Ngôi trường đặc biệt, thu học phí bằng rác, đi học được trả công
Akshar là một ngôi trường đặc biệt ở Ấn Độ. Thay vì thu học phí bằng tiền, ngôi trường này thu học phí bằng rác thải nhựa được học sinh mang từ nhà tới.
Chia sẻ với tờ Bored Panda, đồng sáng lập ngôi trường – ông Mazin Mukhtar cho biết, ông và vợ nảy ra ý tưởng này khi họ gặp nhau ở New York vào năm 2013. ‘Chúng tôi đều mơ ước về một ngôi trường được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ em nghèo. Chúng tôi thành lập Akshar vào năm 2016′.
Ban đầu khi xây dựng trung tâm tái chế rác thải, các phụ huynh không mấy hợp tác với họ. Sau đó, họ nảy ra ý tưởng thu học phí bằng rác thải nhựa để khuyến khích phụ huynh tái chế.
Trước khi thực hiện chính sách này, ngôi trường đã miễn học phí cho học sinh trong nhiều năm.
Trên thực tế thì việc đề nghị học sinh thu gom rác thải nhựa mang tới trường giống như một bài tập về nhà với các em hơn là một khoản học phí. Nhưng hình thức kêu gọi nộp rác thải thay cho học phí sẽ giúp nhắc nhở các phụ huynh rằng: ngôi trường này hoàn toàn miễn phí nhưng ít nhất bạn có thể làm điều gì đó để giúp chúng tôi và giúp chính gia đình mình bằng cách mang rác thải nhựa đã phơi khô, rửa sạch đến đóng góp cho trường.
‘Tôi vẫn nhớ cái cảm giác các lớp học tràn đầy khói độc khi có ai đó đốt rác thải nhựa gần trường để sưởi ấm. Chúng tôi muốn thay đổi điều đó. Vì thế, chúng tôi bắt đầu khuyến khích học sinh mang rác thải nhựa tới trường, coi như đó là khoản học phí’ – chị Parmita Sarma, một trong những đồng sáng lập ngôi trường chia sẻ.
Được biết trước khi ngôi trường này được thành lập, hầu hết trẻ em đều làm công nhân ở các mỏ đá gần đó. Ở đây, chúng sẽ kiếm được khoảng 2,5 USD/ ngày.
Trường cũng khuyến khích các học sinh lớn dạy lại các em nhỏ và chúng sẽ được trả một chút tiền công để mua đồ ăn vặt, giấy và quần áo.
Trường cũng dạy cho học sinh và phụ huynh về những tác hại của nhựa. Theo Parmita, nhiều phụ huynh thường đốt nhựa để sưởi ấm. Khi trường bắt đầu tuyên truyền cho cộng đồng, họ bị ’sốc’ khi biết về những mối nguy hiểm của hành động đó đối với bọn trẻ.
Khi được hỏi về phương pháp dạy và học ở ngôi trường này, Mazin nói: ‘Chúng tôi dùng lao động trẻ em để chống lại lao động trẻ em. Những đứa trẻ nghèo cần kiếm tiền để được đến trường, học và kiếm tiền đi đôi với nhau. Chúng tôi thuê bọn trẻ làm gia sư kiêm nhân viên xã hội. Điều đó đảm bảo rằng những đứa nhỏ sẽ được kèm cặp hằng ngày bởi đứa lớn.
Học sinh của chúng tôi học càng nhiều thì càng kiếm được nhiều tiền. Chúng tôi trả công cho bọn trẻ dựa trên những kỹ năng và kiến thức của chúng. Chúng tôi cũng có hình phạt nếu chúng có hành vi xấu. Khi những đứa nhỏ lên lớp thì những đứa lớn được tăng lương’.
Ở đây, bọn trẻ được học tiếng Anh, Toán và Khoa học, nhưng lên cấp trung học, chúng sẽ được học các kỹ năng nghề như: mộc, thêu, tái chế rác thải, nhiếp ảnh. Tới đây, trường sẽ có lớp dạy kỹ thuật về năng lượng mặt trời.
Ngôi trường cũng làm nhiệm vụ tìm cho học sinh của mình một trường đại học hoặc một trường nghề phù hợp. Tham vọng của họ là sẽ phát triển một hệ thống giáo dục xuyên suốt từ lúc học cho tới lúc làm nghề.
Ban đầu, ngôi trường chỉ có 20 học sinh. Bây giờ, con số đã lên tới 110 học sinh.
Video đang HOT
Mỗi học sinh sẽ mang tới trường khoảng 25 món rác thải nhựa mỗi tuần.
‘Ban đầu, hầu hết các cậu bé đều bỏ học để đi làm. Bây giờ, chúng kiếm được tiền ở trường bằng cách dạy cho bọn nhỏ và vận hành trung tâm tái chế của chúng tôi sau giờ học’.
