với chính sách công tại Mỹ. Các nhà lập pháp tại bang California đã đưa ra dự luật yêu cầu các trường không bắt đầu học trước 8h30 sáng. Tuy nhiên, cuối cùng chính quyền đã phủ quyết dự luật này và cho rằng nên để cho các trường tự quyết định.
Đối với bất kỳ trường học nào, thay đổi giờ học sẽ gây ra những xáo trộn lớn. Khi thời gian bắt đầu học muộn hơn, lịch làm việc của giáo viên, phụ huynh, dịch vụ đưa rước cũng phải thay đổi theo. Do đó cần phải biết được thay đổi có tác dụng quan trọng như thế nào.
Các nhà khoa học đã vào cuộc. Họ làm việc với giáo viên và học sinh tại hai trường trung học khác nhau tại Seattle. Có 92 học sinh của 2 lớp tham gia vào thử nghiệm, các em được đeo một vòng theo dõi ở cổ tay trong suốt 2 tuần. Một năm sau, khi thời gian học bắt đầu thay đổi, thử nghiệm được lặp lại với 88 em học sinh ở 2 lớp có cùng độ tuổi với nhóm trước.
Kết quả cho thấy, trung bình các học sinh đã ngủ nhiều hơn 34 phút mỗi đêm kể từ khi thời gian bắt đầu học muộn hơn. Các em cũng cho biết ít cảm thấy buồn ngủ và tỉnh táo hơn. Quan trọng nhất, kết quả học tập của các học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã tăng lên 4,5% so với trước đây. Đồng thời nhóm trẻ này cũng không còn tình trạng đi trễ và vắng nhiều hơn so với nhóm trẻ có điều kiện kinh tế tốt như trước khi đổi giờ.
Theo các nhà khoa học, có thể lí giải dễ dàng việc học sinh được ngủ nhiều hơn thì ít gặp cảm giác buồn ngủ nhưng với kết quả học tập tăng lên thì khó làm rõ được. Tuy nhiên, chắc chắn là những học sinh được nghỉ ngơi tốt hơn, tỉnh táo hơn sẽ có khả năng đạt được kết quả học tập tốt hơn.
Nguyễn Mai
Theo Zing
Em làm gì khi biết ba mẹ 'mua điểm' cho mình?
Tình huống được đặt ra trong đề kiểm tra cuối học kỳ 1 môn giáo dục công dân dành cho học sinh khối 9 ở quận 3, TP.HCM sáng 14-12.
Một tiết học giáo dục công dân của học sinh quận 3, TP.HCM - Ảnh: H.HG.
Theo đó, câu 2c của đề như sau: "Là người con hiếu thảo, bên cạnh việc chăm lo, phụng dưỡng...cha mẹ thì chúng ta còn phải biết khuyên can khi cha mẹ làm những việc chưa đúng. Em sẽ khuyên can cha mẹ mình như thế nào trong những trường hợp sau:
- Em biết ba mẹ mình đang kinh doanh mặt hàng không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khách hàng.
- Em biết ba mẹ mình đang tìm cách "mua điểm" để bài kiểm tra, bài thi của em được điểm cao".
Tương tự, trong đề kiểm tra cuối học kỳ 1 năm học 2018-2019 môn giáo dục công dân dành cho học sinh khối 8 ở quận 3 cũng có câu hỏi liên quan đến vụ gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
"Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 vừa qua đã xảy ra hiện tượng tiêu cực vô cùng nghiêm trọng. Đó là việc sửa điểm thi ở một số nơi, hàng trăm bài thi đã được sửa từ 1 điểm lên 9 điểm...
a/ Những người liên quan đến việc tiêu cực trên có tôn trọng lẽ phải hay không? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
b/ Những người liên quan đến việc tiêu cực trên có tôn trọng người khác hay không? Thế nào là tôn trọng người khác?
c/ Em hãy cho biết tác hại của việc làm trên?
d/ Bản thân em sẽ làm gì để góp phần làm cho các kỳ kiểm tra của nhà trường tốt đẹp hơn?", đề hỏi.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngay sau khi bước ra khỏi phòng thi, đa số học sinh lớp 9 ở Trường THCS Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, quận 3 đều cho biết đề thi khiến các em phải suy ngẫm khá lâu.
"Chuyện về gian lận thi cử em đã đọc trên báo khá nhiều nhưng tình huống mà đề thi đặt ra khiến em rất bất ngờ. Tuy nhiên, nghĩ kỹ lại em thấy tình huống này cũng rất thú vị: nếu là em, em sẽ phản ứng ngay nếu biết ba mẹ đi mua điểm cho mình.
Bài thi đạt điểm cao thì ai cũng thích - em cũng thích bài của mình được điểm cao. Nhưng điểm đó phải do năng lực của mình tạo nên thì mới thích, chứ đi mua điểm thì...em thấy nhục lắm. Lỡ bạn bè mà biết được thì còn nhục hơn nữa", em N.T.T.X bày tỏ.
Theo bà Dương Hữu Nghĩa - phó trưởng Phòng GD-ĐT quận 3 cho biết: "Mục tiêu của ban ra đề khi đưa nội dung gian lận thi cử vào đề kiểm tra là nhằm lưu ý và giáo dục học sinh biết thể hiện chính kiến của mình khi phát hiện người lớn làm sai. Nó như một 'liều thuốc' phòng ngừa điều xấu cho học sinh lứa tuổi THCS".
Theo infonet
Đề thi có thể dễ hơn nhưng không chủ quan Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo các môn kỳ thi THPT quốc gia 2019. Nhận định chung là đề thi tham khảo "nhẹ" hơn so với năm 2018. Tuy nhiên, để đạt điểm cao, thí sinh vẫn cần những kiến thức vận dụng linh hoạt. Các thầy cô giáo đến từ Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã phân tích "ma...