Ngổn ngang dạy tiếng Anh ở tiểu học
Nhiều trường tiểu học ở TPHCM dạy tiếng Anh cho học sinh với những chương trình khác nhau, thiếu liên thông nên hiệu quả hạn chế
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng chương trình tiếng Anh dành cho học sinh (HS) tiểu học đang có bất cập khi không ít chương trình đang sử dụng hiện nay mang nặng tính dịch vụ, tạo nên sự phân biệt sâu sắc giữa các lớp học trong cùng một trường.
Thiếu liên thông
Một lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM lý giải: Về lâu dài, sẽ chỉ còn 2 chương trình tiếng Anh cho bậc tiểu học là tiếng Anh tăng cường (TATC) và tiếng Anh theo đề án của Bộ GD-ĐT nhưng trước mắt vẫn cần nhiều chương trình để phụ huynh lựa chọn. Tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4 – TPHCM) hiện đang dạy cùng lúc 3 chương trình: TATC, tiếng Anh tự chọn và tiếng Anh theo đề án của Bộ GD-ĐT.
Trường Tiểu học Minh Đạo và Bàu Sen (quận 5) ngoài tiếng Anh tự chọn, TATC, tiếng Anh theo đề án của bộ, còn có thêm chương trình tiếng Anh Cambridge. Chương trình Cambridge với mức học phí cao, chỉ số ít trường triển khai 3 chương trình còn lại, hầu hết các trường tiểu học tại TPHCM đều tổ chức thực hiện, trừ một số trường ở ngoại thành còn khó khăn.
Cô và trò trong giờ học tiếng Anh ở Trường Tiểu học Minh Đạo, quận 5 – TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
TATC là chương trình được ghi nhận có sức hấp dẫn lớn do có thời lượng học nhiều: 8 tiết/tuần, mức học phí cũng vừa phải: 80.000 đồng/tháng, được đa số phụ huynh chọn lựa. Thế nhưng khi đến bậc THCS, do TATC chưa phủ kín tại tất cả các trường nên những HS đã học ở tiểu học buộc phải dừng giữa chừng hoặc phải lựa chọn chương trình tiếng Anh khác.
Phụ huynh một trường tiểu học tại quận 4 bày tỏ: “Không có sự liên thông giữa các cấp học nên chọn chương trình tiếng Anh nào cho con, tôi cũng hoang mang. Mỗi cấp học mỗi chương trình khác nhau, liệu kiến thức có thống nhất? Mỗi chương trình dạy mỗi kiểu thì HS sẽ rối loạn vì chẳng biết sẽ tiếp thu theo phương pháp nào”.
“Bình dân” và “cao cấp”
Chương trình tiếng Anh tự chọn được áp dụng tại hơn 500 trường tiểu học ở TPHCM được ví như chương trình “xóa mù” tiếng Anh, HS nào cũng có thể học. Nhưng từ khi TATC xuất hiện thì có sự phân hóa về trình độ, mức đóng góp và điều kiện thụ hưởng của HS. Trong khi TATC quy định sĩ số chỉ 30 HS/lớp, học 8 tiết/tuần thì những lớp tiếng Anh tự chọn, sĩ số và điều kiện học lại tùy nhà trường nên có những lớp 45-50 HS với thời lượng chỉ 2 tiết/tuần.
Video đang HOT
Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4), cho biết: Tuy số lớp tiếng Anh tự chọn (21 lớp) ít hơn TATC (12 lớp) nhưng đã có sự phân hóa rất lớn về điều kiện học giữa các chương trình. “TATC được học với sĩ số ít hơn (35 HS/lớp) và mỗi tuần có 1 tiết học với giáo viên người nước ngoài, trong khi tiếng Anh tự chọn thì sĩ số cao hơn và chỉ học với giáo viên trong nước”- bà Hà nói.
Chính sự khác biệt đó nên mặc dù đầu năm học mới Sở GD-ĐT có thông báo HS được tùy chọn chương trình tiếng Anh nhưng trên thực tế, một số trường quy định học TATC mới được bán trú khiến phụ huynh tìm mọi cách để “chạy” cho con vào lớp TATC.
Hiện có 13 trường tiểu học ở TPHCM đang thực hiện chương trình Cambridge, với mức học phí từ lớp 1 đến lớp 3 là 150 USD/tháng lớp 4, 5 đóng 200 USD/tháng. Các lớp Cambridge có sĩ số chỉ khoảng 25-30 HS/lớp. Một chuyên gia giáo dục cho rằng: Các trường chỉ nên áp dụng tốt một chương trình với điều kiện chương trình đó phải phục vụ số đông HS, còn những HS có điều kiện thì đi học bên ngoài.
