Ngôi trường ở Mỹ không áp lực điểm số, không có bài về nhà
Thời khóa biểu của học sinh theo học tại ngôi trường này bao gồm chơi cờ vua, quay phim, thảo luận. Tại đây, học sinh không áp lực điểm số, không có bài về nhà và cũng không cần làm bài kiểm tra
Mô hình trường học kiểu mới hay trường học tự do đã có cách đây nhiều thập kỷ. Tại New York (Mỹ) tồn tại một ngôi trường theo mô hình này, đó là Brooklyn Free School.
Học những gì mình muốn
Sophia Bennett Holmes, 12 tuổi, mơ ước trở thành ca sĩ kiêm diễn viên và nhà thiết kế thời gian cho biết: “Về cơ bản, con có thể làm bất cứ điều gì vào bất cứ lúc nào. Điều này thú vị hơn nhiều vì đôi khi con chỉ được phép làm những điều mình muốn vào giờ nghỉ giải lao ở các trường bình thường”.
Alan Berger, cựu phó hiệu trưởng trường công lập, người đã thành lập trường Brooklyn cho biết: “Ở đây, mọi đứa trẻ chắc chắn đều có động lực để học một thứ gì đó. Theo đuổi đam mê và mong muốn của mình, các em có thể hiểu sâu về nó và học được cách tự học.
Trước khi để con trai David Johnston theo học tại đây, bà Randy Karr rất mệt mỏi về vấn đề học tập của con. Bà cho biết bắt con trai làm bài về nhà là một cuộc đấu tranh. “Thằng bé không giao tiếp nhiều với bạn bè hay chạy nhảy với các bạn trên lớp. Điều này rất nguy hiểm nếu con bạn là một bé trai”, Randy Karr chia sẻ.
Song khi chuyển sang Brooklyn Free School, David (12 tuổi) yêu thích môi trường học tập mới hơn. Không còn phải học những môn mình ghét, em giúp các giáo viên điều hành một lớp học, trợ giảng về dược lý và luôn mang theo một cuốn sổ để ghi chép những gì mình học được trong ngày.
Theo học tại đây, học sinh được yêu cầu phải có mặt tại trường tối thiểu 5,5 tiếng/ngày nhằm đáp dung các yêu cầu về pháp lý. Song trong thời gian đó, học sinh được làm tất cả những gì chúng muốn. Trường chỉ có 42 học sinh, độ tuổi từ 5-17 với đa dạng chủng tộc, hoàn cảnh gia đình.
Vào bất kỳ ngày học nào, một học sinh có thể chơi cờ, đọc sách, tập yoga hay giải phẫu gà con. Một ngày khác, các em lại tập trung xem bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ, nhóm khác ngồi nghe họp báo của Tổng thống trên đài phát thanh, trong khi trên tầng là nhóm học sinh đang nô đùa nghe rõ tiếng bước chân.
Tại trường Brooklyn Free School, phần lớn việc quyết định của nhà trường được diễn ra trong một cuộc họp hàng tuần, được gọi là cuộc họp dân chủ. Trong cuộc họp, học sinh được thể hiện sự bất bình, đề xuất các quy tắc hay quy định mới. Ngay cả những học sinh nhỏ tuổi nhất cũng có quyền bầu cử ngang với nhân viên trong trường. Khi quy tắc được thống nhất, mọi người đều phải thống nhất thực hiện.
Trường Brooklyn Free School không miễn phí về mặt tài chính, học phí là 10.000 USD/năm. Nhiều phụ huynh đăng ký cho con theo học tại trường nhưng không được bởi trường giới hạn học sinh. Hiện trường đang có một danh sách chờ khoảng 35 học sinh.
Video đang HOT
Vẫn tồn tại nhiều khó khăn
Mang nhiều điểm đặc biệt, chương trình học theo mô hình Brooklyn Free School khiến nhiều người lo lắng. Không chỉ phụ huynh, nhiều học sinh cũng cho biết sự linh hoạt này chỉ có ý nghĩa với một nhóm học sinh. “Tôi cảm thấy học sinh của trường sẽ gặp khó khăn khi vào đại học với những áp lực học hành và không còn được tự do làm điều mình thích”, Victoria Rothman, 17 tuổi, một học sinh đang theo học tại một trường công nói. Bởi mỗi ngày anh đều phải dành phần lớn thời gian để học ở trường và học thanh nhạc.
