Ngôi trường được ví là trung tâm sáng tạo ở Thái Lan
Thay vì nghe giáo sư giảng bài, một buổi học của Phương Nam – sinh viên năm cuối tại đại học Bangkok là trợ giảng, hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất.
Lê Nguyễn Phương Nam, người vừa tốt nghiệp khoa Truyền thông (Communications Arts) tại đại học Bangkok ( Bangkok University – BU), ngôi trường có tuổi đời gần 60 năm ở thủ đô Thái Lan cho rằng, cách học này mang lại lợi ích kép.
Đầu tiên, Nam có thời gian ôn bài học cũ, sàng lọc kiến thức. Khi thiết kế bài giảng, Nam sẽ cân nhắc những kiến thức nào mà sinh viên năm nhất nên học, tổ chức những buổi thảo luận mở để các sinh viên năm nhất đưa ra quan điểm. Từ đó, cậu học được nhiều điều từ những quan điểm khác biệt.
“Khi đứng trước một lớp 90 sinh viên, tới từ nhiều quốc gia trên thế giới, mình sẽ phải nghĩ tới chuyện làm sao để hiểu được văn hóa của từng nước khác nhau, làm sao có thể cảm thông, thấu hiểu được các bạn”, Nam chia sẻ.
Ngược lại, sinh viên năm nhất cũng rất hào hứng khi học với giảng viên trẻ tuổi, đồng trang lứa với mình. Christopher Franz, sinh viên ngành truyền thông nói về những buổi học với sinh viên năm thứ tư: “Chúng tôi không chỉ đọc, nghe mà chúng tôi tương tác, đặt câu hỏi và thể hiện ý kiến – một cách thức rất sáng tạo”.
Tại BU, Nam và các bạn được phát huy tối đa sự sáng tạo. Ảnh: NVCC
Trưởng khoa truyền thông Peerachai Kerdsint cho biết, đại học Bangkok theo đuổi triết lý giáo dục mới. Phương pháp sinh viên cũ đứng lớp dạy các sinh viên mới này bắt nguồn từ việc trường muốn sinh viên hào hứng hơn với việc học. Hai phía phải làm việc với nhau để bài giảng và các hoạt động trong lớp có sự bổ sung cho nhau mà vẫn giữ được sự cân bằng.
Để giúp sinh viên biến kiến thức sách vở thành hành động thực tế, ngoài mô hình học qua việc dạy lại sinh viên khóa dưới, BU còn triển khai nhiều mô hình học tập khác, trong đó có iFIT (Individual Future Innovative Learning of Thailand – Mô hình học tập sáng tạo cá nhân).”Chỉ cần mình có ý tưởng nào đó và mình muốn biến ý tưởng đó thành hiện thực thì nhà trường và trung tâm iFit sẽ hỗ trợ tạo ra dự án đó, với tư cách dự án cá nhân”, Nam chia sẻ.
Bốn năm học tập tại BU, Nam đã có nhiều dự án thực hiện tại đây. Một trong những dự án khiến Nam tự hào nhất là chiến dịch “Women Uplift Women”, cộng tác cùng Natalie Glebova, hoa hậu Hoàn vũ 2005 vào năm 2018. Chiến dịch gồm một triển lãm ảnh được trưng bày ngay trong khuôn viên của trường và một buổi nói chuyện, mời nhiều người mẫu, CEO nữ đến chia sẻ quan điểm của họ về quyền bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ trong tương lai tại Thái Lan.
Dự án về bình đẳng giới của Nam đã thu hút được nhiều người nổi tiếng ở Thái Lan tham gia. Ảnh: NVCC
Chiến dịch đã thu hút hàng trăm khách tham dự và xuất hiện trên một số báo đài của Thái. Ngoài ra, trong quá trình học tại BU, Nam cũng được tạo điều kiện trở thành tình nguyện viên dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo, phụ nữ nhập cư, tổ chức các buổi quyên góp đồ second-hand…
Đối với Nam, đó là những trải nghiệm quý giá giúp cậu trưởng thành lên rất nhiều. Bởi sau đó, những dự án này không phải là dự án nhỏ ở trường nữa, mà là “một hồ sơ cá nhân để đem chứng tỏ với những người tuyển dụng sau này là tôi có khả năng, tôi không chỉ học từ trường, mà tôi đang làm mọi thứ từ sức của mình”, Nam chia sẻ.
