Ngôn ngữ, hành văn trong sách tiểu học: Trẻ con lúng túng, người lớn hoang mang
Cách hành văn, dùng từ trong các bộ sách giáo khoa (SGK) dành cho học sinh tiểu học hiện nay được phụ huynh phản ánh là “rối rắm”, “tối nghĩa” và mang nặng phương ngữ. Điều này gây khó khăn cho trẻ khi tiếp thu bài học, đồng thời khiến phụ huynh lúng túng khi hướng dẫn con.
Khi từ địa phương được đưa vào dạy đại trà
Chị Trần Nguyễn Khánh Hòa, ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM chia sẻ, khi con gái mới học lớp 2 đến hỏi bài tập đọc, chị rất ngạc nhiên khi sách giáo khoa cho học sinh lớp hai lại đưa ra một đoạn bài tập có cách hành văn khó hiểu như thế. Bài tập đọc mà chị nói đến là bài Mít làm thơ trang 36 SGK Tiếng Việt 2 tập 1.
Nội dung như sau: “Mít tặng Biết Tuốt, Nhanh Nhảu và Ngộ Nhỡ những câu thơ như sau: Tặng Biết Tuốt: Một hôm đi dạo qua dòng suối/ Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối; Tặng Nhanh Nhảu: Nhanh Nhảu đói, thật tội/ Nuốt chửng bàn là nguội; Tặng Ngộ Nhỡ: Có cái bánh nhân mỡ/ Dưới gối cậu Ngộ Nhỡ…”. Đề bài sau đó yêu cầu các em trả lời lý do vì sao các bạn giận Mít và hãy nói vài câu bênh vực Mít.
Chị Khánh Hòa cho biết, rất nhiều từ nhắc đến trong bài viết khiến con gái của chị không hiểu được và thắc mắc của cháu khiến anh chị phải tranh cãi trước khi dạy cháu. Những từ như “cá chuối”, “bàn là” đều là từ địa phương đặc trưng phía Bắc, trong khi theo chị thấy, tại các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ, hoặc sử dụng phổ biến phần đông người dân vẫn dùng là “cá lóc”, “bàn ủi”…
Cạnh đó, các tên của nhân vật trong bài tập đọc cũng là ngôn ngữ đặc trưng phía Bắc như “nhanh nhảu”, “ngộ nhỡ”… Khá gây khó cho trẻ con khi tìm hiểu ý nghĩa.
Còn chị Phùng Thị Như Huyên, công tác tại Sở Văn hóa & Thể thao Gia Lai, có con đang học lớp 1 chia sẻ, trong bộ sách Cánh diều chương trình đổi mới có rất nhiều từ dùng “đậm đặc” tính phương ngữ khiến trẻ con phải liên tục hỏi ý nghĩa. Như Bài “Bé kể” (trang 35) có đoạn: “Bé kế: Dì Kế giã giò. Cỗ có giò, có gà, có cả giá đỗ”.
Chỉ trong một đoạn ngắn, những từ “cỗ”, “giò” (chả giò), “giá đỗ” đều là từ dùng quen thuộc phía Bắc. Cạnh đó, còn hàng loạt từ khác chỉ trạng thái, sự vật… mà trẻ rất khó nhận biết như “chả sợ”, “sâm cầm”, “lồ ô”, “le le”…
Ngôn ngữ rối rắm?
Mới đây, một phụ huynh đã chụp ảnh hàng loạt trang sách giáo khoa tiếng Việt 1, tập 1 đăng lên mạng và viết bài phản ánh “Có bao nhiêu từ “chả” trong SGK tiếng Việt 1 tập 1″. Theo hình ảnh và bài viết của phụ huynh này, thì thống kê sơ bộ cho thấy có hơn 16 từ “chả” được dùng trong các bài tập đọc. Như bài “Bé Lê” (trang 73): “Bé Lê mê ti vi. Ti vi có sâm cầm.