Hàng trăm ngôi trường theo mô hình này đã được thành lập ở Mỹ trong thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Đa số chúng đều phải đóng cửa nhưng một số trường như Albany, Sudbury Valley vẫn tồn tại. Các chuyên gia giáo dục chia sẻ quan điểm rằng gần như học sinh không thể tìm ra cách các trường theo mô hình này hoạt động thành công.
Nhiều người cho rằng các trường học như mô hình của Brooklyn Free School có thể trở nên phổ biến nếu vẫn duy trì các bài kiểm tra hay các chương trình giảng dạy. Song hoạt động của trường dựa trên niềm tin trẻ em có bản tính tò mò và học tốt nhất thứ chúng muốn chứ không phải thứ bị ép buộc. Một số cáo cáo cho rằng nhiều học sinh trưởng thành từ ngôi trường như vậy không bị ảnh hưởng nhiều khi vào đại học.
Theo CBS News, để tốt nghiệp Brooklyn Free School, học sinh phải trải qua những yêu cầu, thể hiện sự thành thạo trong các lĩnh vực như giao tiếp, điều tra, tư duy logic, phản biện.
"Thầy cô thay đổi thì thế giới sẽ thay đổi"
Không chạy theo thành tích, không chạy theo điểm số và không dùng điểm số tạo áp lực lên học sinh. Với suy nghĩ coi trọng việc giáo dục con người.
"Công tác giáo viên chủ nhiệm là một trong những thế mạnh, là niềm tự hào của trường chúng tôi, ngoài việc các thầy cô được đào tạo tại các trường đại học, chúng tôi còn có chương trình đào tạo riêng của trường trong 2 năm, giúp thầy cô có thêm trải nghiệm thực tế trước khi nhận công tác làm chủ nhiệm. Có thể nói, những giáo viên chủ nhiệm của nhà trường là những nét đẹp văn hóa, giáo dục tầm cao, là những nhà tâm lí, nhà giáo dục chứ không đơn thuần là người truyền dạy kiến thức.
Nếu ở góc độ nhà tâm lí, các thầy cô thấu hiểu hơn tâm lí lứa tuổi học trò, từ đó có những phương pháp giáo dục phù hợp với từng em, biết động viên khuyến khích, biết thông cảm chia sẻ với những điểm yếu của các em do tâm lí lứa tuổi mang lại", Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống Giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) đã cho biết khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống Giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm và các em học sinh của trường. Ảnh: NVCC.
Theo thầy Hòa: "Với những quan điểm mới về giáo dục, không chạy theo thành tích, không chạy theo điểm số và không dùng điểm số tạo áp lực lên học sinh; Với suy nghĩ coi trọng việc giáo dục con người, giúp cho học sinh thay đổi, tiến bộ và đó mới là mục tiêu của giáo dục, những điều này không phải tự nhiên các thầy cô giáo có được, mà phải qua cả một quá trình học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức.
Các cô chủ nhiệm không chỉ dạy kiến thức, mà còn là những người truyền cảm hứng vào từng môn học, truyền cảm hứng phấn đấu giúp cho học sinh luôn có ý thức trong việc học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, có lòng yêu nước. Việc thầy cô truyền cảm hứng như vậy đã làm cho các con thay đổi, phát huy những thế mạnh ưu điểm của bản thân, có nhiều kĩ năng và trưởng thành hơn.
Đặc biệt, học sinh khi vào trường chúng tôi sau một thời gian đều có sự thay đổi cả về trình độ và nhận thức. Năm nay vì dịch bệnh nên các em phải học trực tuyến, với lớp 6 và lớp 10 mới vào trường, các em chưa được gặp trực tiếp giáo viên chủ nhiệm, nhưng qua hình thức học trực tuyến các con đã thấy yêu mến các thầy cô, coi thầy cô là "thần tượng", như vậy có thể nói khả năng truyền cảm hứng cho học trò của các giáo viên chủ nhiệm là một điều rất đặc biệt.