Những nam sinh này sẽ nén hàng chục chiếc túi nhựa vào trong chiếc chai nhựa để làm ‘gạch sinh thái’. Những viên gạch này được dùng để xây dựng cùng với xi-măng. Bồn cây nhỏ này được xây từ gần 200 chiếc vỏ chai nhựa và 4.000 chiếc túi nhựa.
Tới đây, trường còn có kế hoạch xây một nhà vệ sinh nữ với thiết kế phức tạp hơn bằng cách sử dụng cả gạch thông thường và gạch sinh thái.
Mazin và Parmita – cặp đôi sáng lập ngôi trường. Họ đang có tham vọng thành lập 100 ngôi trường như thế này trên khắp Ấn Độ.
Theo viet nam net
Học phí các đại học Y Dược
Nhiều trường thu học phí năm học 2019-2020 là 13 triệu đồng; Khoa Y (Đại học Quốc gia TP HCM) lên 80 triệu đồng đào tạo chất lượng cao.
1. Đại học Y Hà Nội
Đại học Y Hà Nội luôn có điểm trúng tuyển cao nhất trong khối Y Dược. Năm 2018, điểm chuẩn cao nhất là 24,75 ngành Y khoa (còn gọi là Y đa khoa). Trước đó năm 2017, thí sinh phải đạt 29,25 mới trúng tuyển vào trường.
Năm nay, ngôi trường đào tạo Y khoa hàng đầu Việt Nam tuyển sinh 1.120 chỉ tiêu cho 9 ngành, gồm: Y khoa (học ở Hà Nội và phân hiệu Thanh Hóa), Y học cổ truyền, Răng Hàm Mặt, Y học dự phòng, Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng, Dinh dưỡng và Khúc xạ nhãn khoa.
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy hiện vẫn theo nghị định của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, tức là 1,3 triệu đồng/tháng cho năm học 2019-2020. Tuy nhiên, nhà trường sẽ có quy định riêng khi nhận được quyết định phê duyệt tự chủ của Thủ tướng (dự kiến trong năm 2019).
2. Đại học Dược Hà Nội
Ngành duy nhất Đại học Dược Hà Nội tuyển sinh là Dược học, chỉ tiêu năm nay là 750, điểm chuẩn năm 2018 là 23,05.
Học phí của trường là 1,3 triệu đồng/tháng cho năm học này. Các năm sau sẽ tăng học phí theo đúng lộ trình và quy định của Chính phủ.
Ảnh: Injurylawattys
3. Khoa Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Khoa Y Dược tuyển 350 chỉ tiêu cho năm ngành, gồm: Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt (chương trình chất lượng cao), Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học. So với năm ngoái, trường có hai ngành mới là Kỹ thuật xét nghiệm và Kỹ thuật hình ảnh. Điểm chuẩn năm ngoái cao nhất là 22,75.
Học phí của các ngành Y khoa, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học và Kỹ thuật hình ảnh y học năm 2019-2020 là 1,3 triệu đồng/tháng. Ngành Răng Hàm Mặt (đào tạo chất lượng cao), mức thu là 6 triệu đồng/tháng.
4. Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
Năm 2019, trường tuyển 900 chỉ tiêu cho ba ngành, gồm: Y học cổ truyền, Y đa khoa và Dược học. Năm ngoái điểm chuẩn ba ngành này lần lượt là 19,5; 20,9 và 21,85.
Học phí năm học 2019-2020 là 1,3 triệu đồng/tháng.
5. Đại học Y tế công cộng
Trường tuyển sinh các ngành Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Dinh dưỡng học, Công tác xã hội với tổng chỉ tiêu 360 theo hai hình thức là sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT của các môn thuộc mỗi tổ hợp và xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Trường chưa có thông báo học phí trong năm nay. Năm ngoái, học phí, được nêu trong đề án tuyển sinh, ngành Y tế công cộng là 10,7 triệu đồng/năm, Dinh dưỡng học là 11,8, Công tác xã hội là 8,1 và Xét nghiệm y học là 11,8.
Điểm trúng tuyển vào trường năm ngoái từ 16 đến 22.
6. Đại học Y Dược TP HCM
Trường đào tạo 14 ngành, chỉ tiêu năm 2019 là 2.250, trong đó ngành Y khoa tuyển nhiều nhất với 400. Đây cũng là ngành có điểm trúng tuyển cao nhất năm ngoái với 24,95. Ngành Y tế công cộng có điểm trúng tuyển thấp nhất - 18.
Học phí năm học 2019-2020 là 1,3 triệu/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm.
8. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Trường có 9 ngành với tổng chỉ tiêu 1.350, trong đó 50% dành cho thí sinh có hộ khẩu TP HCM, 50% cho thí sinh ngoài TP HCM. Mức điểm chuẩn phụ thuộc vào việc thí sinh có hay không có hộ khẩu TP HCM, trong đó ngành Răng Hàm Mặt cao nhất năm ngoái với 23,3 điểm.
Học phí cũng phụ thuộc với hộ khẩu của thí sinh. Những em không có hộ khẩu tại TP HCM phải đóng mức học phí cao hơn.