BU khuyến khích sinh viên suy nghĩ, phát triển sáng tạo và biến ý tưởng thành dự án thực tế. Sinh viên sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các giáo sư, các chuyên gia và những người thành công trong các lĩnh vực là đối tác của BU để thúc đẩy khả năng và vận dụng các kiến thức đã được học. Tuy nhiên, nhà trường không cung cấp quá nhiều sự trợ giúp mà để sinh viên tự giác, từ việc xin tài trợ đến triển khai, coi như đây là một công việc thực sự.
Chú trọng vào thực hành và phương pháp học tập trải nghiệm, trang bị các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế cho sinh viên là mục tiêu đào tạo của đại học Bangkok bên cạnh khả năng tư duy sáng tạo. Cả 12 khoa của trường đều có những trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, cung cấp mô hình như một môi trường làm việc thực tế để sinh viên thực hành. Nếu như ở khoa Truyền thông, các phòng học được cung cấp những thiết bị công nghệ hiện đại nhất để thực hiện các chiến dịch truyền thông, thì tại khoa Du lịch, sinh viên có những khu thực hành được bố trí như một khách sạn 5 sao, có cả bồn tắm trong nhà để thực hiện các nghiệp vụ khách sạn…
Tòa nhà hình kim cương là một không gian kích thích khả năng tư duy sáng tạo cho sinh viên BU.
Đại học Bangkok có các trung tâm nghiên cứu định hướng phát triển sự sáng tạo, có đầy đủ chuyên môn để đào tạo về Tư duy sáng tạo (Creativity) giúp biến các dự án ý tưởng thành hiện thực. Năm 2011, BU đã giành giải thưởng Thương hiệu uy tín, hạng mục Trường Đại học tư nhân uy tín do tạp chí Reader’s Digest (Mỹ) bầu chọn, đồng thời “Tòa nhà Kim cương” biểu tượng của trường cũng giành giải thưởng về kiến trúc do Hiệp hội Kiến trúc sư châu Á (ARCASIA) bình chọn”. Ở từng khu vực xung quanh tòa nhà, từ lớp học cho tới khuôn viên bên ngoài, đâu đâu cũng giúp tạo ra một không gian kích thích khả năng tư duy và thoải mái học tập sáng tạo cho sinh viên.
Tại đây, sinh viên của hơn 50 quốc gia trên thế giới đang theo học, không phân biệt màu da, tôn giáo và luôn được “be yourself” – tự do là chính mình. Các bạn được đào tạo để trở thành những nhân sự tiềm năng, sáng tạo với đầy đủ kỹ năng và tư duy toàn cầu, thích ứng và hội nhập trong thế giới chuyển đổi số.
Nơi đây đã thu hút được nhiều ngôi sao nổi tiếng trong ngành giải trí và truyền thông Thái Lan theo học, như nam diễn viên Nattaraht-Maurice Legrand, nữ diễn viên Farida Waller, nữ diễn viên, người mẫu, người dẫn chương trình Sirinya Bubridge-Bishop, đầu bếp Tatchapol Choomduang, giám đốc truyền thông công ty Kitzcho là Thiti Amornpiyagris, quản lý Marketing của công ty SunBride Food là Tanyalak Ganjanapas…
Môi trường giáo dục chú trọng vào sự sáng tạo và việc thực hành thông qua những dự án thật kết hợp cùng doanh nghiệp giúp sinh viên có cơ hội được cọ xát và trải nghiệm thật. Phần lớn giảng viên là những người du học từ nước ngoài và đã có nhiều năm kinh nghiệm ở các công ty lớn tại Thái nên kiến thức được học có sự cân bằng giữa lý thuyết và tính ứng dụng.
Một số hoạt động của sinh viên BU.