Giáo viên chủ nhiệm luôn coi việc học trò tiến bộ là trách nhiệm của chính mình, chăm lo tới từng con, hiểu từng con, và sự thay đổi tiến bộ của các con hàng ngày chính là niềm tin của các bậc cha mẹ học sinh với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm. Chúng tôi coi việc chăm lo tới từng học sinh, giúp các em tiến bộ là phương châm xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, giúp định hướng cho các thầy cô.
Giáo viên chủ nhiệm luôn có mối quan hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh, lôi cuốn các bậc phụ huynh đồng hành, chia sẻ, lắng nghe và giúp cha mẹ các em khắc phục những nhược điểm của các con, qua đó cha mẹ học sinh cũng trở thành nhà tâm lí để giáo dục chính con mình. Từ sự lôi cuốn và đồng cảm đó, các giáo viên chủ nhiệm có thêm "đồng minh", tạo thành sự hỗ trợ trong công tác giáo dục.
Học sinh thay đổi không phải chỉ nhờ có giáo viên chủ nhiệm, mà có sự đóng góp to lớn từ phía gia đình, có thể nói đó là công tác cha mẹ học sinh cùng đồng hành với giáo viên và nhà trường. Cô chủ nhiệm nào làm tốt nhất, cô chủ nhiệm có nhiều học sinh thay đổi thì giáo viên đó đã làm rất tốt công tác cha mẹ học sinh".
Tập thể giáo viên Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: NTCC.
Giáo viên chủ nhiệm cũng là người truyền cảm hứng
Thầy Hòa chia sẻ: "Để có được một đội ngũ toàn là nữ giáo viên chủ nhiệm như hiện nay, cô giáo nào cũng trở thành nhà tâm lí giáo dục, người truyền cảm hứng, thì việc đầu tiên chúng tôi coi trọng việc đào tạo và bồi dưỡng.
Giáo viên trường chúng tôi đều được đào tạo với nhiều khóa học giá trị sống, năm nào cũng được nâng cao kĩ năng, trình độ, có triết lí giáo dục đúng đắn, quan điểm về tình yêu thương con trẻ, qua đó xác định được vai trò, vị trí sứ mệnh của mình. Từ những khóa học đó đã khiến các cô thay đổi, mà thầy cô giáo thay đổi thì thế giới cũng thay đổi. Các cô thay đổi thì các cô sẽ thấy hạnh phúc, học trò cũng sẽ hạnh phúc theo và gia đình các em cũng sẽ hạnh phúc bởi con của họ tiến bộ.
Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức, mà giáo viên phải có hiểu biết về tâm lý Giáo dục, tâm lý lứa tuổi học sinh vì điều đó rất quan trọng, có hiểu thì mới tác động được vào học sinh trong quá trình dạy học của mình. Nếu giáo viên chủ nhiệm không hiểu được tâm lý học sinh thì có tác động những hoạt động giáo dục vào nó cũng sẽ bị bật ra ngoài.
Giáo viên phải biết tránh những áp lực, tránh chuyện bạo lực, tránh chuyện ứng xử với học sinh theo cách cho rằng mình là người thầy nên mình có quyền uy. Giáo dục hiện đại bây giờ thì vai trò của giáo viên đã khác trước rất nhiều, giáo viên phải là những người bạn, là người đi trước, người dẫn đường...cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm là người phải hiểu từng học trò như hiểu chính lòng bàn tay của mình, để tiếp cận và hiểu học trò là cả một quá trình, phải có tấm lòng yêu thương, trái tim phải biết rung động trước trái tim của học sinh, đó là những yêu cầu tiên quyết và đòi hỏi sự cố gắng cao.
Giáo viên phạt học sinh, dùng uy lực bắt học sinh phục tùng thì đều là những giáo viên có trái tim không biết rung động, mà đã như vậy thì không thể làm chủ nhiệm được. Mục tiêu của giáo dục hiện đại không phải là đào tạo học sinh ngoan, biết vâng lời như một cái máy, mà phải đào tạo những con người có kiến thức, có tư duy tốt, có trí tuệ, trách nhiệm, sáng tạo...thích hợp với nền kinh tế trong xã hội hiện đại.
