Ngôi trường mà các quán quân Olympia theo học khi sang Úc
Đại học kỹ thuật Swinburne đã tài trợ học bổng trị giá 100%, 50% và 25% cho các bạn thắng giải chung kết năm lần lượt theo thứ hạng Nhất, Nhì và Ba của Đường lên đỉnh Olympia. Chính vì thế, đây là lựa chọn hàng đầu cho các Quán quân của Đường lên đỉnh Olympia.
Hồ Đắc Thanh Chương, quán quân Olympia năm thứ 16 hiện đang du học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne.
Viện Đại học Công nghệ Swinburne hay Đại học Công nghệ Swinburne (Swinburne University of Technology) là một viện đại học công lập ở Melbourne, bang Victoria, Úc. Swinburne được thành lập bởi George Swinburne vào năm 1908.
Swinburne có 5 phân hiệu (campus) tại Melbourne: Croydon, Hawthorn, Lilydale, Prahran, Wantirna – và phân hiệu tại Sarawak, Malaysia, với hơn 30.000 sinh viên toàn thời gian, bao gồm cả 7.000 du học sinh đến từ hơn 100 quốc gia.
Đây là một trong những ngôi trường có chất lượng đào tạo hàng đầu nước Úc
Đại học Kỹ thuật Swinburne nằm trong top 3% các trường đại học nghiên cứu chuyên sâu hàng đầu thế giới, theo nhiều danh sách xếp hạng học thuật trên thế giới.
Swinburne có vị trí top 100 thế giới của bảng xếp hạng ARWU về chuyên ngành Vật Lý. Swinburne là trường duy nhất nằm ngoài nhóm 8 trường Đại học lớn nhất ở Úc (Group of Eight) được xếp trong top 100 trường đứng đầu thế giới về lĩnh vực khoa học này.
Bên cạnh đó trường còn nằm trong top 400 trường đại học hàng đầu thế giới theo danh sách xếp hạng của Times Higher Education World University Rankings và nằm trong top 500 đại học hàng đầu theo QS World University Rankings.
Video đang HOT
Đại học Kỹ thuật Swinburne có cơ sở vật chất vô cùng hiện đại
Theo The Good Universities Guide Rankings, Swinburne là đại học được đánh giá cao nhất ở Melbourne về chất lượng giảng dạy, hài lòng sau tốt nghiệp và kỹ năng toàn diện.
Swinburne còn được công nhận là trường đại học có tỷ lệ sinh viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cao, và nhận được xếp hạng 4 sao về tỉ lệ sinh viên có việc làm ổn định sau khi ra trường.
Đây là ngôi trường có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng rất cao
Phạm Thị Ngọc Oanh, Quán quân năm thứ 11 cũng tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, đại học Kỹ thuật Swinburne.
Các lĩnh vực đào tạo của trường bao gồm: Văn chương; tâm lý học và khoa học xã hội kinh doanh; thương mại và quản trị thiết kế; phim và truyền hình truyền thông kỹ thuật số (bao gồm truyền thông đa phương tiện và games), hàng không; công nghệ y tế và dịch vụ cộng đồng; quản lý khách sạn; du lịch và quản lý sự kiện; công nghệ thông tin và truyền thông khoa học.
Bao nhiêu người giành học bổng du học không về nước, chỉ các Quán quân Olympia bị chỉ trích?
Tân Quán quân Đường lên đỉnh Olympia mới giành vòng nguyệt quế, cộng đồng mạng đã tấp nập vào chúc mừng... nước Úc.
Theo tìm hiểu từ những mùa Olympia trước, trong số 18 Quán quân đi du học chỉ có 3 người về nước, còn đa số chọn định cư và nhập tịch ở nước ngoài. Điều này đã gây ra cuộc tranh cãi không ngừng nghỉ suốt bao nhiêu năm qua.
Thế nhưng, việc các Quán quân Olympia đi du học không về liệu có đáng bị đem ra 'cà khịa'?
Ai cũng có thể đi du học và định cư ở nước ngoài, nhưng chỉ Quán quân Olympia bị chỉ trích?
Tính đến nay, cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia mới có 20 quán quân. 20 người đi du học cũng chỉ là con số rất nhỏ so với hàng nghìn du học sinh người Việt, trong số đó có rất nhiều người không trở về mà chọn định cư, phát triển sự nghiệp ở nước ngoài. Vậy tại sao lại chỉ có các Quán quân Olympia bị chỉ trích?
Có nhiều lý do khiến người ta soi mói, 'cà khịa' các Quán quân Olympia nhiều hơn. Thứ nhất, việc họ xuất hiện trên truyền hình, tỏa thứ hào quang mang tên 'con nhà người ta' khiến nhiều người biết mặt, nhớ tên họ so với những du học sinh vô danh không ai biết đến.
