Ngôi nhà địa ngục của bé trai 2 tuổi chết đói
Thật khó có thể tin ở giữa thế kỷ 21 vẫn có những đứa trẻ bị chết đói, dù có cả cha lẫn mẹ và anh em. Không những thế, thi thể bé đã bị lãng quên ở nhà hơn 2 năm trời mà không một ai trong gia đình đoái hoài đến.
Cuối tháng 9/2011, cảnh sát Bradford (hạt Yorkshire, Anh) đươc cử đến nhà Amanda Hutton (41 tuổi) sau khi nhận đươc khiếu nại từ những người hàng xóm về việc họ thường xuyên ngửi thấy mùi hôi thối bốc ra từ nhà của người phụ nữ này. Vừa đến nơi, cảnh sát đã nhận thấy có điều gì đó đáng ngờ bên trong căn nhà khi thấy rất nhiều ruồi bậu ở quanh những cánh cửa sổ và một thứ mùi thật kinh khủng bốc ra qua khe cửa.
Đến 5 lần bấm chuông mà không có ai trả lời, cảnh sát đã phải dọa sẽ tông cửa xông vào thì Amanda mới chịu bước ra. “Tóc tai bà ta rối bời và nhìn vô cùng nhếch nhác. Bà ta mặc một chiếc áo màu đen, bước đi ngật ngưỡng như đang say rượu. Đặc biệt, bà ta có vẻ vô cùng sợ hãi”, một nữ cảnh sát viên tên Jodie kể lại.
Cảnh tượng bên trong ngôi nhà còn khiến Jodie hãi hùng hơn. Căn nhà giống như bãi rác thải công cộng chứ không phải là chỗ cho con người ở. Rác ngập kín nền nhà, mùi ẩm mốc, hôi thối quện vào nhau tạo thành một thứ “hỗn hợp” vô cùng khó chịu.
Căn bếp nhà Amanda ngập ngụa trong rác
Kiểm tra phòng ngủ của Amanda, nữ nhân viên cảnh sát đã hoảng hồn khi phát hiện thi thể một đứa trẻ nhỏ đã phân hủy nghiêm trọng, nằm lẫn giữa mớ đồ lộn xộn trong chiếc cũi đặt ở góc phòng. Ngay lập tức, Jodie đã gọi điện đề nghị cảnh sát địa phương cử thêm người đến để làm rõ vụ việc.
Bác sĩ Matthew Lyall thuật lại: “Thi thể đươc phát hiện trong tình trạng nằm ngửa, đã phân hủy nghiêm trọng, gần như chỉ còn da bọc xương, trên tay vẫn cầm một con gấu bông nhỏ. Xung quanh cơ thể đứa trẻ, côn trùng lúc nhúc bò khắp nơi”.
Cái chết đáng ngờ
Thi thể trong chiếc cũi nhanh chóng đươc xác định là bé Hamzah Khan, con trai út của Amanda (sinh năm 2005). Bác sĩ Matthew cho hay, có nhiều bằng chứng cho thấy đứa trẻ đã tử vong vì chết đói. “Lúc đươc phát hiện, thi thể Hamzah chỉ còn đươc hơn 2kg, tức còn nhẹ hơn cả khi đươc sinh ra. Bé mặc bộ quần áo vốn đươc dành cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi mà có vẻ còn hơi rộng”, bác sĩ Matthew nói. Amanda có tổng cộng 8 đứa con, trong đó Hamzah là con của bà ta và chồng cũ tên Aftab Khan. Tại thời điểm phát hiện thi thể Hamzah, bà ta đang sống cùng với 5 đứa con khác đang ở tuổi vị thành niên.
Khi bị cảnh sát thẩm vấn, Amanda thừa nhận thi thể đươc phát hiện tại nhà riêng của bà ta đúng là bé Hamzah. Bà ta cũng thú nhận, Hamzah thực chất đã tử vong từ trước đó 2 năm, cụ thể là ngày 15/12/2009. Theo lời người phụ nữ này, trước đó một ngày, đứa trẻ đã có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe nhưng bà ta không đưa bé đi khám. Sang đến ngày 15/12, thấy tình hình của con càng trở nên trầm trọng hơn, bà ta mới đến một siêu thị để nhờ một người bán thuốc tư vấn. Song, khi bà ta đang ở siêu thị thì đứa con lớn đã gọi điện báo về nhà gấp để xem tình hình của Hamzah.