Trường không nên quá ôm đồm nhiều chương trình mà cái nào cũng chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”. Mặt khác, sự khác biệt của các chương trình tạo nên sự khác biệt trong hưởng thụ như lớp có máy lạnh, tivi, lớp khác lại không có…, là hình ảnh không đẹp trong giáo dục.
Ngay cả việc Sở GD-ĐT tuyển 100 giáo viên người Philippines dạy tiếng Anh, trường nào được tiếp nhận, trường nào không cũng được các trường quan tâm. Tất cả cho thấy bức tranh dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học tại TPHCM còn quá ngổn ngang.
Hà Nội: Đua nhau dạy tiếng Anh từ lớp 1Phần lớn các trường tiểu học của Hà Nội hiện nay đều dạy tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1, 2 thay vì bắt đầu từ lớp 3 như trong đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020″ của Bộ GD-ĐT. Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học – Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có hơn 400 trường tiểu học tại Hà Nội đã và đang dạy tiếng Anh liên kết với 6 chương trình, gồm: Phonics (VPBox), Language Link, Victoria, Dynet, Washington và Bình Minh.Bà Đỗ Thị Kim Loan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Hòa, quận Cầu Giấy, cho hay từ vài năm nay, trường đã triển khai dạy chương trình tiếng Anh Phonics cho học sinh lớp 1, 2 của trường. Chương trình này được trường liên kết với Công ty Cô phân Giáo dục Việt Nam (VPBox). Bà Loan cũng cho biết thêm rất nhiều trường tiểu học tại quận Cầu Giấy cũng triển khai chương trình này. Mức học phí chương trình Phonics tương đối rẻ, chỉ từ 50.000 đồng trở lên/tháng.Trong khi đó, nhiều chương trình khác, ví dụ Language Link có học phí cao hơn hẳn do có giáo viên nước ngoài dạy, khoảng 6 triệu đồng/năm học. Nhiều trường có chương trình liên kết với mức thu khoảng 150.000 đồng/tháng trở lên. Đại diện một trường tiểu học đóng tại quận Đống Đa cho hay trường phải trả cho giáo viên nước ngoài 25 USD/giờ, vì thế học phí cao hơn các chương trình chỉ có giáo viên trong nước.Dù là chương trình tự nguyện nhưng phần lớn học sinh đều phải tham gia để không bị lạc lõng với các bạn. Một phụ huynh có con học tại trường tiểu học đóng tại quận Hoàng Mai tỏ ra rất bức xúc trước việc phải “tự nguyện” học tiếng Anh: “Con tôi về nhà nói với bố rằng cô giáo ở trường phát âm khác cô giáo ở trung tâm ngoại ngữ. Tôi kiểm tra lại cách phát âm của con và thấy đúng như thế”.
Điều đó cho thấy chất lượng giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp 1 tự phát rất đáng ngờ.
Hoàng Lan Anh
ĐẶNG TRINH
Theo người lao động
Giáo dục trong nước làm khổ sinh viên khi đi du học
"Đừng để sinh viên phải đọc những giáo trình mỏng lét và coi đó là kiến thức chuẩn mực. Một quyển sách viết ra bây giờ không phải để dùng trong phạm vi một trường, một quốc gia" - PGS.TS. Lưu Tiến Hiệp khẳng định.
Cuối tuần qua, tại ĐH Quốc gia TP.HCM đã diễn ra Hội thảo Giáo dục Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế. Tham dự hội thảo có nhiều bậc học giả người Việt ở trong và ngoài nước, như PGS.TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, TS Võ Văn Sen - hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, GS Nguyễn Văn Tuấn - Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia, PGS.TS Lưu Tuấn Hiệp - đại diện UPC Sydney - Australia tại Việt Nam.
Bên cạnh ý kiến của các chuyên gia về giáo dục, PGS.TS Lưu Tuấn Hiệp đã có những ý kiến thẳng thắn về bất cập của đào tạo trong nước dẫn đến việc sinh viên gặp trở ngại khi hòa nhập vào môi trường giáo dục thế giới.
Vất vả để được công nhận
Trình độ Toán, Lý, Hóa của học sinh tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam là không hề dở, nhưng khi qua Mỹ, Úc học thường phải tốn một năm học lại. Nguyên nhân là nhiều nước không công nhận bằng tú tài của Việt Nam. Một số trường hợp được học thẳng là vì sinh viên xuất sắc hoặc phải tự mình "đấu tranh" với nhà trường. Đề xuất của hội thảo là Bộ nên có sự giải thích và thương lượng để các trường đại học nước ngoài hiểu biết hơn về giáo dục Việt Nam, tránh gây "oan uổn" và tốn thời gian, công sức của sinh viên.
Hội thảo Giáo dục Việt Nam hội nhập Quốc tế bàn về cách đưa giáo dục đại học ra "biển lớn", trong đó làm thế nào để sinh viên Việt Nam có thể hội nhập khi đi du học là một yếu tố quan trọng.
