Ngư dân bắt được cá trê quý nặng hơn 130kg trên sông Mekong
Những con cá trê khổng lồ được những người ngư dân ở phía bắc dọc theo sông Mekong thuộc địa phận của Campuchia bắt được.
Sau khi các chuyên gia đo các chỉ số, chúng được thả trở lại môi trường sống.
6 con cá trê khổng lồ trên sông Mekong vừa bị bắt và được thả trở lại môi trường sống ở Campuchia làm dấy lên hy vọng về sự sống của loài này. Trước đó theo các chuyên gia, cá trê khổng lồ sông Mekong là một trong những loài cá nước ngọt lớn và hiếm nhất trên thế giới. Sự sống của chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng.
2 con cá trê khổng lồ trưởng thành cùng bị bắt hôm 10/12 với trọng lượng khoảng 130kg và chiều dài hơn 2m. Chúng được bắt tại hồ Tonle Sap, một nhánh của sông Mekong, cách thủ đô Phnom Penh không xa.
Sau khi được đo đạc và gắn thẻ, nó được thả trở về môi trường sống (Ảnh: Reuters).
Các chuyên gia đến từ dự án Wonders of the Mekong (tạm dịch: Kỳ quan sông Mekong) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tài trợ, đã gắn thẻ và tiến hành đo đạc đồng thời thu thập mẫu DNA của chúng trước khi thả về môi trường sống tự nhiên.
Nhóm chuyên gia nhận định, dường như những con cá này đang di cư từ môi trường sống ở vùng đồng bằng ngập lụt gần hồ Tonle Sap về phía bắc dọc theo sông Mekong. Có khả năng chúng sẽ bơi tới miền bắc Campuchia, Lào hoặc Thái Lan để sinh sản.
Sau đó, các ngư dân lại tiếp tục bắt thêm 4 con khác. Chúng cũng được gắn thẻ và thả xuống sông ngay sau đó.
“Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy loài này không có nguy cơ bị tuyệt chủng trong vài năm tới. Điều này giúp các hoạt động bảo tồn có thời gian được triển khai”, Tiến sĩ Zeb Hogan, nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học Nevada Reno, người đứng đầu dự án Wonders of the Mekong, cho biết.
Hiện vẫn còn nhiều điều về loài cá khổng lồ này chưa được biết tới. Nhưng 2 thập kỷ qua, chương trình bảo tồn chung của Wonders of the Mekong và Cục Thủy sản Campuchia phối hợp, đã gắn thẻ và thả khoảng 100 con cá để thu thập thông tin chi tiết về loài này.
Cá trê khổng lồ sông Mekong là một trong những loài cá nước ngọt lớn và hiếm nhất trên thế giới (Ảnh: CBS News).
“Những thông tin được các chuyên gia phân tích nhằm thiết lập các hành lang di cư, bảo vệ môi trường sống giúp chúng tiếp tục tồn tại và phát triển trong tương lai”, Tiến sĩ Hogan nói.
Các chuyên gia cho rằng, cá trê khổng lồ có thể nặng tới 300kg và dài 3m.
Loài vật này gắn liền với nền văn hóa của khu vực. Chúng được miêu tả trong các bức tranh trong hang động 3.000 năm tuổi và được coi là biểu tượng của dòng sông.
Một thành viên trong dự án nhận định, các mối đe dọa với loài này bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng như đập chặn các tuyến đường di cư của chúng.
“Nếu không thể bơi lội di chuyển lên xuống các con sông, loài cá sẽ có ít cơ hội sinh sản hơn”, chuyên gia phân tích.
Video đang HOT
Nhóm chuyên gia quốc tế đã tới giải cứu cá đuối nước ngọt khổng lồ và thả nó về môi trường tự nhiên (Ảnh: SCMP).
Trước đó vào tháng 5/2022, các chuyên gia thuộc dự án này đã tiến hành giải cứu một con cá đuối nước ngọt khổng lồ bị sa lưới nhóm ngư dân ở tỉnh Stung Treng của Campuchia.
Đây là một con cá đuối cái, thuộc một trong những loài cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Con vật nuốt chửng những con cá nhỏ bị móc làm mồi ở lưỡi câu và bị nhóm ngư dân bắt được.
Nhóm chuyên gia quốc tế tới hiện trường làm việc với các ngư dân để tháo lưỡi câu khỏi con cá. Sau khi được kiểm tra tình trạng sức khỏe và cân đo, con vật được thả trở về môi trường sống tự nhiên. Được biết, con vật có kích thước khổng lồ, dài 4m, nặng tới 180kg.
Sông Mekong vốn là môi trường sống của nhiều sinh vật lớn nhỏ. Theo Tiến sĩ Hogan, hệ sinh thái dưới nước của sông Mekong vẫn chưa được giới chuyên gia trên thế giới tìm hiểu hết.
Hiện dòng sông này là nơi sinh sống của hơn 1.000 loài cá. Nhóm nghiên cứu cho rằng, ở vùng nước sâu trên sông nhiều khả năng còn có những sinh vật khổng lồ hơn.
Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua phía nam Thái Lan, tới địa phận Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Dòng sông này đã nuôi dưỡng hơn 60 triệu người qua lưu vực và các nhánh của nó.
Điểm mặt 6 'thủy quái' đáng sợ nhất sông Mê Kông và thế giới
Họ hàng của cá đuối nước ngọt Boramy - vừa được Tổ chức Guinness Thế giới công nhận là cá nước ngọt lớn nhất thế giới - không phải là những thủy quái khổng lồ duy nhất gây ám ảnh trên dòng Mê Kông.
