Ngôi trường con gái út Phượng Chanel theo học: Có tiền tỷ đóng học phí cũng chưa chắc được nhận, đầu ra tốt nghiệp cực chất
Vì UNIS là trường được thành lập bởi Liên Hiệp Quốc và Chính phủ Việt Nam nên nhà trường ưu tiên cho những học sinh có người thân làm việc cho Liên Hiệp Quốc,…
Có thể nói, Phượng Chanel là một trong những đại gia đầu tư mạnh tay nhất cho việc học của con. Hai con lớn của cô: Susu và Suri đều được học tại những ngôi trường quốc tế nổi tiếng từ nhỏ.
Với con gái lớn, Phượng Chanel cho con học tại trường quốc tế Singapore International School – SIS, sau đó du học Mỹ tại trường Stevenson School.
Còn con gái thứ Suri được mẹ cho học tại trường Quốc tế Liên hợp quốc Hà Nội (UNIS). Đây là một trong hai trường quốc tế Liên Hợp Quốc trên thế giới (ngôi trường đầu tiên có trụ sở ở New York, Mỹ). Các ngôi trường kể trên đều có mức học phí không phải dạng vừa, đi kèm với đó là chất lượng giảng dạy được công nhận.
Hai con gái Susu và Suri của Phượng Chanel.
Được biết, trường UNIS tọa lạc tại khu Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội. Đây là ngôi trường đầu tiên tại châu Á giảng dạy theo Chương trình Tú Tài Quốc tế và là trường quốc tế phi lợi nhuận duy nhất tại Hà Nội.
Năm học mới của trường sẽ bắt đầu vào giữa tháng 8 và kết thúc vào giữa tháng 6. Tuy nhiên các gia đình có thể đăng ký xin học vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Có rất nhiều yếu tố trong việc xét tuyển học sinh vào học, chẳng hạn như yếu tố đa dạng văn hóa hay chính sách ưu tiên, chính sách EAL (Tiếng Anh như một Ngôn ngữ bổ sung),…
Trường Quốc tế Liên hợp quốc Hà Nội (UNIS).
Trường UNIS Hà Nội tọa lạc tại khu Ciputra.
Vì UNIS là trường được thành lập bởi Liên Hiệp Quốc và Chính phủ Việt Nam nên nhà trường ưu tiên cho những học sinh có người thân làm việc cho Liên Hiệp Quốc, làm việc trong ngành ngoại giao và các gia đình người nước ngoài. Ngoài ra, trường cũng ưu tiên cho những gia đình có con đã theo học tại trường. Nhiều học sinh muốn theo học tại trường UNIS có khi phải nằm trong danh sách chờ lên đến vài năm.
Video đang HOT
Theo đó, thứ tự ưu tiên xét tuyển của trường như sau:
- Con em của các gia đình làm việc cho Liên Hiệp Quốc, đoàn ngoại giao, con em giảng viên, sinh viên nhận học bổng.
- Anh chị em ruột của học sinh đã nhập học và tốt nghiệp từ UNIS.
- Các cựu học sinh, anh chị em/con của các cựu học sinh.
- Gia đình người nước ngoài tạm trú tại Hà Nội.
- Quốc tịch Việt Nam.
Vì UNIS là trường được thành lập bởi Liên Hiệp Quốc và Chính phủ Việt Nam nên nhà trường ưu tiên cho những học sinh có người thân làm việc cho Liên Hiệp Quốc,…
Để nhập học tại UNIS, phụ huynh và học sinh cần chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu như: học bạ, ảnh,… cùng với đó là kết quả kiểm tra chuẩn hóa đối với lớp 3 -11, học bạ đối với lớp 9-11,… Phụ huynh sẽ phải tra qua bước nộp hồ sơ, thanh toán lệ phí đăng ký không hoàn lại để chuyển hồ sơ qua xem xét.
Sau đó, học sinh có thể được xếp lịch đánh giá (nếu cần) và thực hiện một số trải nghiệm (dành cho lứa mẫu giáo, tiểu học). Kết quả các bài đánh giá và hồ sơ sẽ được Ủy ban tuyển sinh xem xét để xác định khả năng được nhận vào học.
Nếu hồ sơ xin nhập học được xét duyệt và trường vẫn còn chỗ trống thì phụ huynh sẽ nhận được mẫu đơn đăng ký và bắt đầu quá trình ghi danh. Nếu hồ sơ được xếp vào mục “Có thể nhập học” và trường đã hết suất nhập học thì học sinh sẽ được đưa vào danh sách chờ, dựa trên các thứ hạng ưu tiên như trên. Nếu hồ sơ không được duyệt, gia đình sẽ được thông báo về lý do và đơn đăng ký bị bỏ.