Nam là một trong những sinh viên Việt Nam đầu tiên giành được học bổng toàn phần BU Creative của đại học Bangkok, sau khi cậu đã gia nhập trường được vài tháng vào năm 2016. “Nhờ học bổng BU Creative, mà mình được tiếp thêm động lực để tạo ra nhiều hoạt động có ích cho mọi người hơn”, Nam chia sẻ. Từng mất phương hướng khi học đại học tại Việt Nam, Nam cho biết nhờ học ở BU, cậu đã thay đổi rất nhiều về tư duy, trở nên thực tế hơn.
Cho tới bây giờ khi đi làm, Nam có thể áp dụng kha khá kiến thức đã học ở trường vào công việc. Vào lúc 10h -11h30 ngày 31/5, trên trang Facebook của BU, cùng với ông Sawit Thong-on – giám đốc đại diện BU tại Việt Nam, giáo sư tiến sĩ Juergen Robert Moritz, khoa Truyền thông của BU, ông Woot Pothipatama, giám đốc công ty Siam Media, cựu sinh viên BU, Nam sẽ chia sẻ thêm về ngành học của mình.
BU đang có 4 suất học bổng 50% học phí dành cho bốn ngành Entrepreurship. Business English, Marketing, Internatitonal Toursim & Hospitality Management. Các phụ huynh và học sinh quan tâm có thể tải đơn đăng ký tại https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSf1YzZ-kFlgh9tdtfz9J_-Rh3uLDz1BW_nVP9Ya1ux3HsoMLw/viewform
Hoặc liên hệ tại văn phòng đại diện trường đại học Bangkok tại Việt Nam, số 3 Công trường Quốc tế, phường 6, quận 3, TP HCM hoặc liên hệ hotline 028.3600.6464 để được tư vấn miễn phí.
Hành trình cán mốc thu nhập mơ ước 5200 USD/tháng trong 2 năm của chàng trai Hà Nội 22 tuổi
Muốn hái trái ngọt, ắt phải bước qua thảm gai. Chẳng có thành công nào là trong mơ cả nếu bạn không nỗ lực. Câu chuyện dưới đây của chàng trai 22 tuổi sẽ là một tấm gương như vậy.
Chàng trai có vóc dáng nhỏ nhắn Hoàng Trí Dũng, một sinh viên trường đại học Ngoại Thương hiện đang gap year và được làm những điều mình thích. Để giới thiệu đôi nét về bản thân, Dũng cho rằng đặc điểm đầu tiên là "sự tích cực, mình nghĩ đây là bản năng của mình rồi. Một phần vì hồi nhỏ, ông nội hay hỏi mình "Cháu định làm thế nào?" thay vì ngăn mình làm một cái gì đó. Và tới giờ mình vẫn giữ được nét tính đặc trưng này."
Cậu cũng cho rằng mình là người khá kiên trì: "Ngày học cấp 3, điều đầu tiên làm mình bớt chán và phải cố gắng nhiều chút là bóng rổ. Mình là một đứa thấp bé nhẹ cân, và để có một slot trong đội bóng rổ trường, việc tập luyện 4 tới 5 tiếng một ngày là tất yếu. Lần đầu tiên mình chịu đựng những nỗi đau thể xác như rách cơ, nứt sụn, lệch khớp và nhiều chấn thương nữa. Nhưng đó là khi mình biết mình có thêm một tính nữa: không bỏ cuộc.
Bên cạnh đó, thì bé người nên chơi bóng cần nhiều não hơn, và đó là khi mình bắt đầu tập nhìn vào các kẽ hở và nghĩ tới những điều mà một người bình thường trong hoàn cảnh đó sẽ không nghĩ tới. Suy nghĩ này đóng vai trò rất lớn trong quá trình lớn lên của mình sau này. Bóng rổ còn rèn cho mình bản lĩnh hơn khi gặp những đối thủ mạnh, khi thua cuộc, khi va chạm không đáng có xảy ra.
Khi chơi bóng, mình cũng không quan tâm tới sự bất công của trận đấu. Trọng tài bắt gì cũng được, cầu thủ đội bạn làm gì cũng được, mình sẽ luôn giữ một thái độ phản ứng cứng rắn, kiên định và chỉ cố gắng hết sức vì kết quả cuối cùng."
