Ngôi trường thắp sáng ước mơ cho học sinh vùng khó
Là một ngôi trường nhỏ, quy mô đào tạo khiêm tốn, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhưng với tâm huyết và nỗ lực vượt bậc của cán bộ, giáo viên, những năm qua, Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Cao Bằng đã trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác đào tạo, giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
Không chỉ là một trong những đơn vị điển hình tiêu biểu nhất của phong trào thi đua yêu nước tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2020, nơi đây còn là ngôi trường thắp sáng ước mơ tri thức cho nhiều học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Cao Bằng.
Một tiết học của học sinh Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Cao Bằng.
Thăm trường vào một buổi sáng đầu tuần, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và vui vẻ bởi sự lễ phép của học sinh nơi đây. Gặp bất cứ học sinh nào, chúng tôi cũng được các em lễ phép cúi đầu “Cháu chào chú ạ”. Đó là một hành động nhỏ nhưng nói lên rất nhiều điều; cho thấy sự giáo dục nghiêm túc, bài bản, sự dày công uốn nắn, rèn giũa của các thầy cô giáo.
Trao đổi với chúng tôi, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Mai Nguyên, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Cao Bằng được thành lập từ năm 1959 với tên gọi Trường thiếu nhi rẻo cao, từ năm 1982 được giao nhiệm vụ đào tạo học sinh Trung học phổ thông.
Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 400 học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số gồm Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Quý Châu và 2 dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc Lô Lô và dân tộc Ngái. Trải qua nhiều năm tháng khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, cán bộ, giáo viên trường luôn một lòng đoàn kết, nêu gương sáng cho học sinh học tập, noi theo; ra sức phấn đấu dạy tốt, học tốt, đạt nhiều thành tích trong phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Cao Bằng có nhiệm vụ chính là đào tạo học sinh dân tộc thiểu số theo chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Do vậy, ngoài những học sinh được thi tuyển đầu vào theo yêu cầu chất lượng, trường còn tiếp nhận nhiều học sinh dân tộc rất ít người ở vùng sâu, vùng xa không qua thi tuyển. Vì vậy, mặt bằng kiến thức của học sinh có sự chênh lệch khá lớn. Nhiều học sinh ở vùng sâu còn yếu về kỹ năng xã hội, kỹ năng ứng xử, nề nếp sinh hoạt… Thực tế đó đặt ra những khó khăn, thách thức không nhỏ cho cán bộ, giáo viên nhà trường.
Xác định rõ những khó khăn và nhiệm vụ của mình, trường cũng có phương pháp giáo dục đặc biệt, lấy đạo đức, tình thương, trách nhiệm làm yếu tố quan trọng hàng đầu để giáo dục học sinh. Là trường dân tộc nội trú, đa phần học sinh đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ sinh sống ở vùng sâu vùng xa, không có điều kiện chu cấp kinh tế cho con ăn học.
Thậm chí, nhiều phụ huynh không biết nói tiếng phổ thông, không có đủ tiền mua vé xe ra họp phụ huynh cho con. Do vậy, từ khi các em nhập học, giáo viên chủ nhiệm được coi như cha, như mẹ của học sinh. Khi học sinh đau ốm, đi viện, giáo viên chủ nhiệm là người ký giấy nhập viện, khi các em cần phẫu thuật cũng là giáo viên chủ nhiệm ký giấy bảo lãnh.
“Mức sống của các em khó khăn lắm nhà báo ạ. Với mức trợ cấp như hiện nay, bữa sáng, các em chỉ được ăn mỗi suất 5.000 đồng, bữa chính 12.000 đồng, vẫn còn thiếu dinh dưỡng cho tuổi đang lớn, gần hết tuổi được nhận tiền trợ cấp. Vì thế, mỗi khi học sinh đau ốm, không có tiền đi viện, các giáo viên lại góp tiền lo viện phí cho học sinh. Nhiều khi đến thăm gia đình các em chúng tôi không cầm nổi nước mắt, trong nhà không có tài sản gì đáng giá, cả bộ ấm chén cũng không còn lành lặn…” – Hiệu trưởng Nguyễn Thị Mai Nguyên tâm sự.
Video đang HOT
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới, nhà trường luôn thực hiện tốt các phong trào thi đua của ngành, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do địa phương phát động, luôn đổi mới trong công tác quản lý, giảng dạy, kiểm tra đánh giá; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thi đua “Dạy tốt, học tốt”… Đồng thời, chú trọng giáo dục kỹ năng sống, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, lý tưởng sống, khát khao học tập, khát vọng cống hiến cho học sinh, tạo môi trường thuận lợi để học sinh rèn đức, luyện tài.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, ngay từ đầu cấp, nhà trường đã khảo sát chất lượng nhằm nắm tình hình và phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp phụ đạo kịp thời, phù hợp, hiệu quả. Trường cử giáo viên bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho các học sinh khá, giỏi, qua đó thành lập các đội tuyển học sinh giỏi cho các bộ môn ngay từ đầu cấp học; đồng thời có kế hoạch phụ đạo, vá lỗ hổng kiến thức cho những học sinh yếu.
Do vậy, kết quả học tập của học sinh luôn được đảm bảo. Nhiều năm qua, nhà trường luôn duy trì được kết quả 100% học sinh lên lớp; trên 80% đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến, 100% tốt nghiệp Trung học phổ thông; trên 90% đỗ đại học, cao đẳng, dự bị đại học. Nhà trường đã có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, nhiều học sinh thành đạt, được đi du học nước ngoài.