Amanda khai rằng, khi bà ta về đến nhà thì Hamzah đã gần chết. Bà ta đã hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim cho hong cứu sống Hamzah nhưng không thành. Vài phút sau đó, bé Hamzah đã trút hơi thở cuối cùng. Amanda nói rằng bé Hamzah tử vong vì lý do tự nhiên.
Video đang HOT
Bức ảnh hiếm hoi của bé Hamzah
Chân dung người mẹ tồi tệ
Những người hàng xóm của Amanda cho biết, người phụ nữ này có lối sống không lấy gì làm tốt đẹp. Một người hàng xóm tên Christine Latz Christine cho biết: “Có vẻ như ngày nào bà ta cũng uống rượu, người lúc nào cũng nồng nặc mùi cồn. Bà ta còn nôn ói khắp nơi, say xỉn đến mức không thể đứng vững”. Christine cũng xác nhận thường xuyên nghe thấy tiếng trẻ con khóc, tiếng đe thét trong căn nhà luôn cửa kín then cài của Amanda. Christine cũng nói chưa bao giờ thấy Amanda chăm sóc hay cưng nựng các con.
Trong khi đó, cảnh sát phát hiện, sau khi bé Hamzah qua đời, Amanda đã không khai báo về cái chết của đứa bé và cũng không hề tổ chức tang lễ cho con. Hàng tháng, bà ta vẫn đều đặn nhận tiền trợ cấp của bé Hamzah như thể bé vẫn sống bình thường. Bên cạnh đó, cảnh sát còn phát hiện thêm việc trong vòng vài giờ kể từ khi bé Hamzah qua đời, Amanda vẫn thản nhiên gọi một chiếc pizza cỡ lớn đến nhà. Một người bạn của Amanda cũng xác nhận đã gọi điện cho bà ta trong ngày 15/2/2009 nhưng không thấy Amanda nói gì về cái chết của con.
Con trai cả của Amanda là Tariq Khan (24 tuổi) cũng đã ra làm chứng chống lại mẹ mình. Tariq cho biết, trong một thời gian dài trước khi Hamzah qua đời, Amanda đã suốt ngày đắm chìm trong men rượu và gần như không chú ý gì đến việc chăm sóc con cái. Mỗi ngày bà ta chỉ cho Hamzah ăn một bữa, gồm nửa quả chuối, một nửa miếng pho mát và một củ hành tây xay nhuyễn. Vì ăn uống thiếu chất nên Hamzah ngày càng gầy gò, ốm yếu. Dù vậy nhưng Amanda cũng không hề đưa đứa trẻ đi khám bác sỹ.
Theo lời Tariq, đến khi Hamzah qua đời, Amanda đã dọa sẽ phóng hỏa thiêu sống tất cả những đứa trẻ còn lại nếu dám báo cảnh sát về việc này. Ngoài ra, Tariq còn khẳng định: 2 ngày sau khi Hamzah tử vong, Amanda còn kề dao lên cổ họng một đứa em của anh ta khi đứa bé không nghe lời. Tariq nói anh ta đã buộc phải nghe theo lời mẹ vì sợ bà ta sẽ làm hại tới các em.
Còn Qaiser Khan (22 tuổi), là anh thứ 2 của Hamzah thì tố giác việc khi còn nhỏ, anh ta vẫn thường xuyên bị mẹ bắt ăn đồ ăn đã mốc meo và sữa đã ôi thiu mỗi khi không nghe lời mẹ. Qaiser nói rằng, vì không thích mẹ nên anh ta đã sớm rời khỏi nhà và bỏ đi nơi khác kiếm việc làm và thi thoảng mới về thăm các em. Trong những lần về nhà, Qaiser nói đã chính mắt nhìn thấy Hamzah ngủ trong chiếc cũi nồng nặc mùi nước tiểu. Thậm chí, Qaiser cho hay anh ta đã nhìn thấy Hamzah bốc phân của bé bỏ vào miệng.
Amanda Hutton
Bản án nào cho phù hợp
Trên cơ sở việc Amanda đã không thực hiện những nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản của một người mẹ, như cho bé Hamzah ăn uống một cách phù hợp; đưa con trai thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ; cố tình không khai báo cái chết của đứa trẻ để chiếm đoạt tiền trợ cấp… Văn phòng công tố viên thành phố Bradford sau đó đã quyết định truy tố người phụ nữ này về tội “Ngộ sát”.