Các đoạn văn rối rắm, dùng nhiều từ địa phương khiến học sinh gặp khó trong việc tiếp thu.
Bé chỉ: “Cò… cò…”. Ti vi có cá mập. Bé la: “Sợ!”. Má bế bé, vỗ về: “Cá mập ở ti vi mà”. Má ấm quá, bé chả sợ nữa”; bài Sẻ và cò: “Sẻ gặp cò. Sẻ chê mỏ cò thô. Cò chả đáp gì… Từ đó, sẻ chả dám chê cò”.
Phụ huynh nói trên chia sẻ: “Đọc các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Cánh diều tập 1 có cảm giác như người viết các đoạn đó là một… ông Tây vì câu văn không mượt mà, thiếu các thành phần phụ, từ đệm làm cho cho câu văn trở thành ngô nghê, cộc lốc, nhiều từ dùng không chính xác về trường nghĩa.
Video đang HOT
Đặc biệt, có lẽ vì cố đóng giả như trẻ con để diễn tả nên ngôn ngữ tuy cố gắng ngây thơ nhưng vì thiếu chân thật và tinh tế nên nó thành sống sượng. Ví dụ tiêu biểu là tác giả rất thích dùng từ “chả” thay vì “chẳng” hay “không” khi diễn tả ý phủ định. Tuy nhiên, việc dùng từ này không giúp cho lời nói giống như lời nói trẻ con mà còn gây khó hiểu và câu văn mất đi sự duyên dáng, tinh tế”. Ý kiến của phụ huynh này được đông đảo các bậc cha mẹ ủng hộ.
Ngoài ngôn ngữ mang nặng tính địa phương, rối rắm, rất nhiều phụ huynh có ý kiến rằng cách biên doạn bài để dạy các bé đọc “có vấn đề”, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Đọc từ sách Tiếng Việt lớp 1 cho đến lớp 2, cảm giác lớn nhất của người đọc là… mệt mỏi.
Các bài học được soạn, trích dẫn không đặc sắc, lại diễn đạt khá rối rắm, trong khi đó có những trích đoạn văn học thiếu nhi với ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, khiến cảm em dễ cảm dễ hiểu hơn thì không dùng đến.
Những bài tập đọc dành cho các em nhỏ mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Việt lại như thế này: “Nhà dì Nga có pi a nô. Cả nhà Bi đi phố, ghé nhà dì, nghe pi a nô. Dì Nga pha cà phê. Bố mẹ có cà phê. Bi có phở. Bé Li có na”; hay “Chị Trà cho bé Chi đi nhà trẻ. Qua chợ, chị chỉ cho bé cá trê, cá mè… Ở nhà trẻ, Chi nhớ mẹ.
Chị Trà dỗ: “Bé nhè thì cô chê đó”. Bé nghe chị”… Cách đặt câu quá nhiều thanh trắc, các đoạn văn lủng củng, rời rạc, lại không hấp dẫn, không có ý nghĩa khiến các em học không có hứng thú, nếu không nói là mỏi mệt.
Hiện, phụ huynh học sinh tỏ ra khá bức xúc, nhiều phụ huynh còn đề nghị, nên chăng cần có những buổi hội thảo, lấy ý kiến phụ huynh, học sinh một cách rộng rãi để hoàn thiện các bộ sách giáo khoa sao cho phù hợp. Chứ như hiện nay, vừa làm khổ các em, vừa làm khó phụ huynh và giáo viên.
TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT:
“Đến hiện tại, Bộ chưa nhận được bất kỳ phản ánh chính thức nào từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này. Hiện mới trải qua vài tuần trải nghiệm và vẫn đang triển khai chương trình chuẩn đầu ra.