Hiện, trường chưa có bảng học phí mới cho năm học 2019-2020. Năm ngoái, học phí cho sinh viên có hộ khẩu TP HCM là 11,8 triệu đồng/năm, nếu thu theo tín chỉ là 305.000 đồng/tín chỉ. Sinh viên thuộc địa phương khác phải đóng 23,6 triệu đồng/năm, hay 605.000 đồng/tín chỉ.
9. Khoa Y (Đại học Quốc gia TP HCM)
Khoa Y tuyển sinh 200 chỉ tiêu cho các ngành Y khoa, Dược học và Răng Hàm Mặt. Tất cả ngành đều là chương trình chất lượng cao với điểm chuẩn năm ngoái cao nhất ở mức 22,1.
Học phí dự kiến ngành Y khoa chất lượng cao là 56 triệu đồng/năm, ngành Dược học chất lượng cao là 50 triệu đồng và Răng Hàm Mặt chất lượng cao là 80 triệu đồng.
10. Đại học Y Dược (Đại học Thái Nguyên)
Trường có 6 ngành gồm Y khoa, Dược học, Răng Hàm mặt, Y học dự phòng, Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học. Điểm chuẩn năm ngoái thấp nhất là 16,75 (Y học dự phòng) và cao nhất là 22,25 (Y khoa). Tổng chỉ tiêu năm nay cho các ngành là 930.
Học phí năm học 2019-2020 là 1,3 triệu đồng/tháng.
11. Đại học Y Dược Hải Phòng
Mức trúng tuyển năm ngoái từ 18,5 đến 22. Năm nay, trường tuyển 1.140 chỉ tiêu cho các ngành Y Khoa, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Răng Hàm Mặt, Dược học, Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học.
Học phí đối với sinh viên chính quy của trường theo đúng quy định của Chính phủ - 1,3 triệu đồng/tháng.
12. Đại học Y Dược Thái Bình
Trường tuyển 960 chỉ tiêu cho các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng và Dược học.
Học phí đối với sinh viên chính quy năm học 2019-2020 cũng là 1,3 triệu đồng/tháng. Điểm chuẩn vào trường năm 2018 cao nhất là 22,7, thấp nhất 15,75.
13. Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Trường tuyển sinh 5 ngành, gồm: Y khoa, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng với tổng chỉ tiêu 680.
Nhà trường đào tạo theo học chế tín chỉ. Ngành Y khoa (6 năm) từ 220 đến 230 tín chỉ, học phí 436.000 đồng/tín chỉ. Các ngành hệ cử nhân sẽ có 140-147 tín chỉ trong 4 năm, học phí 410.000 đồng/tín chỉ.
14. Đại học Y Dược (Đại học Huế)
Trường tuyển sinh 9 ngành, gồm: Y khoa, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Y tế công cộng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Dược học, Điều dưỡng, Răng - Hàm - Mặt với tổng 1.380 chỉ tiêu. Học phí Đại học Y Dược là 13 triệu đồng/năm học 2019-2020.
Năm ngoái, điểm trúng tuyển từ 16,15 (Y tế công cộng) đến 23,25 (Y khoa).
15. Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
Năm ngoái, điểm trúng tuyển vào trường từ 16 đến 22,65, trong đó chỉ có ba ngành lấy trên 20 là Kỹ thuật xét nghiệm y học (tổ hợp B00), Dược học và Y khoa.
Năm nay, trường tuyển 700 chỉ tiêu cho 7 ngành, trong đó nhóm ngành điều dưỡng chia ra thành điều dưỡng nha khoa, đa khoa, gây mê hồi sức và phụ sản.
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm nay là 13 triệu đồng/năm. Lộ trình tăng học phí đối với từng năm thực hiện theo quy định của Chính phủ.
16. Khoa Y Dược (Đại học Đà nẵng)
Học phí năm 2019 là 13 triệu đồng, mỗi kỳ sinh viên nộp 6,5 triệu đồng. Trường tuyển sinh 4 ngành Y khoa, Điều dưỡng, Răng Hàm Mặt và Dược học với tổng chỉ tiêu chỉ 250.
Điểm trúng tuyển vào trường năm ngoái: trừ ngành Điều dưỡng lấy 18,15, ba ngành còn lại đều trên 21.
17. Đại học Y Dược Cần Thơ
Trường tuyển sinh 8 ngành với tổng 1.350 chỉ tiêu, giảm 250 so với năm 2018.
Học phí bình quân tối đa cho chương trình đại trà của trường là 19,2 triệu đồng (theo quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của chương trình đại trà).
Theo VNE
Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra lạm thu, thu ngoài học phí Đó là một trong những nội dung được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) nêu lên đối với việc thực hiện chỉ đạo điều hành giá và thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo trong năm học 2019-2020. Bộ này cũng yêu cầu việc điều chỉnh học phí cần lưu ý tính toán và có phương...