Ngủ bù sau mất ngủ không có tác dụng
Một nghiên cứu của Mỹ kết luận bạn không thể bù lại thời gian mất ngủ bằng việc ngủ thêm.
Nhiều người coi thời gian ngủ như tài khoản ngân hàng: rút được một giờ vào đầu tuần rồi thêm một giờ vào cuối tuần để cân bằng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Cathy Goldstein, Phó giáo sư Thần kinh học tại Trung tâm Rối loạn giấc ngủ Đại học Michigan (Mỹ), con người cần bốn ngày liên tiếp ngủ đủ để bù cho một giờ thiếu ngủ. Nếu không, món nợ giấc ngủ sẽ tiếp tục tích lũy theo thời gian.
Thỉnh thoảng thức đêm hoặc dậy sớm không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng bà Goldstein khẳng định thiếu ngủ liên tục không chỉ dẫn đến mệt mỏi, giảm năng suất lao động, học tập, hoạt động thể chất, mà còn phá vỡ đồng hồ sinh học.
Ảnh: ThoughtCo.
Video đang HOT
Thông thường, cơ thể sản sinh hormone melatonin khoảng 9h tối và duy trì ở mức cao trước khi giảm dần vào buổi sáng. Đồng hồ sinh học sẽ hoạt động ổn định nếu bạn có thể ngủ và thức dậy đúng giờ.
Thay đổi nhỏ trong đồng hồ sinh học cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo Time, hiện tượng này được ghi nhận ở người làm ca đêm với nguy cơ mắc ung thư, giảm nhận thức, thậm chí chết trẻ. Hơn nữa, một nghiên cứu khác ước tính tác động của một giờ thiếu ngủ tương đương ăn thêm 200 calo vào ngày hôm sau.
Nếu cảm thấy mệt mỏi do ngủ không đủ, bà Goldsetin khuyến cáo nên ngủ ngắn vào ban ngày do vào lúc này, ánh sáng đóng vai trò quan trọng để giữ cho đồng hồ sinh học hoạt động ổn định. Các nghiên cứu trước kết luận ngủ trưa tăng khả năng tập trung cũng như thúc đẩy sự sáng tạo ở não. Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Mỹ đưa ra khoảng thời gian lý tưởng để ngủ trưa là 20 phút.
Phúc Lương
Theo VNE
Áp lực công việc làm rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bị thiếu ngủ thường xuyên, giấc ngủ bị giảm về thời lượng dưới 5 giờ/ngày, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thường xuyên bị tỉnh giấc.
Ảnh: Shutterstock
Theo Trần Quốc Tuấn (Bệnh viện Gia An 115, TP.HCM), mất ngủ xảy ra là do một trong số các nguyên nhân như: cuộc sống công nghiệp hiện đại, công việc áp lực, nhất là vào thời điểm cuối năm với quá nhiều việc gây căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng; sử dụng thuốc, chất kích thích; mắc các bệnh lý nội khoa, chức năng cơ thể suy giảm; chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý; ảnh hưởng của môi trường sống, không gian ngủ; sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ (việc này ngày càng nhiều với thời buổi công nghệ)...
Rối loạn giấc ngủ thường dẫn đến nhiều hậu quả, trong đó có nguy cơ đột quỵ; suy giảm hệ thống miễn dịch, suy nhược cơ thể, thần kinh, suy giảm trí nhớ; nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch...
Bác sĩ lưu ý, không được tự ý dùng thuốc chữa mất ngủ vì có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc và các biến chứng rất nguy hiểm. Cần đến bác sĩ thăm khám, tư vấn, điều trị.
Hiện nay, việc điều trị rối loạn giấc ngủ còn có phương pháp không dùng thuốc. Bác sĩ có thể dùng máy móc, dụng cụ để điều chỉnh làm dịu các xung kích thích thần kinh giúp an thần cho người bị rối loạn giấc ngủ, tạo thuận vào giấc ngủ sinh lý để người bệnh ngủ nhanh hơn, chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Bác sĩ cũng khuyên, ngoài thuốc men, máy móc y cụ, thì nên điều chỉnh về sinh hoạt để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, tạo thói quen tốt cho giấc ngủ ngon như: Sắp xếp thời gian cho công việc và nghỉ ngơi hợp lý; tập thể dục thường xuyên; không ăn quá no, không dùng đồ uống có cồn, chất kích thích trước khi ngủ; ngưng sử dụng các thiết bị điện tử từ 1 - 2 giờ trước khi ngủ; bố trí phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ; trong ngày dành chút thời gian để thư giãn, tắm nước ấm, xoa bóp tay chân, nghe nhạc nhẹ...
Theo thanhnien
Nhận diện những dấu hiệu khi sức khoẻ của bạn đang bị tàn phá bởi đồ công nghệ Đồ công nghệ đã trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Thế nhưng lạm dụng chúng thì sức khỏe sẽ đồng loạt "biểu tình" bằng các triệu chứng sau đấy nhé! Theo Helino