Bộ sách giáo khoa đã được thẩm định bởi hội đồng quốc gia với những quy định chặt chẽ, nên những nhận định cho rằng chương trình, sách giáo khoa mới nặng là chưa đủ căn cứ. Nếu phụ huynh có con học lớp 1 năm ngoái rồi năm nay lại có con học lớp 1 sẽ dễ có tâm lý so sánh, từ đó đánh giá chương trình nặng, nhưng thực tế không phải vậy. Chúng ta đang cố gắng bố trí để các em đọc thông viết thạo sớm rồi học các môn khác ở giai đoạn sau.
Chẳng hạn Toán, chương trình mới chỉ xếp 70 tiết ở lớp 1 và sẽ được sắp xếp học nhiều ở giai đoạn sau hơn. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến phản biện, vấn đề phát sinh. Khi có đầy đủ căn cứ khoa học, qua các giai đoạn, đánh giá nhiều mặt, chương trình sẽ được điều chỉnh kịp thời”.
Phụ huynh phàn nàn về sách tiếng Việt lớp 1: Nhiều từ không phù hợp với trẻ, đọc trúc trắc, méo mồm nhưng vẫn không ra tiếng
Theo dõi chương trình sách tiếng Việt lớp 1 mới, nhiều phụ huynh cho rằng có nhiều từ là thanh trắc, âm vực cao khiến học sinh khó đọc ra tiếng.
Cha mẹ dạy con phải tra từ điển
Chị L, hiện có con đang học lớp 1 (TP.HCM) cho biết, khi kèm con học ở nhà, chị đã tham khảo bộ sách mới của con, trong đó bộ môn tiếng Việt có rất nhiều từ mới, lạ. Ngay sau đó, vợ chồng chị đã phải tra từ điển, hoặc lên mạng tìm kiếm mới hiểu được nghĩa. Tuy nhiên, nhiều từ vẫn làm khó anh chị, vì không hiểu chính xác nghĩa để giải thích cho con.
Trích dẫn cụ thể, chị L lấy ví dụ, trong bài số 31 (tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều) cho học sinh học đến vần "ua, ưa" thì sách có đưa vào dạy các chữ có chứa vần này, trong đó có chữ "dưa đỏ". Theo chị L, từ này không hoàn toàn chính xác. Chị lý giải, từ này dùng để chỉ loại quả, thông thường hay nói là "dưa hấu đỏ" hoặc chỉ gọi là "dưa hấu" chứ chưa thấy ai dùng từ "dưa đỏ".
Từ "dưa đỏ" khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.
Ngoài ra, ở bài 33 - "Thỏ thua rùa" của cuốn sách viết: "Thỏ nghĩ rùa sẽ thua. Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ" khiến chị L cũng vô cùng băn khoăn, từ "nhá" có ý nghĩa như thế nào. Với cách viết như vậy, chị đã phải tra từ điển tiếng Việt, đồng thời lên mạng tìm kiếm câu trả lời nhưng càng khiến chị thêm băn khoăn.
"Tôi tra từ điển, xem trên mạng thì từ "nhá" có nghĩa là nhai kỹ cho giập, cho nát (thường vật dai, cứng, khó ăn). Việc đưa từ này khiến tôi còn khó hiểu, huống hồ gì các con mới chỉ học lớp 1!", chị L cho biết thêm.
Hay như trong bài 17 sách tiếng Việt lớp 1 (bộ Kết nối tri thức) cũng khiến nhiều phụ huynh thắc mắc liên quan đến phần học âm "g". Theo đó, học sinh được giới thiệu nhiều chữ có âm này, đặc biệt có chữ "gụ" cũng khiến nhiều phụ huynh băn khoăn "gụ là gì". Khi tra từ điển phụ huynh mới biết đây là một loại cây gỗ.