Với những cố gắng không mệt mỏi, trường đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba; Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 9 năm liền được nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh về thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua dạy tốt, học tốt…
Trải qua 61 năm xây dựng, trưởng thành, Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Cao Bằng đã đào tạo được hơn 3.000 học sinh dân tộc thiểu số, trở thành “địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục đào tạo ở địa phương; nâng bước nhiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên những tầm cao tri thức; thắp sáng niềm tin cho nhiều thế hệ học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn ở Cao Bằng.
Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh tuyên dương học sinh giỏi, thành lập Quỹ 'Thắp sáng ước mơ'
Vượt lên những khó khăn, trong năm học 2019- 2020 tập thể Trường THPT DTNT tỉnh đã đạt được nhiều thành tích cao trong học tập.
Tối 26/9, Trường THPT DTNT tỉnh tổ chức Lễ khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong hoạt động dạy và học năm học 2019 - 2020.
Dự lễ có các đồng chí: Lương Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng ban Dân tộc; Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; Võ Văn Mai - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cùng đông đảo giáo viên, học sinh trong nhà trường. Ảnh: Mỹ Hà.
Lễ khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong hoạt động dạy và học là hoạt động thường niên được duy trì nhiều năm nay của Trường THPT DTNT tỉnh.
Riêng trong năm học vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 học sinh phải nghỉ học dài ngày nhưng với phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng việc học", tập thể nhà trường vẫn nỗ lực phấn đấu đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lương Thanh Hải và Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kiều Hoa khen thưởng cho những học sinh đạt điểm cao tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh: Mỹ Hà
Trong đó, trường có 2 học sinh Lầu Nguyễn Hương Giang, Lương Quỳnh Nga đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh với dự án "Học sinh Dân tộc thiểu số Nghệ An với việc bảo tồn và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống bản Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông".
Tại Hội khỏe Phù Đổng lần thứ XIX của tỉnh, trường đạt 3 giải Nhất, 3 giải Nhì và 2 giải Ba.
Đặc biệt, trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, nhà trường có 100% tỷ lệ học sinh đạt tốt nghiệp. Trường có 1 học sinh được UBND tỉnh vinh danh tại lễ tuyên dương học sinh đạt giải quốc tế, quốc gia và học sinh đạt điểm cao. Số học sinh đạt điểm cao môn Lịch sử và Địa lý xếp thứ 2, môn Giáo dục công dân xếp thứ 3. Trường đứng thứ 3 toàn tỉnh với tổ hợp khối C.
Đồng chí Lô Thị Kim Ngân khen thưởng cho 2 học sinh đạt giải Nhất tại cuộc thi KHKT cấp tỉnh. Ảnh: Mỹ Hà.
Phát biểu tại buổi lễ tuyên dương, Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Thị Kiều Hoa khẳng định: Những học sinh đạt điểm cao đạt thành tích tốt trong học tập là những tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, là những bông hoa rực rỡ trong vườn hoa đa sắc màu của Trường THPT DTNT tỉnh.
Trao quà của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho những học sinh đạt thủ khoa ở các môn thi. Ảnh: Mỹ Hà
Hiệu trưởng nhà trường cũng mong muốn, từ những kết quả đã đạt được, các học sinh sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn để học thật giỏi, chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức, trở thành những công dân thực tài và có tâm, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quê hương đất nước.
Tại buổi lễ, với mục đích khuyến khích, động viên những học sinh có thành tích học tập tốt, Ban giám hiệu nhà trường đã tặng giấy khen và khen thưởng cho 15 học sinh đạt điểm cao tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với tổng giá trị 45 triệu đồng.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Võ Văn Mai và Hiệu trưởng nhà trường khen thưởng cho những giáo viên có thành tính tốt trong dạy học. Ảnh: Mỹ Hà
Dịp này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng dành 10 suất quà để tặng cho 10 học sinh đạt thủ khoa của các môn thi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ban Dân tộc tỉnh tặng 30 suất quà cho những học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.
Nhà trường cũng khen thưởng cho những học sinh đạt giải tại cuộc thi KHKT, Hội khỏe Phù Đổng và những học sinh đạt điểm cao đầu vào tại Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020. Khen thưởng cho những giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh.
Đại diện Công ty Thái Minh Sài Gòn trao học bổng với tổng giá trị 240 triệu đồng cho 2 học sinh đạt điểm cao nhất của nhà trường. Ảnh: Mỹ Hà.
Đại diện các đơn vị trao tặng quà cho Quỹ thắp sáng ước mơ. Ảnh: Mỹ Hà
Dịp này, nhà trường cũng đã thành lập Quỹ "Thắp sáng ước mơ" nhằm kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị và cựu học sinh cũ của trường để hỗ trợ, giúp đỡ những học sinh khó khăn, những học sinh đạt thành tích trong học tập và rèn luyện. Ngay trong ngày đầu ra mắt quỹ đã huy động được số tiền hơn 400 triệu đồng.
Trường THPT DTNT tỉnh là nơi đào tạo nguồn cán bộ chất lượng cao cho các huyện miền núi tỉnh nhà. Hiện trường có hơn 500 học sinh thuộc các dân tộc Thái, Thổ, Mông, Khơ mú, Ơ đu đang sống và học tập tại trường.
Trong năm học vừa rồi trường được công nhận là Trường Tiên tiến xuất sắc và được tặng Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn.
Hành trình xin sách ấm áp tình người Hành trình đi "xin sách" chưa bao giờ dễ dàng, nhưng đó luôn là niềm vui, hạnh phúc của các thầy cô giáo vùng cao. Đầu năm học mới, xôn xao khắp nơi những câu chuyện nội dung sách giáo khoa lớp 1 đổi mới, giá tiền sách giáo khoa đi kèm giá sách tham khảo ở miền xuôi mà dường như người...