Ngủ ngáy khiến người nằm cạnh bên có nguy cơ mắc bệnh về tim, thận
Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ người mắc bệnh mà còn khiến người nằm cạnh bên mắc các bệnh về tim mạch, thận.
Tiếng ngáy làm tăng nguy cơ trầm cảm
Tiếng ngáy làm ảnh hưởng người kế bên khiến họ không chỉ mất ngủ mà còn làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng và tạo cơ hội cho các bệnh như béo phì, đột quỵ,…
Ảnh minh hoạ.
Không dừng lại đó, việc ngủ không đủ giấc còn khiến khả năng phục hồi và thực hiện các chức năng sinh học của cơ thể bị gián đoạn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như rối loạn quá trình trong đổi chất, làm mất trí nhớ,…
Bên cạnh đó, những người thiếu ngủ thường có năng suất thấp trong công việc do mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp và thường uể oải, chán chường.
Ảnh hưởng đến trí nhớ, tim mạch và thận
Một nghiên cứu của Đại học Queen, Canada cho rằng một trong 2 người mắc hội chứng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ để kiểm tra. Họ cho biết không riêng người kế bên, những người ngủ ngáy cần chú ý đến sức khoẻ của mình.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ.
Nếu tình trạng này xảy ra kéo dài sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu, mối quan hệ vợ chồng trong phòng ngủ luôn căng thẳng mệt mỏi. Điều này dẫn đến việc nhiều cặp đôi ở chung nhà nhưng không muốn ngủ chung từ đó dẫn đến hôn nhân lạnh nhạt.
Các chuyên gia Đại học Khoa học Hoàng gia London cho biết ngáy có thể làm tăng huyết áp và mức độ tiếng ồn càng lớn, nguy cơ tăng huyết áp càng cao. Bên cạnh đó, chúng có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ, bệnh tim và các vấn đề về thận.
Tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ khi ngủ
Không riêng gì người kế bên, người ngáy cũng nhận những hậu quả khôn lường do bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn khi ngủ khiến người bệnh trở nên bần thần, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn là sóng điện não bị xáo trộn, khiến giảm trí nhớ, năng suất làm việc giảm, mệt mỏi, không tập trung,…
Ảnh minh hoạ.
Bệnh ngáy ngủ còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh như: tăng huyết áp, giảm khả năng tình dục, nhồi máu cơ tim, tim loạn nhịp, đột tử trong khi ngủ… Vì thế, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời để tránh nguy cơ tử vong cao trong khi ngủ.
Những người chưa mắc bệnh ngáy ngủ cũng cần phòng ngừa bằng cách khám và điều trị các bệnh như: viêm mũi dị ứng, viêm amiđan mạn tính, viêm xoang. Ngoài ra, bạn cần hạn chế uống rượu say trước khi ngủ và từ bỏ hút thuốc.
Theo Thể Thao & Văn Hóa
Tiểu đêm 3- 4 lần, tưởng thận yếu, ai dè mắc chứng ngừng thở có thể đột tử
Hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm: tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, giảm trí nhớ, mất tập trung.
Người ngủ ngáy tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng này là những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu, sau đó động tác hô hấp hoạt động trở lại thường phối hợp với sự thức dậy ngắn.
Theo PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai, triệu chứng đáng chú ý là ngủ ngáy, ngáy rất to và người bệnh có cơn ngừng thở được người thân chứng kiến.
Theo đó, bệnh nhân đang ngáy rất đều, tự nhiên không thấy có tiếng động phát ra, trên 10 giây bắt đầu thấy bệnh nhân cựa mình, sặc lên rồi ngáy tiếp, đó là dấu hiệu biểu hiện cơn ngừng thở; bệnh nhân cảm thấy ngộp thở, ngột ngạt khó thở khi ngủ. Biểu hiện đáng chú ý nữa là bệnh nhân thường thức giấc vào ban đêm, có thể đi tiểu 3 - 4 lần, ngủ không ngon giấc; ngủ dậy mệt mỏi, đau đầu buổi sáng, không sảng khoái, rất buồn ngủ, rất khó tập trung...
Trường hợp bệnh nhân Đỗ T.K.T (50 tuổi, ở Hà Nội) là ví dụ điển hình. Anh T., không bị ngáy to, nhưng cũng ngủ không ngon giấc, đêm nào anh cũng phải đi tiểu 3- 4 lần. Nghi ngờ thận anh có vấn đề, đi khám không ra bệnh... Tình trạng tiểu đêm vẫn tái diễn, anh quyết định đi khám tổng thể. Tại chuyên khoa hô hấp, anh được các bác sĩ đo đa ký giấc ngủ 1 đêm, bác sỹ đọc kết quả điện não, điện tim, điện cơ cho thấy bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ do hội chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nặng, những lần ngưng thở gây thiếu oxy trong máu làm bệnh nhân ngủ không ngon giấc dẫn đến đi tiểu nhiều lần.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đối tượng nào cũng có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ từ thanh niên, người trung tuổi và lớn tuổi, thậm chí có thể gặp ở cả cháu bé còn rất ít tuổi.
"Trong đó, trẻ em hay gặp ở nhóm có liên quan bất thường đến căn nguyên tai - mũi - họng. Đặc biệt, đối tượng trẻ em thừa cân béo phì cũng rất lớn do tình trạng lười vận động, sử dụng thức ăn nhanh khá phổ biến. Đối tượng thanh niên béo phì, thừa cân, người lớn tuổi tăng huyết áp... cũng là đối tượng dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ", PGS.TS Vũ Văn Giáp nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo PGS Giáp, nam giới thường xuyên hút thuốc lá; dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc an thần; phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng là nhóm đối tượng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Đáng lo ngại, dù là tình trạng rất nhiều người mắc phải, nhưng không phải ai cũng ý thức được mức độ nghiêm trọng để đi khám.
"Khi ngưng thở lúc ngủ, không khí không vào đến phổi để trao đổi oxy, gây ra thiếu oxy toàn thân ảnh hưởng đến mạch máu ở tim, phổi, thận, tuyến tụy, não... Từ đó gây nên một loạt các rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến các mạch máu não, mạch máu ở tim và khắp cơ thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp, nguy cơ mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ do tắc mạch não, xuất huyết não. Chính vì vậy, ngưng thở khi ngủ về lâu dài có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ gây đột tử", bác sỹ Giáp cảnh báo.
Vì thế, theo các chuyên gia, nếu trong gia đình có người thường xuyên ngáy, ngáy to; hay buồn ngủ vào ban ngày; thức giấc nhiều lần trong đêm; đi tiểu đêm nhiều; đau đầu buổi sáng; không biết mình có ngủ được hay không; giảm trí nhớ, kém tập trung khi làm việc... thì nên đi khám chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán tình trạng bệnh.
Huyền Anh
Theo infonet
10 thói quen tưởng vô hại nhưng âm thầm khiến vòng 2 của bạn ngày càng "phát tướng" Mỡ bụng không chỉ gây mất thẩm mỹ và còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn. Dưới đây là những thủ phạm khiến vòng 2 của bạn ngày càng to. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mỡ bụng - Ảnh: Minh họa - Lối sống ít vận động Những người ít vận động thường có nguy cơ béo...