UNIS là ngôi trường đầu tiên tại châu Á giảng dạy theo Chương trình Tú Tài Quốc tế và là trường quốc tế phi lợi nhuận duy nhất tại Hà Nội.
Được biết, UNIS Hà Nội cung cấp đủ cả 3 chương trình Tú tài Quốc tế, gồm Primary Years Programmes PYP (khối tiểu học), Middle Years Programmes MYP (trung học cơ sở) và Diploma Programmes DP (trung học phổ thông). Tại bậc tiểu học, trẻ chủ yếu được phát triển nhân cách, cảm xúc, kỹ năng sống.
Lên các cấp THCS và THPT. học sinh được học tập chuyên sâu, bài bản hơn và làm quen với nhưng bài thi, chứng chỉ quốc tế. Tại UNIS, học sinh được chọn môn học, có cả môn Kinh doanh, Kinh tế; bài tập về nhà là các dự án kéo dài nhiều tháng, tham khảo tài liệu từ thư viện và đi thực tế. Ngoài việc học, các em còn phải tham gia hoạt động ngoại khóa; âm nhạc, mỹ thuật, hoạt động tình nguyện và phục vụ cộng đồng. Các hoạt động bắt đầu từ năm lớp 6.
Học sinh UNIS có rất nhiều hoạt động trải nghiệm.
Học sinh UNIS muốn tốt nghiệp phải đạt chuẩn cực gắt
Được biết, trường UNIS không xếp hạng học sinh, nhưng để tốt nghiệp, học sinh phải đạt đủ các tiêu chuẩn. Mọi học sinh bậc Trung học phổ thông đều phải đăng ký một chương trình học nhất định để tiến tới hoàn thành các điều kiện xét tốt nghiệp của trường UNIS Hà Nội.
Với khối 9 và 10, khóa học bao gồm: Tiếng Anh, Nhân văn học, Khoa học, Toán, Giáo dục thể chất/Sức khoẻ, Ngôn ngữ B (hoặc Ngôn ngữ A thứ hai), và hai môn tự chọn. Để chuyển tiếp lên chương trình IBDP, học sinh phải có Dự án cá nhân đạt yêu cầu và hoàn thành mọi môn học chính của khối lớp 10.
Một số khoá học của khối 11 Chương trình IBDP đòi hỏi học sinh phải đáp ứng được các điều kiện đầu vào. Vui lòng xem thông tin về điều kiện đầu vào cụ thể của từng khoá học trong Sổ tay Chương trình IBDP và/hoặc trao đổi với Điều phối viên Chương trình IBDP.
Đối với khối 11 và 12, nhà trường sẽ thiết kế chương trình học riêng biệt cho từng học sinh để đáp ứng sở thích của các em và điều kiện xét tốt nghiệp. Nội dung khoá học phụ thuộc vào chương trình mà học sinh lựa chọn nhưng nhà trường khuyến khích mọi học sinh chương trình IBDP tham gia các khoá học thuộc cả sáu môn học khác nhau. Đối với các trường hợp ngoại lệ (hai môn khoa học, v.v) học sinh phải trao đổi trước với Điều phối viên chương trình IBDP.
Học phí tăng mạnh: Trường làm gì để hỗ trợ tân sinh viên?
Việc tăng học phí đã được các trường công bố lộ trình từ trước nhằm giảm lệ thuộc vào ngân sách nên bên cạnh việc tăng học phí, các trường cũng có nhiều chính sách học phí, học bổng vừa để thu hút thí sinh giỏi vừa hỗ trợ kịp thời cho sinh viên khó khăn.
Tăng học bổng
Theo đó, ĐHQG TP. HCM sẽ chỉ đạo các trường thành viên khi tăng học phí cũng sẽ trích 8 - 10,8% học phí để hỗ trợ học bổng cho sinh viên. Cụ thể, trường ĐH Bách khoa sẽ hỗ trợ sinh viên tối đa, không để bạn nào phải nghỉ học vì không đủ tiền học phí trang trải. Các bạn có thể đóng học phí theo nhiều đợt hoặc trường sẽ có những nguồn học bổng từ ngân quỹ của trường và từ Hội cựu sinh viên để hỗ trợ theo dạng học bổng hoặc cho vay tín dụng.
Trường ĐH Công nghệ thông tin cũng thông báo hàng loạt suất học bổng có giá trị 40 - 230 triệu đồng/sinh viên dành cho những thí sinh giỏi, có điểm trúng tuyển cao vào trường. Đặc biệt, trường còn có chính sách học bổng hỗ trợ ở ký túc xá dành cho ba thí sinh, mỗi suất 6 triệu đồng/năm và được cấp trong suốt thời gian ở ký túc xá ĐHQG TP. HCM.
