Ngôi trường gần 100 năm tuổi tiếp tục là đơn vị tiêu biểu ngành Giáo dục Thủ đô
Trải qua gần 100 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS Xuân Đỉnh là một trong số ít ngôi trường phổ thông lâu đời có bề dày thành tích của quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội).
Trong những năm qua, trường nhiều lần là đơn vị xuất sắc tiêu biểu của Thủ đô.
Phát huy truyền thống bề dày thành tích của các thế hệ đi trước, Trường THCS Xuân Đỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ảnh: XĐ.
Tiền thân là trường Hướng học Xuân Tảo được thành lập năm 1924, đến năm học 1962 – 1963 mang tên Trường cấp II Xuân Đỉnh, sau đó là trường Phổ thông THCS Xuân Đỉnh năm 1996. Nhà trường kế thừa truyền thống dạy và học của làng Xuân Đỉnh – ngôi làng có truyền thống hiếu học. Tháng 10/2010, Trường được công nhận: “Trường THCS đạt chuẩn Quốc gia”, công nhận lại chuẩn vào tháng 1/2018.
Kế thừa và phát huy truyền thống bề dày thành tích của các thế hệ đi trước, Trường THCS Xuân Đỉnh đã không ngừng cố gắng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhà trường liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, 13 năm liên tục đạt “Tập thể lao động xuất sắc”, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2009 – 2010, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen năm 2014 – 2015, 3 năm liên tiếp được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Đặc biệt, năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021 nhà trường được tặng Cờ thi đua cấp Thành phố; năm học 2012 – 2013, trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Ba”.
Hiệu trưởng Trường THCS Xuân Đỉnh Lê Thị Thu Hà cho biết, trường có quy mô hơn 2.100 học sinh, với gần 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên. 100% giáo viên của trường có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ trên chuẩn chiếm 91%. Giáo viên luôn tích cực đổi mới trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, trong đó quan tâm giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức. Công tác đổi mới được diễn ra thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú là động lực thúc đẩy việc dạy học hiệu quả.
Trong 10 năm gần đây, nhà trường đã có 663 giải cấp Quận ở tất cả các cuộc thi, các sân chơi trí tuệ, các sân thi đấu thể thao ở các bộ môn và 116 giải cấp Thành phố được ghi nhận. Ngoài ra, từ năm học 2019 – 2020, nhà trường đã động viên, khuyến khích các em học sinh tham gia các sân chơi tự nguyện cấp quốc gia, quốc tế: Giải toán TIMO, HKIMO, cuộc thi tin học quốc tế HKICO, cuộc thi khoa học HKISO, tham gia thi thiết kế POSTER toàn cầu…
Đặc biệt, năm học 2021 – 2022, nhà trường có 87 em học sinh đoạt giải các cuộc thi. Trong đó, có 19 em đoạt giải cấp quận (15 học sinh đoạt giải học sinh giỏi các môn văn hóa, 4 học sinh đoạt giải nghiên cứu khoa học); 6 em giải cấp Thành phố (5 em đoạt giải Học sinh giỏi văn hóa, 1 em đoạt giải Nhì cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu Luật Trẻ em 2016); có 62 em đoạt giải quốc gia (58 em đoạt giải các cuộc thi quốc tế như HKICO, HKISO, HKIMO, TIMO… và 4 em đoạt giải cuộc thi trực tuyến “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”)…
Trường THCS Xuân Đỉnh nhận cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua cấp Thành phố. Ảnh: XĐ.
Bà Lê Thị Thu Hà cũng cho biết, từ mái Trường THCS Xuân Đỉnh, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành, với nhiều cương vị khác nhau, nhiều cựu học sinh đã và đang làm rạng danh cho đất nước. Có những học sinh của trường giờ đây tiếp nối bước chân của các thầy cô giáo, lại đứng trên bục giảng để dìu dắt các thế hệ học trò kế tiếp lớn lên.
Với những thành tích đó, Trường THCS Xuân Đỉnh tiếp tục là một trong những đơn vị tiêu biểu của ngành giáo dục Thủ đô năm 2022.
Trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, năm học 2022 – 2023, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô có hơn 2.800 trường mầm non, phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp, với hơn 2,2 triệu học sinh. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại và đạt chuẩn. Toàn ngành có hơn 150.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục.
