Ngôi trường giữa thủ đô cải tạo khuôn viên 36.000m2 thành ruộng lúa để học sinh tập làm nông dân
Phương pháp giáo dục độc đáo này đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân, mọi người bày tỏ mong muốn có thêm nhiều trường triển khai dự án tương tự để học sinh được trải nghiệm những hoạt động có ích và ý nghĩa sau giờ học.
Nhằm giáo dục học sinh biết trân trọng lương thực và rau quả mà mình ăn mỗi ngày, một trường tiểu học nằm giữa thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đã cải tạo hơn 10 mẫu đất (khoảng 36.000m2) trong khuôn viên trường thành ruộng đồng và khu chăn nuôi trồng trọt để học sinh tập làm nghề nông mỗi ngày.
Đây là ý tưởng độc đáo của trường Tiểu học Đài Đầu, thuộc khu Hải Điện của thành phố Bắc Kinh. Ngoài các giờ học chính khoá trên lớp, trường tiểu học này vốn nổi tiếng với ý tưởng cho học sinh được hoá thân thành các nhân vật để tìm hiểu những lĩnh vực khác nhau, từ kiến trúc sư, bác sĩ, giáo viên đến hoạ sĩ, nông dân, nhà động vật học… Kể từ khi quyết định cải tạo một phần trường học thành nông trại, các bạn nhỏ trong trường có thêm các môn chăn nuôi trồng trọt vào thời khoá biểu chính thức.
Học sinh trường Tiểu học Đài Đầu tham gia cấy lúa, trồng trọt và thu hoạch như những người nông dân đích thực
Video đang HOT
Khuôn viên trường được chia thành hai phần riêng biệt là tiền viện và hậu viện, tiền viện là các phòng học bình thường nơi học sinh nghe giảng, còn hậu viện chính là ruộng đồng và nông trại cho cả trường tham gia làm nông sau giờ học. Tại đây, học sinh được học cách trồng hoa cỏ, rau củ, cấy lúa, chăm sóc gia súc, động vật một cách bài bản và tỉ mỉ.
Phụ trách chính cho dự án là cô giáo Lưu Lệ Na đã chia sẻ với báo giới cho biết tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 trong trường (tại Trung Quốc cấp tiểu học gồm 6 lớp) đều phải tham gia vào hoạt động này.
“Mỗi em sẽ được phân một khoanh đất riêng để tự mình phụ trách từ khâu gieo hạt, chăm sóc đến khi thu hoạch. Điều này giúp các em biết được sự vất vả khi trồng lương thực và trở nên trân trọng thức ăn cũng như công sức của các bác nông dân hơn!”, cô Lệ Na chia sẻ.
Phương pháp giáo dục này của trường Tiểu học Đài Đầu đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ người dân cả nước. Mọi người bày tỏ sự ủng hộ và hy vọng có thêm nhiều trường học triển khai các dự án tương tự để học sinh được trải nghiệm những hoạt động có ích và ý nghĩa sau giờ học.
Mỗi học sinh được phân một khoảng đất nhỏ để tự trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch
Ngoài trồng trọt, các bạn nhỏ còn được chăn nuôi gia súc động vật
Các học sinh đều rất hứng thú và vui vẻ khi tham gia hoạt động của nhà trường
Theo QQ/Helino
Cần nghiên cứu lại hình thức kỷ luật học sinh
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường gây rúng động dư luận. Và mức độ xử phạt đối với những học sinh vi phạm, cố tình đánh bạn trong những trường hợp này vẫn là một bài toán khó đối với nhà trường và lực lượng chức năng.
Ảnh minh họa
Bơi lẽ các em học sinh vẫn chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, còn các hình phạt như kỷ luật, đình chỉ, đuổi học... dường như chưa thực sự giáo dục được học sinh vi phạm.
Ngày 22/3 vừa qua, một học sinh lớp 9 trường THCS Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) bị 5 bạn học cùng lớp lột hết quần áo, túm tóc, liên tục đấm đá vào vùng đầu, mặt... ngay tại trường. Một trong số nữ sinh tham gia đánh hội đồng gửi clip lại sự việc cho bạn ở nước ngoài. Sau đó, hình ảnh này bị phát tán trên mạng xã hội và đươc bao chi phan anh. Trường THCS Phù Ủng đã đình chỉ học 5 học sinh hành hung bạn trong vụ việc trên 1 tuần lễ.
Việc đình chỉ học sinh nằm trong quy định kỷ luật theo thông tư 08 của Bộ giáo dục và đào tạo được ban hành cách đây tơi ... 30 năm.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, hình thức kỷ luật đình chỉ học hoặc buộc thôi học không phải giải pháp tối ưu, thậm chí còn phát sinh nhiều vấn đề sau khi các em trở lại trường. Vi 'loại bỏ' học sinh đó ra khỏi môi trường học đường được xem là lành mạnh nhất thì học sinh đó sẽ có nguy cơ cao phát triển nhân cách theo chiều hướng xâu hơn.
Hiện nay, Bô luật hình sự 2015 đã quy định trẻ em từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm về những loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, trong trường hợp này, các nữ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác nhưng chưa tổn thương cơ thể đến 61% sẽ không bị xử lý hình sự. Các nữ sinh có thể sẽ bị xử lý bằng cách đưa và trường giáo dưỡng hoặc xử phạt hành chính. Tuy nhiên, cả 2 hình thức xử phạt này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định
Kỷ luật học sinh vi phạm thì quá dễ nhưng giáo dục để các em trở thành con người có ích cho xã hội thì mới khó. Làm được như vậy thì kỷ luật mới chính là giáo dục, mới làm cho các em co thê nhân thưc va sưa chưa sai lâm.
Theo vnews.gov.vn
Từ vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Giáo dục đạo đức bị xem nhẹ Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục cho biết, khi xem clip 5 nữ sinh đánh hội đồng một học sinh lớp 9 tại Hưng Yên, bà đã sốc. TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục. Đồng thời cho rằng ngày xưa việc đánh giá hạnh kiểm cho học...