Và chính nhờ những phẩm chất ấy, trong suốt hành trình 2 năm 2018-2020 nỗ lực chạm tới mức thu nhập 5000 USD/tháng, tuy làm việc điên cuồng từ 12 tiếng tới 20 tiếng một ngày nhưng Dũng luôn cảm thấy rất vui, không hề mỏi mệt về mặt tinh thần. Không ai có thể làm lung lay ý chí của cậu sinh viên năm cuối, Dũng chỉ tiếp thu những ý kiến có tính đóng góp xây dựng và có giá trị. Và quan trọng hơn cả, chàng trai 22 tuổi luôn tin mình làm được.
Công việc "đạt chuẩn" nhất: Thực tập tại các tập đoàn lớn
Dũng chia sẻ, câu lạc bộ mà cậu tham gia ở trường có rất nhiều thành viên đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi. Chính động lực ấy đã thôi thúc cậu muốn đi thi và khao khát đạt giải nhất. Sau một quá trình trượt kha khá các cuộc thi, Dũng đạt giải "Best Individual" của một cuộc thi về marketing và nhận được một suất thực tập. Và cậu chọn phòng Sales.
Tuy đã từng làm ở một số công ty nhưng cơ hội này đã lần đầu tiên giúp Dũng có cái nhìn rất thực tế về môi trường big-corp mà bạn bè thường nhắc tới: " Công việc mang tính tiêu chuẩn top-student đầu đời này giúp mình hiểu rõ hơn về sự vận hành của các phòng ban, cách chúng kết hợp với nhau...". Sau đó, Dũng tiếp tục tham gia vào một cuộc thi khác SEO Vietnam Fellowship Program. Trải qua 5 tháng và 3 vòng thi, Dũng đã đậu và nhận được một chuỗi training mà cậu cho rằng "xịn sò" và suất thực tập tại một trong những tập đoàn thể thao lớn nhất Việt Nam. Sau một khoảng thời gian thực tập, cậu thấy bản thân không hợp với môi trường văn phòng, nên quyết định rời đi. Cả hai lần thực tập, mức thù lao cậu nhận được chỉ đủ tiền thuê nhà: 3 triệu.
Dũng nhận ra: "Ở giai đoạn đi thực tập, các bạn trẻ thường chọn ngành dựa vào các tiêu chí mà marketing đang đưa vào suy nghĩ của chúng ta mỗi ngày. Ít ai có cơ hội để hiểu được thực sự trong một ngày mình sẽ được làm gì, lộ trình thăng tiến rõ ràng trên thực tế nó là như thế nào, và công ty cũng như một xã hội thu nhỏ. Hơn nữa, nhiều bạn không để ý tới cách đối nhân xử thế - trong khi đây mới là yếu tố quan trọng không kém gì năng lực để giúp các bạn đi xa hơn."
Công việc đơn giản nhất: Dịch thuật và Làm slides
Đây là giai đoạn khó khăn nhất với Dũng: cậu tạm nghỉ học và ngưng xin trợ cấp từ bố mẹ vì Dũng nghĩ khi bị tước đi những quyền lợi cơ bản nhất, bản thân sẽ có tâm thế khác và cố gắng nhiều hơn trong cuộc sống.
Vì thế, cậu bắt đầu mò mẫm tìm kiếm những công việc phù hợp với khả năng của mình. "Sau 3 tuần tìm tòi, mình đã nhận dịch cuốn sách đầu tiên với giá 15.000 đồng cho 750 từ. Lần dịch đầu tiên không mấy suôn sẻ vì mình dịch chưa thoát ý, thậm chí còn sai chính tả nhiều. Nhưng dù sao cũng là một khởi đầu tốt, sau một tháng tập tành mình cũng thu về được 2 triệu."