Video đang HOT
Chỉ tính 5 năm gần đây, học sinh Hà Nội đã giành được 675 giải quốc gia và 82 huy chương tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Hiện nay, Hà Nội là một trong bốn địa phương đầu tiên trên cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3.
Nhấn mạnh vai trò của đội ngũ nhà giáo, ông Trần Thế Cương kêu gọi toàn thể đội ngũ nhà giáo phát huy phẩm chất tốt đẹp, nêu cao tấm gương đạo đức trong sáng của người thầy, cùng quyết tâm, nỗ lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để xứng đáng với vinh dự, tự hào là nhà giáo Thủ đô.
Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Sáng 20-9, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM do đồng chí Văn Thị Bạch Tuyết, Thành ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM có buổi làm việc với Sở GD-ĐT TPHCM cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị trường học trên địa bàn về khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2020-2022.
Theo bà Văn Thị Bạch Tuyết, Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 triển khai trong bối cảnh TPHCM bị ảnh hưởng nặng nề qua 2 năm dịch Covid-19 có nhiều thách thức.
Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc trang bị sách giáo khoa (SGK) cho học sinh, chất lượng dạy và học khi triển khai chương trình mới, chế độ chính sách cho giáo viên.
Toàn cảnh buổi làm việc
Song song đó, yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nâng chuẩn trình độ giáo viên và các khó khăn về tuyển dụng cũng là những thách thức đặt ra cho ngành giáo dục.
Báo cáo tình hình triển khai chương trình và SGK mới, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Bảo Quốc cho rằng, một trong những khó khăn lớn mà thành phố đang gặp phải là áp lực tăng dân số cơ học.
Tỉ lệ số phòng học/10 nghìn dân số trong độ tuổi đi học (từ 3-18 tuổi) trong giai đoạn 2015 đến 2025 đã tăng từ 247 phòng (năm 2015) lên 293 phòng (năm 2021). Năm 2022 ước tính đạt cả năm là 294 phòng học. Theo kế hoạch, năm 2025 sẽ đạt 300 phòng học/10 nghìn dân.
Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh không có hộ khẩu TPHCM tăng dần qua các năm học. Trong năm học 2021-2022, số học sinh không có hộ khẩu thành phố là 343.894 học sinh, chiếm tỉ lệ 21,26% tổng số học sinh trên địa bàn.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Bảo Quốc phát biểu tại buổi làm việc
Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nhận được sự quan tâm của tất cả cấp, ngành, tạo chuyển biến tương đối rõ nét về cơ sở vật chất, trình độ giáo viên và chất lượng giáo dục.
Trong đó, giáo viên tích cực hơn trong đổi mới mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, từ đó tạo niềm tin cho nhân dân đối với ngành giáo dục.
Tuy nhiên, CT GDPT 2018 ở cấp tiểu học yêu cầu thực hiện dạy học 2 buổi/ngày nhưng với áp lực tăng dân số cơ học, mật độ dân số cao khiến số trường và số phòng học trên địa bàn thành phố chưa đủ đảm bảo 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Nhiều trường có sĩ số lớp học đông nên giáo viên rất vất vả trong giảng dạy và bao quát học sinh.
Thêm vào đó, cơ sở vật chất hiện nay chưa đồng bộ đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình, còn nhiều trường có diện tích nhỏ hẹp, thiếu phòng bộ môn, phòng chức năng do tất cả phòng ốc đều tập trung cho việc học chính khóa của học sinh
Đặc biệt, việc tuyển dụng giáo viên cho năm học 2021-2022 thực hiện chậm dẫn đến một số trường thiếu giáo viên dạy nhiều môn, giáo viên bộ môn, nhất là giáo viên tiếng Anh và Tin học, Nghệ thuật.
Theo ông Nguyễn Hải Hiệu, Phó trưởng Phòng Hành chính, Sở Nội vụ TPHCM, thiếu giáo viên là vấn đề đã tồn tại nhiều năm, chứ không riêng gì năm học này. Do đó, ngành giáo dục cần chủ động làm việc với các sở, ngành để tham mưu UBND TPHCM có các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tuyển dụng cho các đơn vị.