Các cô chủ nhiệm phải chấp nhận sự khác biệt, bởi mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng biệt, khác nhau về khuôn mặt, tính cách, cảm xúc và cả về phẩm chất, năng lực. Nếu chấp nhận được sự khác biệt đó thì các giáo viên chủ nhiệm mới có khả năng chia sẻ, có khả năng giúp học trò tiến bộ.
Công tác giáo viên chủ nhiệm cần phải được chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ từ chính bản thân mình, học hỏi từ các đồng nghiệp thông qua Hội nghị công tác chủ nhiệm hàng năm của nhà trường, đây là lúc các cô chia sẻ, bộc lộ tâm tư, học hỏi,...Từ những hoạt động như vậy, các cô thấy mình có giá trị, được coi trọng.
Những câu chuyện được giáo viên chủ nhiệm kể lại hàng năm, những câu chuyện các cô đã làm học trò thay đổi có thể nói là ngoạn mục, ví dụ cô Hoàng Diệu Thúy đã giúp học sinh Đ.T.T thay đổi. Cô Linh cũng đã thay đổi học sinh N.M.T. Cô Hà Ngọc Thủy đã khiến cho em N.V.A từ một học sinh có suy nghĩ sẽ trượt lớp 10 nhưng lại trở thành một học sinh xuất sắc, phát huy hết năng lực của bản thân.
Đó chỉ là những tấm gương, những câu chuyện trong hàng nghìn câu chuyện của nhà trường, chính những tấm gương, câu chuyện đó là sự ghi nhận, sự khẳng định kết quả công tác của đội ngũ nữ giáo viên chủ nhiệm. Và công tác chủ nhiệm, nếu không có được niềm tin, không có sự đồng hành, sự khích lệ,...của cha mẹ học sinh thì cũng khó có thể đạt được thành công.
Những cuộc hội thảo của nhà trường tổ chức với mục đích nâng cao hiểu biết về tâm lí học cho cha mẹ học sinh, lôi cuốn phụ huynh vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, làm chỗ dựa vững chắc để giáo viên chủ nhiệm có thêm động lực làm cho các con thay đổi".
Học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm trong giờ học ngoại khóa. Ảnh: NVCC.
Học sinh Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: NVCC.
Luôn chia sẻ với học sinh trong bất cứ hoàn cảnh nào
Thầy Hòa cho biết: "Việc học trực tuyến là vấn đề lo lắng nhất của các bậc cha mẹ học sinh, liệu các con có bị căng thẳng quá hay không, việc dạy học trực tuyến có hiệu quả hay không, đội ngũ giáo viên liệu có khả năng về công nghệ thông tin để triển khai việc học hay không?
Thấu hiểu những thắc mắc đó của các bậc phụ huynh học sinh, chỉ trong thời gian 3 tháng, ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức lớp bồi dưỡng chuyển đổi số cho tất cả giáo viên trong nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học.
Tất cả giáo viên đã nắm vững công nghệ thông tin, chịu khó tìm tòi, thay đổi đưa bài giảng của mình trở nên sinh động hơn, hấp dẫn người học, giảm sự căng thẳng cho học sinh, giờ học nhẹ nhàng lôi cuốn. Hơn nữa các giáo viên chủ nhiệm vẫn quan tâm đến học sinh như lúc học trực tiếp, thăm hỏi thường xuyên, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những khúc mắc của từng con để kịp thời tư vấn giúp đỡ".
Kỳ thi học sinh giỏi lớp 12: Một lớp học 4 em tham gia đều đạt giải nhất 4/4 học sinh tham gia đều đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12, đội tuyển Hóa học Trường THPT Đồng Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) đã lập nên kỳ tích. Đây cũng là kết quả cao nhất của đội tuyển Hóa học của nhà trường từ trước tới nay. Gần 1 tuần trôi qua kể từ khi kết quả...