Tuy nhiên, vì cảm thấy mất nhiều thời gian mà thù lao thu về ít, Dũng đã chuyển hướng tìm ra một nguồn tài liệu mang tính học thuật cao. "Lúc đầu mình dịch 15.000 cho 750 từ, tức là 20 đồng 1 từ, còn giờ mình được 200 đồng 1 từ. Thù lao cho 1 từ cao hơn nên mình giảm dần số lượng sách dịch xuống để có thời gian làm những việc khác. Và từ việc tìm được nguồn sách mới, mình thu được 5 triệu cho công việc này." Và tình cờ khi dịch sách, Dũng phát hiện ra một công việc khác đòi hỏi sự tỉ mỉ nhưng thù lao cao hơn: làm slides. Tháng cao điểm, cậu bạn cũng thu về được 6 triệu.
Dũng nhận ra: "Mình thấy để dịch được sách ở mức độ cơ bản, ngoại ngữ của bạn chưa cần quá xuất sắc, nhưng chắc chắn rằng bạn phải lưu loát trong vốn sử dụng tiếng Việt. Dịch sách sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong khả năng sử dụng ngôn từ và diễn đạt mạch lạc. Đây cũng là một bước tiến cho công việc sales của mình sau này."
Công việc khó khăn và tốn nhiều thời gian nhất: Dạy tiếng Anh
Từ việc dạy tiếng Anh cho một người quen để giúp việc giao tiếp trở nên suôn sẻ hơn, Dũng quyết định mở một lớp học nhỏ tầm 10 bạn để phục vụ mục đích được nói tiếng Anh thoải mái của mọi người. Đây là thời điểm Dũng nghiện việc đi dạy và cảm thấy bản thân tạo ra giá trị cho người khác và cho chính mình.
Sau một thời gian lớp học kết thúc và tham gia cuộc thi, Dũng tiếp tục mở lớp dạy để thoả sự yêu thích của chính mình. Các buổi tối, Dũng đều có lớp học. Cậu cũng quyết định học chứng chỉ TESOL để nắm được về phương pháp dạy nhiều hơn.
Hiện tại do tác động của dịch Covid-19 nên Dũng đã quyết định dừng công việc dạy học để tập trung vào chuyên môn chính của mình, đó là sales.
"Nhờ quá trình đi dạy mà mình có động lực xem rất nhiều tài liệu, tìm các nguồn kiến thức hay và đảm bảo tính tiếp thu khoa học của ngôn ngữ để cho học viên học. Mình có kết hợp với một người bạn ở University of Melbourne để xây dựng giáo án. Và đây là khoảng thời gian rất bận, nhưng cũng rất ý nghĩa với mình."
Dũng cũng tiết lộ: "Công việc dạy học thực sự mang lại một khoản thù lao rất cao, có thể lên tới 30 triệu, thậm chí là 50 triệu một tháng. Tuy nhiên công sức để bỏ vào nó và đảm bảo kiến thức ngôn ngữ mình mang tới cho người khác đúng về tính văn hóa, được người nước ngoài sử dụng, thì phần nghiên cứu và tìm tòi phải cực nhiều. Nên tính ra, thời gian để làm việc không khác gì theo các dự án to. Mệt và vất vả lắm."
Công việc lạ đời nhất: Dạy bóng rổ "bằng tiếng Anh"
Bóng rổ là niềm đam mê nên Dũng tham gia vào làm trợ lý huấn luyện viên cho một startup về thể thao để tiếp tục được chạy nhảy, chạm tay vào trái bóng cam. Phần lớn thời gian, cậu quản lý các lớp bóng rổ cho trẻ từ cấp 2 trở xuống. Mức thù lao Dũng nhận được khi ấy là 80.000 đồng/giờ.
Tuy nhiên, sau đó, vì lý do cá nhân, Dũng đành phải nghỉ việc ở startup. Nhưng với đam mê chơi bóng rổ, Dũng nghĩ ra việc dạy bóng rổ bằng tiếng Anh cho mấy đứa nhỏ ở sân khu chung cư gần nhà. Dũng dạy từ 6 giờ sáng tới 7 rưỡi, vừa kịp giờ mấy đứa nhỏ đến trường.
Dũng chủ yếu dạy ngữ pháp cho người mới bắt đầu và các thuật ngữ ngắn về bóng rổ, các câu thoại cậu dùng cũng chỉ dừng lại ở các câu động viên, hô khẩu hiệu và bình luận mà bản thân học được từ NBA.