Bên cạnh đó, hiện nay yêu cầu sắp xếp tinh gọn các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có cơ sở giáo dục công lập gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh thực tế hàng năm thành phố tăng từ 20.000-30.000 học sinh.
Năm học 2022-2023, toàn thành phố có hơn 1,6 triệu học sinh, lớn hơn dân số của một tỉnh, thành phố đòi hỏi nguồn lực cơ sở vật chất phải mở rộng. Trước thực tế đó, các cấp quản lý cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho địa phương.
Về khó khăn tuyển dụng giáo viên, năm 2020, Bộ Nội vụ cho phép tuyển dụng giáo viên theo hình thức hợp đồng nhưng chỉ áp dụng ở các đơn vị tự chủ một phần, riêng đơn vị hoạt động do ngân sách cấp 100% kinh phí không thể hợp đồng giáo viên.
Vừa qua, Sở Nội vụ TPHCM đã kiến nghị Bộ Nội vụ có cơ chế tháo gỡ khó khăn về tuyển dụng, giải quyết tạm thời bài toán thiếu giáo viên của TP.
Ở góc độ khác, ông Phạm Minh Hải, Phòng Hành chính sự nghiệp, Sở Tài chính TPHCM thông tin, hiện nay theo quy định của Bộ Tài chính không có khoản chi từ ngân sách cho các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với viên chức đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường học.
Do đó, Sở Nội vụ đang lấy ý kiến các sở, ngành để tham mưu UBND TPHCM về chính sách đặc thù về chế độ bồi dưỡng, đào tạo giáo viên nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị.
Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM nêu ý kiến, ngành giáo dục cần có giải pháp căn cơ hơn về đào tạo và nâng chuẩn trình độ cho giáo viên, tránh để các trường tự xoay xở tìm giải pháp tháo gỡ.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM trăn trở về yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng trình độ cho giáo viên
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh cho rằng chất lượng chương trình cần được đánh giá toàn diện hơn để có các giải pháp, kế hoạch thực hiện phù hợp.
Ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển, đặt câu hỏi, năm nào ngân sách thành phố nói chung và các địa phương nói riêng đều quan tâm chế độ chính sách đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên, những nỗ lực đó đều chưa đủ đáp ứng nhu cầu.
Đầu năm học nào, ngành giáo dục cũng đứng trước bài toán khó khăn về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng, đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ từ cơ quan quản lý.
Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM Cao Thanh Bình bày tỏ, tỉ lệ dạy học 2 buổi/ngày ở một số địa phương hiện nay chưa đạt 30%. Trong khi đó, chương trình dạy học buổi 2 là dành thời gian cho các hoạt động phát triển kỹ năng cho học sinh.
"Nếu dồn chương trình triển khai trong một buổi sẽ khó đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, ảnh hưởng chất lượng giáo dục", ông Cao Thanh Bình nêu ý kiến.
Riêng với tình trạng thiếu SGK đầu năm học này, ngành giáo dục cần rút kinh nghiệm, tránh tái diễn tình trạng thiếu SGK vào năm học sau. Song song đó, Sở GD-ĐT TPHCM cần chủ động có kế hoạch giúp giáo viên có thêm thời gian nghiên cứu các bộ SGK trong quá trình chọn sách cũng như triển khai chương trình.
Trước hàng loạt khó khăn và thách thức, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM đề xuất Bộ GD-ĐT có văn bản chỉ đạo cụ thể định biên cho ngành giáo dục khi thực hiện CT GDPT 2018, trong đó xây dựng bổ sung vị trí việc làm, đảm bảo đủ định biên theo định mức số tiết quy định.
Riêng đối với HĐND và UBND TPHCM, ngành giáo dục kiến nghị tiếp tục quan tâm, đầu tư nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện CT GDPT 2018 ở những năm học tiếp theo.
Những thầy cô giáo 'gieo mầm xanh' hết lòng vì học sinh miền núi Tháng 9, các em học sinh, thầy cô quay trở lại trường học, cũng là lúc ước mơ tới trường của những em nhỏ khó khăn được tiếp tục nâng bước từ tấm lòng của các thầy cô hết mình vì học sinh miền núi... Năm học mới đến, các thầy cô giáo ở khắp nơi trên cả nước lại miệt mài trong...