Sơn Tùng M-TP từng nói một câu rất trí lí: 'Muốn ngồi ở vị trí không ai ngồi được phải chịu được những cảm giác không ai chịu được'. Khi được nhiều người biết đến thì đời tư bị soi mói là điều tất yếu sẽ xảy đến.
Thu Hằng là Quán quân Olympia năm 2020
Thứ hai, họ là đại diện xuất sắc, trải qua bao nhiêu vòng đấu cân não để đội trên đầu chiếc vòng nguyệt quế danh giá cùng phần thưởng xứng đáng. Việc các nhân tài chọn phát triển sự nghiệp ở nước ngoài thay vì về nước cống hiến đã khiến nhiều người coi đó là hiện tượng 'chảy máu chất xám'.
Thứ ba, họ có cơ hội du học nhờ tham gia Đường lên đỉnh Olympia và được tài trợ 100% chi phí bằng học bổng toàn phần. Theo logic của cộng đồng mạng, được tạo điều kiện cho học hành như thế, không phải bỏ tiền túi ra nhưng lại không về cống hiến cho quê hương là sai quá sai.
Làm việc ở đâu không quan trọng, quan trọng là cống hiến như thế nào?
Nếu coi những người đi du học xong không về là 'chảy máu chất xám' thì không chỉ có chất xám của 15 Quán quân Olympia bị 'chảy' đi mất mà con số còn nhiều hơn thế. Đất nước có những nhân tài khác mà không phải ai cũng đi thi Olympia.
Chương trình Đường lên đỉnh Olympia đã tạo cơ hội cho các tài năng đi du học nhưng bản thân họ mới là người cố gắng hết sức để giành lấy cơ hội ấy bằng nỗ lực của mình.
Học bổng toàn phần đến từ nhà tài trợ là phần thưởng cho chiến thắng của họ. Điều này khác với những trường hợp được cơ quan tài trợ cho đi du học với những yêu cầu ràng buộc, cam kết trở về cống hiến.
Như vậy, nếu không có bản thỏa thuận với những điều kiện ràng buộc nào thì việc họ chọn ở đâu, làm gì là quyền của họ và không có gì sai.
Có nhiều lý do khiến những tài năng lựa chọn định cư nước ngoài thay vì trở về Việt Nam. Quán quân Olympia năm thứ 17 Phan Đăng Nhật Minh từng có chia sẻ rằng: 'Mình thấy không nhất thiết phải về nước thì mới trực tiếp đóng góp được. Ngành học của mình ở Việt Nam rất khó kiếm việc và nghiên cứu nên mình muốn ưu tiên nơi nào phát triển hơn'.
Quán quân Olympia năm thứ 6 Lê Vũ Hoàng nêu quan điểm: ' Quan trọng cách mình đóng góp thế nào chứ không phải mình làm việc ở đâu. Điều kiện ở đây tốt hơn, mình có điều kiện hoàn thành công việc nghiên cứu. Thứ mình đóng góp cho đất nước khi đó chính là các dự án liên kết.
Chứ bản chất của mình là nhà nghiên cứu, nếu được làm điều mình thích, có điều kiện cho bản thân nghiên cứu thì công ty nào đầu tư như thế thì đương nhiên mình sẽ cân nhắc trở về'.
Quán quân Lê Vũ Hoàng.
Như vậy, không phải cứ đi nước ngoài không về là 'chảy máu chất xám', họ có nhiều cách để cống hiến cho đất nước mà không nhất thiết phải sống ở mảnh đất quê hương.
Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc và chọn lấy con đường phù hợp nhất với mình. Họ thấy điều kiện hiện tại của đất nước chưa phù hợp với nhu cầu, định hướng của bản thân thì họ không về đó là lẽ dĩ nhiên.
Lương Phương Thảo - quán quân Olympia năm 2002, lựa chọn về nước lập nghiệp
'Hiền tài là nguyên khí quốc gia', tất nhiên ở đâu thì người tài cũng luôn được coi trọng. Tuy nhiên những quán quân Olympia hay những du học sinh không về nước không phải là tất cả. Vẫn có những người chọn trở về, phát triển sự nghiệp ở Việt Nam sau khi hoàn thành việc học.
Nhiều tỷ phú Việt Nam từng du học ở nước ngoài, sau đó về nước phát triển sự nghiệp như ông Phạm Nhật Vượng (chủ tịch Vingroup), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổng giám đốc Vietjet Air, Phó chủ tịch HĐQT HD Bank), ông Trương Gia Bình (Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc FPT).
Sau tất cả, bản chất những Quán quân Olympia cũng chỉ là người chiến thắng trong một gameshow truyền hình, về nước hay không là lựa chọn cá nhân, họ không làm gì sai thì cớ gì phải ồn ào tranh cãi.
4 nữ quán quân của Đường lên đỉnh Olympia: Ngày ấy, bây giờ Suốt lịch sử 20 năm của Đường lên đỉnh Olympia, khán giả đã chứng kiến 4 lần các Nhà vô địch là nữ. Các cô gái đó là ai?