1. Cá hô (Catlocarpio siamensis)
Người Thái Lan còn gọi cá hô là cá chép Xiêm khổng lồ, trong khi một số ngư dân Việt Nam gọi nó là "vua của các loài cá".
Cá hô là loài lớn nhất trong bộ Cá chép trên thế giới, với con lớn nhất từng được ghi nhận ở Thái Lan, nặng 300 kg.
Cá hô sinh sống ở lưu vực sông Mê Kông thuộc địa phận Thái Lan, Campuchia và cả Việt Nam.
Một con cá hô khổng lồ trong tay nhà sinh vật học người Anh Jeremy Wade, người nổi tiếng với chương trình truyền hình "River Monsters" - Ảnh: RIVER MONSTERS
Một con cá hô nhỏ mắc vào lưới các ngư dân Campuchia - Ảnh: ĐẠI HỌC NEVADA
Đây là loài cá đang trên bờ vực tuyệt chủng và nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam. Còn Campuchia đang cố bảo tồn giống loài này tại hồ Tonle Sap bằng các nỗ lực đa ngành.
Tuy to lớn và đáng sợ nhưng cá hô chỉ ăn các động thực vật thủy sinh cỡ nhỏ.
2. Cá tra dầu (Pangasianodon gigas)
Đây là sinh vật nằm trong Sách Đỏ của cả Việt Nam lẫn thế giới, trọng lượng cũng có thể lên đến 300 kg.
Một con cá tra dầu nặng 295 kg được bắt lên từ dòng Mê Kông - Ảnh: ĐẠI HỌC NEVADA
Loài cá khổng lồ này từng đứng sau một số đồn đoán về các vụ mất tích bí ẩn của con người ở vùng sông nước. Vì với kích cỡ khổng lồ, chúng thừa sức kéo một người trưởng thành xuống nước.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng cá tra dầu và các loài cá da trơn (catfish) khổng lồ khác không có mục tiêu tấn công là con người. Nếu có, đó chỉ là hành động tự vệ.
Theo NBC News, cá tra dầu di chuyển giữa các môi trường sống ở hạ lưu ở Campuchia, ngược dòng tới miền Bắc Thái Lan và Lào mỗi năm để sinh sản.
3. Cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei)
Cá vồ cờ là một loài thuộc họ Cá tra, bộ Cá da trơn, cũng thường bị coi là "đối tượng tình nghi" trong một số vụ mất tích của con người. Chúng có hành vi rất hung hãn cùng một chiếc vây tia vươn cao như lá cờ, tạo kiểu rẽ sóng giống cá mập.
Một con cá vồ cờ ở Thái Lan - Ảnh: GUIDED FISHING IN THAILAN
Theo Fish Base, cá vồ cờ có thể có chiều dài cơ thể tối đa lên tới 3 m, con lớn nhất từng được ghi nhận cũng khoảng 300 kg.
"Thủy quái" này nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam và cũng xuất hiện ở nhiều khu vực khác dọc theo dòng Mê Kông.
Hình ảnh so sánh một số thủy quái trên dòng Mê K ông, trong đó cá tra dầu và cá vồ cờ có kích thước ấn tượng - Ảnh: AMERICAN SCIENTIFIC
4. Cá Pirarucu (Arapaima)
Thuộc họ họ Arapaimidae, bộ Cá rồng, đây là một trong các thủy quái nổi tiếng nhất trên dòng Amazon ở châu Mỹ, nặng tới 200 kg và cũng trên bờ vực tuyệt chủng.
"Thủy quái" Arapaima của Amazon - Ảnh: AZ ANIMALS
5. Cá Piráiba (Brachyplatystoma filamentosum)
Piráiba là một trong những loài cá da trơn lớn nhất thế giới, chiều dài lên đến 3 m, nặng tới 150 kg. Piráiba cũng đáng sợ khi lướt trên mặt nước với kiểu vây cá mập.
Trong nhiều lần bắt piráiba, ngư dân vùng Amazon từng phát hiện xác chó, mèo và các động vật nhỏ khác trong bụng của nó.
Đây cũng là một trong những loài bị tình nghi liên quan đến các vụ người mất tích trên sông.
Một con cá Piráiba khổng lồ - Ảnh: AZ ANIMAL
6. Cá Hổ Goliath (Hydrocynus goliath)
Đây là một loài cá nước ngọt châu Phi rất lớn trong họ cá Alestidae. So với 5 thủy quái nêu trên, nó có kích thước "khiêm tốn" hơn - dài khoảng 1,5 m, nặng 50 kg.
Cá Hổ Goliath trong tay nhà sinh vật học Jeremy Wade - Ảnh: RIVER MONSTER
Tuy vậy, cá Hổ Goliath lại đáng sợ hơn các loài kia. Không còn là lời đồn đoán, nó nhiều lần tấn công con người và cả cá sấu. Cá Hổ Goliath còn được người dân địa phương gọi là "cá quỷ".
Cá trê quý hiếm nặng hơn 130 kg tái xuất trên sông Mekong Hôm 11/12, ba con cá trê khổng lồ trưởng thành đã được phát hiện trên sông Mekong, nặng từ 95 kg đến 131 kg, trong đó có hai con dài hơn 2 m. Người dân bắt được cá trê khổng lồ trên sông Mekong. Cả ba con cá đều được đo, gắn thẻ theo dõi, đồng thời thu thập mẫu DNA trước khi...