Riêng với sinh viên chương trình tiên tiến và chất lượng cao, năm nay trường cũng dành 27 suất học bổng cho những em giỏi, 50 - 100% học phí học kỳ I năm học 2021 - 2022.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tiếp tục có những học bổng khá đặc biệt. Trường dành 36 tỷ đồng để cấp học bổng cho sinh viên trong năm 2021. Trong đó, trường cấp học bổng trị giá 50% học phí học kỳ 1 cho nữ học 10 ngành kỹ thuật, 25% học phí cho nữ học 6 ngành Kỹ thuật. Các học kỳ tiếp theo căn cứ vào kết quả học tập để xét giảm học phí. Trường cũng tiếp tục miễn học phí cho 10 sinh viên học ngành robot và trí tuệ nhân tạo.
Học phí tăng mạnh: Trường làm gì để hỗ trợ tân sinh viên?
Theo PGS. TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, học bổng này đã duy trì rất nhiều năm. Xuất phát ban đầu là khi trường tham gia dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các trường đại học kỹ thuật, Ban điều hành dự án rất đặt nặng vấn đề bình đẳng giới. Nếu chênh lệch nam nữ thì dự án đề nghị có giải pháp khắc phục. Nhưng ở Việt Nam rất khó thực hiện vì mọi người thường nghĩ các ngành kỹ thuật không hợp với nữ nên gia đình không cho con gái đi học. Vì vậy, phải có học bổng để khuyến khích nữ đi học. Ban đầu, trường cấp học bổng giảm 50% học phí suốt 4 năm học nhưng khi số lượng nữ tăng lên, hiện nay trường xét học lực để giảm học phí theo từng năm.
Cũng theo PGS. TS Dũng, trường đã xây dựng ký túc xá dành riêng cho các sinh viên nữ khó khăn có thể vào ở.
Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM cũng dành 40 tỷ đồng để trao học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên với trị giá 100%, 75%, 50% và 30% học phí. Đặc biệt, trường dành học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, gia đình ở khu vực xảy ra thiên tai. Trong năm ngoái, rất nhiều gia đình ở miền Trung lâm vào cảnh khó khăn khi bị lũ lụt nên những suất học bổng này có thể hỗ trợ được phần nào.
Các trường đại học tư thục hiện nay cũng có rất nhiều học bổng khá đặc biệt dành cho sinh viên. Tại trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, tất cả thí sinh đăng ký xét tuyển vào 3 ngành học mới của trường năm 2021 gồm: Kế toán, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng, Tâm lý học sẽ được doanh nghiệp tài trợ 30% học phí cho toàn bộ khóa học trị giá khoảng 66,7 - 172,3 triệu/suất.
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP. HCM, năm nay các thí sinh trúng tuyển vào các ngành Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Quan hệ công chúng, Công nghệ Truyền thông, Quan hệ quốc tế, Khoa học Dữ liệu, Quảng cáo, Tâm lý học, Thiết kế Đồ họa sẽ nhận được học bổng do doanh nghiệp tài trợ tương đương 30% học phí trong toàn khóa học.
Đặc biệt, trường này có học bổng áp dụng cho các sinh viên là con, em của các giáo viên, lãnh đạo các trường THPT, cán bộ các Sở GD - ĐT với giá trị 30% học phí toàn khóa học.
Tăng sinh hoạt phí
Theo Nghị định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí đối với sinh viên sư phạm, từ tháng 11/2020 trở đi, sinh viên sẽ được hỗ trợ hai khoản, gồm tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học.
Ngoài ra, mỗi sinh viên được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập, theo thời gian học thực tế nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Đối tượng được hỗ trợ là những sinh viên học trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy; sinh viên học văn bằng thứ hai theo hình thức đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ nhất đạt loại giỏi.
Tuy nhiên, theo Nghị định này, sinh viên sẽ phải bồi hoàn chi phí đã hưởng nếu không công tác trong ngành giáo dục sau hai năm kể từ ngày tốt nghiệp; đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành khác, tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học...
Đừng để học phí cản đường vào đại học của thí sinh nghèo! Tăng học phí đại học đang là vấn đề "nóng" trong mùa tuyển sinh ĐH-CĐ hiện nay. Sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM. Ảnh: PA Lướt qua đề án tuyển sinh của các trường đại học, trường nào cũng lần lượt tăng học phí, ít thì tăng 10% theo lộ trình nhưng nhiều thì cũng một loạt trường tăng theo cơ chế...