"Thực ra đây là những từ rất khó, kể cả nhiều người lớn cũng không biết. Nếu đưa từ "gụ" này trong câu ghép như "gỗ gụ", "sập gụ"... thì may ra chúng tôi mới hiểu được nghĩa. Còn đưa một từ đứng riêng lẻ như vậy là làm khó học sinh. Với các em mới bắt đầu làm quen với tiếng Việt, theo tôi chỉ nên bắt đầu dạy những từ phổ thông, phổ biến và dễ hiểu nhất có thể", chị N chia sẻ.
Cùng cảnh ngộ, chị T cũng cho biết, chị đã dạy cho con bài số 21 có đoạn văn về bé Bi trong bài "Bé Li giúp mẹ". Trong bài có câu "Bé nhè" khiến chị và con gái 6 tuổi của mình không hiểu được từ "nhè" có nghĩa gì?
Học sinh khó đọc vì gặp phải loạt từ khó
Chị D. (Cao Bằng) cho rằng, mới vào đầu năm mà học sinh lớp 1 phải đọc những câu như "cá đẻ ở hồ, gà đẻ ở bờ đê" - líu cả lưỡi, rồi còn bắt trẻ nối chữ với hình ảnh. "Tôi thật sự khó hiểu. Sách dạy trẻ đọc cả "lồ ô" trong khi người lớn chắc gì biết loại cây này", chị D cho biết thêm.
Bên cạnh đó, phụ huynh này cũng chỉ ra hàng loạt những bài tập đọc được cho là khó đọc đối với học sinh lớp 1 (bộ sách Cánh diều) như:
- Bài "Bể cá" (trang 31): "Ba Hà để bể cá ở hè. Bể có cá, có cò, le le. Cò ở bể cá là cò đá. Le le là le le gỗ".
- Bài "Bé kể" (trang 35): "Bà bế bé Lê. Bé bi bô: "Dì... giò...". Đó là bé kể: Dì Kế giã giò. Cỗ có giò, có gà, có cả giá đỗ".
- Bài "Nhà cô Nhã" (trang 39): "Nhà cô Nhã ở bờ hồ. Hồ nhỏ, nhà nho nhỏ. Hồ có cá mè, ba ba. Nhà có na, nho, khế".
- Bài "Bi nghỉ hè" (trang 43): "Nghỉ hè, Bi ở nhà bà. Nhà bà có gà, có nghé. Ổ gà be bé. Gà có ngô. Nhà nghé nho nhỏ. Nghé có cỏ, có mía".
Bài "Nhà dì" (trang 45): "Nhà dì Nga có pi a nô. Cả nhà Bi đi phố, ghé nhà dì, nghe pi a nô. Dì Nga pha cà phê. Bố mẹ có cà phê. Bi có phở. Bé Li có na".
Bài "Đi nhà trẻ" (trang 55): "Chị Trà cho bé Chi đi nhà trẻ. Qua chợ, chị chỉ cho bé cá trê, cá mè... Ở nhà trẻ, Chi nhớ mẹ. Chị Trà dỗ: "Bé nhè thì cô chê đó". Bé nghe chị".
Bài "Bé Lê" (trang 73): "Bé Lê mê ti vi. Ti vi có sâm cầm. Bé chỉ: "Cò... cò...". Ti vi có cá mập. Bé la: "Sợ!". Má bế bé, vỗ về: "Cá mập ở ti vi mà". Má ấm quá, bé chả sợ nữa".
Một trong những bài học trong sách Tiếng Việt lớp 1 gây tranh cãi.
Nhiều bài học chưa phù hợp?
Nhiều phụ huynh cho rằng, nhiều bài tập đọc trong cách bộ sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 hiện nay không chỉ dài, yêu cầu học sinh đọc trơn mà nội dung bài đọc còn mang tính "phản giáo dục".
Cụ thể, một phụ huynh đưa ra dẫn chứng, trong phần tập đọc "Sơn và Hà" bài 71 môn tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh diều) viết: "Giờ kiểm tra, Sơn vừa chép đề vừa lẩm nhẩm: giỏ có 8 con cá thờn bơn. Cho bớt 5 con, còn 4. Hà thì thầm: "Còn 3 chứ".
