Ngôi trường võ chuyên nhận học trò “bất trị”
Trong khi nhiều trường công lập tìm cách “tống cổ” học sinh hư ra khỏi trường thì ngôi trường phổ thông nội trú này lại giang tay đón nhận họ.
Không phải trường giáo dưỡng nhưng ngôi trường này nhận về tất cả những học sinh bị cho là “hư”, từ học sinh yếu kém trong học tập đến những học sinh bị coi là cá biệt nghịch ngợm, nghiện game, dù họ đã bị nhiều ngôi trường khác “chối bỏ”!
Tìm tố chất của học sinh cá biệt
Xuất phát từ quan điểm “không có học sinh hư, chỉ có thầy giáo chưa biết cách dạy”, trường phổ thông nội trú thuộc Viện Nghiên cứu phát triển võ Việt Nam – Thể thao đón nhận cả những học sinh bị cho là chưa ngoan, hạnh kiếm yếu. Khi đến ngôi trường này, không có khái niệm học sinh “hư”, học sinh “ngoan”, mà tất cả các em đều có tố chất đặc biệt.
Thạc sĩ Phạm Quang Long, Chủ tịch Viện cho biết học sinh “cá biệt” là những học sinh có kỹ năng vận động rất tốt, thích làm thủ lĩnh, có cá tính mạnh. Khi được phát hiện, đào tạo và nuôi dưỡng những tố chất này sẽ cho chúng ta những tài năng.
Khi có môi trường và phương pháp giáo dục phù hợp, các em học sinh bị gán mác là “hư” lại nở nụ cười hiền khô thế này
“Học sinh hiếu động, nghịch ngợm, ham chơi, lười học, đánh nhau chưa hẳn đã hư. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có môi trường và phương pháp giáo dục đào tạo thích hợp. Sau một thời gian theo dõi và nghiên cứu chúng tôi nhận thấy học sinh bị coi là cá biệt có 2 đặc điểm chính: Một là cá tính mạnh, thích cạnh tranh có tính chất đối kháng và ganh đua, thứ hai là thích chơi trội, thích làm thủ lĩnh. Chính những học sinh này nếu định hướng đúng lại là những nhân tố có bước đột phá bất ngờ trong tư duy và hành động. Tất cả đó là dấu hiệu cho biết những tài năng tương lai”, ông Long nói.
Video đang HOT
Ngoài việc học văn hóa theo chương trình của bộ, trường tổ chức tới gần 40 môn thể thao cho các em tự lựa chọn, sinh hoạt ngoại khóa, hội tụ đủ “văn – thể – mỹ”. Với những em thích thể thao, trường đào tạo chuyên sâu trở thành VĐV đi thi đấu. Còn các em không muốn đi theo con đường thể thao thì thầy cô chú trọng đào tạo văn hóa và trang bị cho các em các kỹ năng mà những người thủ lĩnh, những người lãnh đạo tương lai cần có, đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng biểu cảm bằng ngôn ngữ và hành động…
Ngoài học văn hóa, các em chơi thể thao để tăng cường sức khỏe.
“Có một sự thật đáng buồn là HS phổ thông và cả sinh viên đại học của chúng ta vẫn bị nhồi nhét đủ thứ kiến thức, nhưng những kỹ năng cơ bản nhất cần phải dạy thì bị bỏ qua. Có cử nhân đại học không viết nổi lá đơn xin việc, trong giao tiếp thì thiếu tự tin, không biết cách bày tỏ ý tưởng của mình. Ở đây, chúng tôi dạy cho các em cách viết đơn xin việc, cách viết đơn xin thôi việc, thậm chí cả cách lập biên bản và viết đơn kiện. Giáo dục các em một cách toàn diện để các em có kiến thức văn hóa, thể chất khỏe mạnh, tự tin, thân thiện, khả năng giao tiếp trong cuộc sống”, ông Long nói thêm.
“Ba cùng” với học sinh
Cùng ăn, cùng ở, cùng học – chuyện tưởng chừng chỉ có ở những ngôi trường vùng cao, xa xôi hẻo lánh nhưng lại đang diễn ra ở ngôi trường cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 20km này. Tại đây, thầy cô giáo không chỉ dạy học mà còn sinh hoạt chung với các em học sinh như những người bạn.
Phương pháp “ba cùng” này giúp các thầy cô nắm được năng khiếu, sở trường của từng em, hiểu được tâm tư tình cảm của các em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Cũng vì dành hết thời gian cho các em học sinh mà hầu hết các thầy cô của trường vẫn chưa lập gia đình riêng. Thậm chí có thầy còn sẵn sàng giảm lương, nghỉ việc nếu không dạy được học sinh nên người.
Các thầy cô cùng ăn với học sinh.
Thầy Phạm Quang Long kể: “Có một em học sinh lớp 10, quê Hưng Yên vào trường được 2 tháng thì trốn về nhà đến 5 lần. Ở nhà em hay tắt mắt, vô ý thức, nghiện game. Khi vào trường nội trú cảm thấy bó buộc nên bỏ trốn về nhà. Trốn đến lần thứ 3 thì trường cũng có ý để em về với gia đình. Nhưng thầy giáo trẻ Bùi Đức Thao nhất quyết đưa em trở về.