Khi chuyển tiếp học đại học, nhiều trường ở nước ngoài có chính sách công nhận các môn sinh viên đã học tại trường đại học Việt Nam để miễn học lại, nhưng quá trình chuyển điểm này dồn hết lên vai sinh viên. Thay vì cung cấp đề cương môn học, bảng điểm đúng chuẩn bằng tiếng Anh, trường đã để sinh viên tự lo tất cả.
"Sinh viên phải tự dịch sang tiếng Anh, xin xác nhận bảng điểm dịch trường cũng thoái thác nhiệm vụ này. Trong khi ở nơi khác, sinh viên có thể dùng website, đề cương môn học để xin miễn môn học một cách dễ dàng", PSG.TS Hiệp cho biết.
Rào cản về ngôn ngữ và thang điểm
Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa chuẩn hóa việc dịch các thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt, làm khó cho sinh viên trong việc chọn trường và xin học. PGS.TS Hiệp lấy ví dụ từ college, ở Mỹ từ này chỉ trường đại học thành viên, nhưng qua Việt Nam bị chuyển thành... cao đẳng, hạ thấp từ này xuống và gây nhẫm lẫn cho phụ huynh, sinh viên. Hay như cách dịch bằng cấp, trường là nơi cấp bằng được dịch sang tiếng Anh, nhưng cách dịch của trường không phải để các đối tác nước ngoài hiểu mà lại dùng tiếng Anh theo phong cách người Việt.
PST.TS Lưu Tiến Hiệp: "Học sinh Việt Nam không hề dở Toán, Lý, Hóa, nhưng phải học lại một năm dự bị đại học. Bộ có thể làm gì trước điều này?".
Chưa hết, những từ như chuyên tu, tại chức, chính quy được dịch ra một cách khiên cưỡng, bởi ở nước ngoài người ta hầu như không phân biệt các khái niệm này.
"Đây là việc làm tai hại vì rất khó thiết lập sự tương đương của bằng cấp Việt Nam với một trường khác, ảnh hưởng bất lợi cho sinh viên và cả trường".
Cách tính điểm GPA theo thang 4 cũng làm sinh viên Việt Nam thua thiệt so với sinh viên các nước khác, đặc biệt trong việc xin học bổng. Khi quy đổi từ thang điểm 10 sang thang 4, các trường ở Việt Nam thường chọn cận dưới, dẫn đến GPA thường bị thấp hơn so với các nước bạn.
Nên dịch giáo trình quốc tế để học
Một cản trở khác của sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập là giáo trình. Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Lưu Tiến Hiệp đề cập đến "sở thích" cổ vũ cho việc tự viết giáo trình ở bậc đại học Việt Nam. "Mỗi lần tôi dự các hội nghị liên quan đến giáo dục, lãnh đạo khi đọc diễn văn luôn có thói quen nhắc nhở giảng viên viết giáo trình như một điệp khúc. Điều này nên chấm dứt. Ngoài ra cũng không nên đưa chỉ tiêu giảng viên viết giáo trình trong đánh giá, trong thi đua", ông Hiệp phát biểu.
Theo PGS.TS Lưu Thế Hiệp, sách đại học hội nhập quốc tế sâu sắc: "Một quyển sách viết ra bây giờ không phải để dùng trong phạm vi một trường, một quốc gia. Nền giáo dục của Úc không tồi, nhưng một giáo sư Úc muốn viết sách, nhà xuất bản phải nghĩ ngay là sách này có được các trường trên thế giới sử dụng không". Trừ một số rất nhỏ, ông Hiệp cho rằng khả năng của giảng viên Việt Nam trong giai đoạn này chưa thể viết sách giáo khoa đại học được: "Đừng để sinh viên phải đọc những giáo trình mỏng lét, những bài giảng bằng powerpoint và coi đó là kiến thức chuẩn mực".
Vì thế, trừ một số lĩnh vực cho khoa học xã hội, các trường đại học Việt Nam nên sử dụng các giáo trình đạt chuẩn quốc tế để giảng dạy. Việc sử dụng các giáo trình quốc tế sẽ giúp sinh viên Việt Nam hội nhập tiếp thu với chuẩn giáo dục quốc tế, dễ dàng hòa nhập khi đi du học - đồng thời cũng nâng chuẩn của các trường đại học Việt Nam. "Khi tiếng Anh của sinh viên còn yếu thì biện pháp dịch cần được khuyến khích", theo PGS.TS Hiệp.
PHƯƠNG THẢO
Theo Infonet
ĐH tư thục lo rối vì luật Luật Giáo dục ĐH mới được Quốc hội thông qua, dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm tới nhưng đại diện nhiều trường ngoài công lập lo rằng một số quy định của luật này sẽ khiến họ thêm rối khi áp dụng. Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định hiện các trường ĐH ngoài công lập bị chi phối bởi hàng...