Cô Yến đến bên Hà:
Hà để bạn tự làm đi
Hà lễ phép: Dạ!
Sơn ngẫm nghĩ, em chợt nghĩ ra và nắn nót viết: 8-5=3".
Nhiều người cho rằng, sách giáo khoa lớp 1 năm nay gây khó khăn cho học sinh và phụ huynh. (Ảnh minh họa)
Theo phụ huynh này, việc Sơn đã được Hà nhắc đáp án chứ không phải "chợt nghĩ ra" rồi viết đáp án trong bài làm của mình. Ngoài ra, trong bài Hai con ngựa cũng khiến nhiều phụ huynh phản ánh về việc nội dung không phù hợp khi cho rằng, chú ngựa ô "có lý lắm" để nói về việc chú ngựa tía trốn việc nhà bằng cách "chủ nhà mà giục em làm, em sẽ trốn".
Cùng quan điểm với bậc phụ huynh trên, chị N. hiện cũng có con đang học lớp 1 cho hay: "Việc để các con là học sinh lớp 1 đọc những bài như thế này, dường như đang làm mất đi vẻ đẹp của tiếng Việt. Thậm chí mang tính phản giáo dục vì khi còn nhỏ đã được học những bài học chưa đúng, có lẽ khi dạy phần này ở lớp cô giáo nên giải thích lại cho các con hiểu lẽ phải".
Đồng thời, chị N cũng cho rằng, đất nước chúng ta có cả một kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện dân gian (cổ tích, truyền thuyết, thần thoại...) đã ăn sâu vào cảm thức người Việt tự ngàn đời nay. Nếu các nhà biên soạn sách đưa vào sách giáo khoa lớp 1 thì học sinh sẽ tiếp thu bài dễ dàng hơn rất nhiều.
Giải pháp gỡ rối cho học sinh lớp 1 Chương trình môn Tiếng việt lớp 1 quá nặng, nhiều cha mẹ vẫn đang loay hoay tìm cho con một giải pháp học tập hiệu quả. Cuộc chiến tâm lý giữa cha mẹ, con cái, trường học "Đau đầu, lo lắng, stress, áp lực, thương con,..." là những từ khóa xuất hiện dày đặc trên các mặt báo, trên các trạng mạng xã...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân mang tiếng bị ghét nhất Hàn Quốc: Tỏa sáng khắp châu Á, tuổi 40 siêu trẻ đẹp, gu thời trang mê đắm
Hậu trường phim
23:23:49 16/04/2025
Hoa hậu H'Hen Niê trồng rừng, Hòa Minzy hạnh phúc vì được gặp Chủ tịch nước
Sao việt
23:03:56 16/04/2025
Ngôi sao Nick Carter nhóm Backstreet Boys bị cáo buộc tấn công tình dục lần thứ tư
Sao âu mỹ
22:47:14 16/04/2025
'Nữ hoàng Kpop' BoA công khai những góc khuất đằng sau ánh hào quang
Sao châu á
22:20:28 16/04/2025
Hồ Hoài Anh trở lại, góp mặt trong dự án đặc biệt của Đông Nhi
Nhạc việt
22:10:59 16/04/2025
Đường dây sản xuất thuốc tân dược giả thu lợi bất chính gần 200 tỷ đồng
Pháp luật
22:01:24 16/04/2025
NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình
Thế giới
22:01:05 16/04/2025
Câu trả lời cho 6 năm không 1 đồng lương của nhóm nữ nổi tiếng
Nhạc quốc tế
21:47:49 16/04/2025
Sốt dẻo Jurgen Klopp về dẫn dắt Real Madrid
Sao thể thao
21:15:57 16/04/2025
15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.1): Tam quan lệch lạc, khán giả bỏ chạy giữa chừng
Phim châu á
19:59:01 16/04/2025