Thầy Thao còn dùng “miếng cơm manh áo” của mình ra bảo lãnh cho em này. Nếu em HS này còn bỏ trốn thì thầy sẽ bị trừ lương trong 3 tháng, không dạy được thì thầy xin nghỉ việc. Giờ thì đâu vào đấy rồi, lễ phép, chăm chỉ học tập rèn luyện”.
Gặp gỡ thầy Bùi Đức Thao của câu chuyện trên, thầy Thao cho biết mỗi học sinh cá biệt có một hoàn cảnh, tâm tư tình cảm riêng nên không thể áp dụng chung một phương pháp giáo dục nào. Mà người thầy phải gần gũi các em, nắm được tâm lý cũng như tật xấu của các em, hiểu được HS của mình đang nghĩ gì, đang gặp phải vấn đề gì rồi mới đưa ra phương pháp can thiệp, giáo dục phù hợp.
“Em học sinh này được đánh giá là rất bảo thủ và lỳ. Nhưng ánh mắt của em nhìn thầy còn biết sợ, chứng tỏ còn giáo dục được. Qua những lần thủ thỉ tâm sự, biểu hiện của em khi gọi điện về nhà thì biết em rất thương mẹ, thương em ở nhà. Mình mới dựa vào những điều đó để tác động, giáo dục em dần dần”, thầy Thao chia sẻ.
Thầy Thao cho rằng, học sinh hư hoàn toàn có thể giáo dục được khi thầy cô dành nhiều thời gian cho các em, thấu hiểu tâm tư tình cảm của các em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Theo VNN
Cả đời tận tụy vì học sinh: Người thầy chuyên "trị" học sinh chưa ngoan
Thời kỳ nào cũng có những câu chuyện đầy xúc động về tình thương của thầy cô dành cho học trò, thể hiện sự tận tâm với sự nghiệp trồng người.
Thay vì bắt phạt, la rầy mỗi khi học sinh phạm lỗi, ông lại ngồi uống trà, tâm sự với các em như một người thân trong gia đình.
Thầy Trần Ngọc Minh - Ảnh: M.L
Thầy Trần Ngọc Minh - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Q.4, TP.HCM), nay là hiệu trưởng của Trường THPT Nguyễn Văn Tăng, Q.9 - là một người như thế.
Kể về 8 năm làm hiệu trưởng tại Trường Nguyễn Hữu Thọ (2003-2011), ông cho biết có quá nhiều kỷ niệm đáng nhớ, nhất là với những học sinh chưa ngoan. "Ban đầu, nhận được phân công về trường này, tôi thật sự lo lắng. Vì trường khi đó nằm ngay "khu xóm rác", dân cư rất phức tạp, chuyện đánh nhau diễn ra như cơm bữa. Hơn thế, đầu vào của trường cũng thuộc dạng thấp nhất thành phố", thầy Minh chia sẻ.
Chuyện học sinh "choảng" nhau diễn ra nhiều đến mức mỗi tháng, trường phải họp hội đồng kỷ luật đến 2 lần. "Có khi, một ngày học sinh đánh nhau mấy lần, đánh trong trường, ngoài đường, lôi cả giang hồ vào đánh", thầy Minh cho biết. Vấn đề nhức nhối trong thời điểm đó là giáo viên mới rất sợ về trường này dạy. "Hầu như giáo viên chỉ dạy khoảng 1-2 tuần là xin nghỉ vì không chịu nổi sự quậy phá của học sinh. Tôi chỉ còn cách cố gắng động viên: Nếu dạy được ở trường này thì có thể dạy được ở bất cứ nơi đâu", thầy Minh nói.
Trước khi về Trường Nguyễn Hữu Thọ, thầy Minh mày mò tìm tài liệu về giáo dục tâm lý cho học sinh chưa ngoan. Từ những kiến thức có được, ông vận dụng vào việc giáo dục học sinh. "Tôi nhớ có trường hợp khi tôi mời một học sinh lên phòng làm việc, thái độ em này rất bất cần. Sau khi tâm sự với em, tôi mới biết hoàn cảnh của em rất đáng thương (cha mẹ ly tán, phải ở nhờ nhà người thân). Câu chuyện cứ tiếp diễn và rồi em này khóc nức nở khi nói về gia đình mình", thầy Minh kể. Từ những lần như vậy, ông thường tìm việc cho những học sinh hư: khi thì thông tin cho thầy những vụ ẩu đả, lúc giữ vai trò là trật tự viên trong các buổi lễ, văn nghệ... Theo thầy Minh, việc làm này sẽ giúp các em tự có trách nhiệm với bản thân, xóa dần tính quậy phá.
Nói về phương pháp giáo dục học sinh chưa ngoan thành ngoan, thầy cho biết mình ví học sinh như "hạt nhân". Nếu dùng vào mục đích sản xuất điện thì nó có ích, tạo bom hạt nhân thì có hại. Vì vậy, thầy đã cho thành lập hàng loạt câu lạc bộ: âm nhạc, hội họa, võ thuật... và tìm cách tuyên truyền để học sinh chưa ngoan tham gia. "Khi học sinh tiêu hao năng lượng trong hoạt động vui chơi thì còn sức đâu để quậy phá, đánh nhau", thầy Minh đúc kết.
Theo thanh niên
Cấm dạy thêm, học thêm: Khó khả thi Tại hội nghị giao ban 10 tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Phú Yên ngày 12-11, vấn đề quản lý dạy thêm, học thêm được tập trung mổ xẻ Ông Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, cho rằng nhiều điều quy định tại Thông tư 17 khó khả thi. Theo thông tư...