Tự hào vì nâng cấp lớp bóng rổ lên một nấc thang mới, và nâng cấp luôn cả thù lao của bản thân, Dũng chia sẻ: "Mình thấy nếu có thể giúp người khác giải quyết tốt được vấn đề của họ, thu nhập của bạn sẽ tăng nhanh hơn . Khi nhìn mọi thứ xung quanh với một góc nhìn khác, bạn có thể đào sâu vào vấn đề cốt lõi của mọi thứ và từ đó tạo giá trị cho mọi người và bản thân. Hãy cố gắng phát triển theo chiều sâu, cải tiến năng lực bản thân và dịch vụ bạn cung cấp được cho thị trường tới một mức cao hơn."
Công việc thử thách nhất: Bán hàng (Freelancer)
Cho rằng mình không hợp với nghề sales khi còn hoạt động câu lạc bộ ở trường, Dũng thậm chí còn rất ghét công việc này. Tuy nhiên, trong thời gian tạm ngưng việc học, Dũng lại một lần nữa thử thách bản thân bằng công việc này. Bắt đầu bằng việc thuyết trình thử cho người quen để nhận feedback, Dũng đã có được deal đầu tiên sau khi nói chuyện với bên đối tác thứ 7.
Trong thời gian ấy, Dũng nhận thấy khoá học đặc biệt của Dan Lok (một triệu phú ở Vancouver) rất hợp với cách tiếp cận vấn đề của bản thân nên cậu đã không ngại chi trả 2500 USD để theo học.
Dũng nhận ra: "Khi tham gia một khóa học cực kỳ đắt đỏ của Dan Lok, mình học được nhiều điều hơn chỉ là một kỹ năng. Điều tốt nhất mình đã học được từ Dan Lok là phong cách sống. Mình đã làm việc chăm hơn, thông minh hơn và không bao giờ than vãn về bất kỳ khó khăn nào trong cuộc sống nữa. Mình học được cả về mô hình hoạt động và những tư duy kinh doanh rất đột biến. Và số tiền 70 triệu đấy thực sự đã thay đổi mình tiếp một lần, thay đổi vô cùng nhiều.
Sau khi áp dụng kỹ năng của mình vào công việc, đời sống, và tiếp tục mài giũa nó mỗi ngày, mình nhận ra rằng khả năng thương thảo đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Mấu chốt của những sự dễ dàng trong cuộc sống đôi khi chỉ đến từ việc bạn biết nói làm sao mà người khác thích nghe."
Những gì mà Hoàng Trí Dũng trải qua chưa hề dễ dàng. Để đạt được mức thu nhập mơ ước, tất nhiên, Dũng đã phải đánh đổi rất nhiều. Trải qua 5 công việc "khó nhằn" kia, hiện tại công việc chính của Dũng là bán hàng và phát triển công ty xã hội Vietnam Online Career Fair với mentor của mình. Ban đầu, khi quyết định gap year, Dũng cũng đã lén giấu gia đình nhưng sau đó, khi đã nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ về những kế hoạch, Dũng đã nhận được sự đồng thuận. Nói về một ngày hiện tại, Dũng cho rằng "lúc thì cô đơn, lúc thì bận tối mặt, lúc vui vẻ hò reo vì chốt đơn thành công". Cậu thực sự hạnh phúc vì thành quả hiện tại của bản thân!
Tâm sự hai vợ chồng giáo viên người Mỹ ở Việt Nam: Người Việt Nam vẫn rất thân thiện với khách quốc tế, miễn là bạn có ý thức đeo khẩu trang và không bất cẩn Ralph Clesca nói: "Nếu bạn đi ngoài đường không đeo khẩu trang, người dân địa phương sẽ không ngần ngại cho bạn biết điều đó thật vô trách nhiệm". Khi một phần nước Mỹ bắt đầu mở cửa trở lại để kinh doanh, thiệt hại là rất rõ ràng và thậm chí nó còn tồi tệ hơn nhiều người từng nghĩ: Hơn 1,1...