Ngôi trường đầu tiên dành cho người chuyển giới tại Bangladesh
Một tổ chức từ thiện tại Bangladesh vừa thành lập ngôi trường đầu tiên dành cho những người chuyển giới ở đất nước này.
Theo Reuters, nhóm người chuyển giới này thường được gọi là “Hijras”. Họ đối mặt sự phân biệt đối xử trong xã hội và thường phải sống trong cảnh nghèo đói, khổ cực.
Các “Hijars” không được gia đình chấp thuận. Họ bị đuổi ra khỏi nhà ngay từ khi còn nhỏ và không được giáo dục. Nhiều nạn nhân buộc phải đi ăn xin hay hành nghề mại dâm để mưu sinh.
“Những người chuyển giới cũng là con người. Họ có quyền được học hành và sống cuộc đời đúng nghĩa”, Abdur Rahman Azad, một trong những giáo sĩ của tổ chức từ thiện trên, nói. Nhóm từ thiện đã cải tiến một tòa nhà ba tầng thành khu học chánh.
Các sinh viên đọc kinh Qur’an tại ngôi trường đầu tiên cho người chuyển giới của Bangladesh. Ảnh: Reuters.
Các sinh viên sẽ được học kinh Qur’an, các nguyên tắc cơ bản của đạo Hồi cũng như tiếng Bengali, ngôn ngữ Anh, Toán học và đào tạo nghề.
Video đang HOT
“Chúng tôi có kế hoạch mở trường cho các em trên cả nước để mọi người đều có thể đi học. Ngôi trường này ban đầu có hơn 100 sinh viên. Chúng tôi mong muốn biến họ trở thành nguồn nhân lực mới cho Bangladesh”, Azad nói thêm.
Chính phủ Bangladesh ước tính nước này có 10.000 người chuyển giới. Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ nhân quyền cho hay con số đó có thể lên tới 1,5 triệu. Dân số của Bangladesh hiện là 160 triệu người.
Năm 2013, những “Hijras” được chính phủ nước này công nhận là giới tính thứ 3, tôn trọng nhân quyền của họ. Bất chấp điều này, hàng triệu người chuyển giới vẫn bị cộng đồng xa lánh, tước quyền sống. Nhiều người tại Bangladesh vẫn xem tình dục đồng giới là bất hợp pháp.
Sona Solani, 30 tuổi, sinh viên của trường, cho hay đây là tia sáng hy vọng với cuộc đời những người chuyển giới.
“Tôi rất xúc động. Chúng tôi luôn bị coi thường và không được công nhận, dù bất kể ở đâu, ngay cả trong ngôi nhà của mình. Tôi muốn cho xã hội thấy chúng tôi có thể đứng ngang hàng với mọi người. Cuộc đời của chúng tôi có ý nghĩa nhiều hơn thế”, người phụ nữ này nghẹn ngào chia sẻ với Reuters.
Tập trung đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Theo Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, trong thời gian tới, mục tiêu tỉnh đặt ra là đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động của vùng kinh tế trọng điểm.
Thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, theo kế hoạch của Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, nhiệm vụ trong giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh đào tạo nghề cho 140.000 người.
Trong đó, trình độ cao đẳng 10.400 sinh viên, trung cấp 3.025 học sinh, 126.575 học viên học nghề. Bình quân 28.000 học sinh, sinh viên, người học nghề/năm.
Trên 90% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, 85% học sinh tốt nghiệp trung cấp, trên 80% người lao động tốt nghiệp sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng có việc làm sau đào tạo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 60%.
Công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề tỉnh Cà Mau tập trung đào tạo có trình độ cao khi thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, đến năm 2025, phát triển Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau đủ điều kiện về quy mô và chất lượng đào tạo là trường chất lượng cao, có năng lực đào tạo các ngành nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận.
Các trường có nghề trọng điểm được đầu tư trọng điểm đảm bảo đào tạo theo chuẩn quốc gia và khu vực.
Nhiều giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ được ngành LĐ-TB&XH Cà Mau đưa ra, trong đó tăng cường kết nối thông tin thị trường lao động với các tỉnh, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp để tiếp tục mở rộng ngành nghề.
Tăng số lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động của cả 3 trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.
Tập trung đào tạo nghề trình độ cao trong những ngành trọng yếu, như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin...; các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng cao, như: du lịch, thương mại...
Quy hoạch ngành, nghề theo hướng gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, thị trường lao động và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các đối tượng chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện và nông dân chuyển đổi nghề nghệp để cung ứng lực lượng lao động có tay nghề, nhất là nguồn lao động trình độ cao đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động.
Cà Mau cũng khuyến khích các trường cao đẳng công lập xây dựng đề án tự chủ theo lộ trình, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong tuyển sinh, đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Theo Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, mục tiêu tỉnh đặt ra là đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động của vùng kinh tế trọng điểm.
Chú trọng rà soát, chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp, bố trí đủ cho các dự án quan trọng, quy mô lớn, nhất là các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tăng cường hoạt động xúc tiến hợp tác với các nước, vùng lãnh thổ và các địa phương nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, liên kết đào tạo các nghề tỉnh đang có nhu cầu thuộc các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,...
Giúp học sinh có nghề trước khi tốt nghiệp phổ thông Trong nỗ lực giúp học sinh có nghề khi còn ngồi ghế bậc học phổ thông, huyện Tịnh Biên (An Giang) đã triển khai mô hình dạy văn hóa kết hợp với đào tạo nghề. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương, giúp học sinh có thêm lựa chọn cho tương lai, chứ không phụ thuộc vào...