Ngày 3/10 vừa qua, phiên tòa xét xử Amanda chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, ngày hôm đó bà ta vẫn bước vào phòng xử án trong tình trạng nồng nặc mùi rượu, giọng nói thì lè nhè, bước đi khật khưỡng. Trước tình cảnh này, Thẩm phán chủ trì phiên tòa đã buộc phải hoãn phiên xét xử lại vì nhận thấy bị cáo không đủ minh mẫn để tham dự phiên xét xử.
Một ngày sau đó, xét thấy đủ bằng chứng để buộc tội Amanda và cũng là để bảo vệ những đứa con khác của người phụ nữ này, bồi thẩm đoàn đã nhất trí buộc tội “Ngộ sát”, cùng với tội “Ngược đãi trẻ nhỏ” đối với ả. Kết thúc phiên tòa, Amanda đã phải nhận bản án 15 năm tù giam. Còn người anh trai cả của nạn nhân là Tariq cũng phải nhận án 2 năm tù nhưng đươc cho hưởng án treo vì không khai báo với cảnh sát và cũng không đem chôn cất thi thể Hamzah.
Khi bản án đươc công bố, Amanda vẫn giữ một gương mặt bình thản đến tàn nhẫn, khiến những người có mặt tại phiên tòa không khỏi phẫn nộ. Càng căm tức Amanda, người ta lại càng xót thương số phận hẩm hiu của Hamzah. Đứa trẻ đã chết đói dù đươc sinh ra ở thế kỷ 21, tại một đất nước phát triển như nước Anh. Trong câu chuyện này, rõ ràng còn có một phần trách nhiệm từ phía các cơ quan bảo trợ xã hội và cả những người thân thích của đứa trẻ…
Theo Pháp luật Việt Nam
3 thập kỷ, 10 cuộc chiến Kỳ cuối: Thế kỷ 21 ngập tiếng súng
Hoa Kỳ, cường quốc tự cho mình đảm nhận vai trò " cảnh sát quốc tế" ", chính vì thế mà trong vòng ba thập kỷ họ đã khởi động 10 cuộc can thiệp quân sự vào các quốc gia có chủ quyền trên thế giới
Nam Tư, năm 1999. Sự can thiệp của NATO mà không có sự phê chuẩn của LHQ
Với lý do, chính phủ Nam Tư phạm tội diệt chủng và chống lại nhân loại cũng như việc không thực hiện yêu cầu rút quân đội Serbia khỏi khu vực tự trị của Kosovo và Metohijia. Vì thế, tháng 3/1999 Mỹ đã phát động một chiến dịch quân sự mang tên "sức mạnh đồng minh". Mỹ tham gia vào chiến dịch này như một phần của chiến dịch "Anvil Noble".
Các cuộc không kích được mang danh "can thiệp nhân đạo", những chiếc máy bay của liên minh NATO đã trút bom xuống đất nước Serbia ròng rã suốt hai tháng rưỡi, không chỉ vào những mục đích cơ sở hạ tầng quân sự mà còn vào cả các thành phố của Serbia, cơ sở dân sự, các khu dân cư, cầu cống và các nhà máy công nghiệp khác của đất nước này.
Cuộc không kích Nam Tư năm 1999
Một loạt các cuộc không kích đã dẫn đến sự sụp đổ của Nam Tư. Tổng số thiệt hại từ cuộc tấn công quân sự được ước tính vào khoảng 1 tỷ USD. Nền kinh tế của đất nước này đã bị thiệt hại nặng nề. Những vụ ném bom đã phá hoàn toàn hoặc bị hư hỏng nặng: 89 nhà máy và xí nghiệp, 14 sân bay, 120 cơ sở năng lượng, 128 cơ sở dịch vụ công nghiệp và 48 nhà thương và bệnh viện, 82 cây cầu, 61 đường hầm và nút giao thông, 35 nhà thờ và 29 tu viện, 18 trường mầm non, 70 trường học, 9 tòa nhà của các giảng đường đại học và 4 ký túc xá. Khoảng 500 nghìn người không có việc làm. Thương vong của thường dân ít nhất là 500 người, trong đó có 88 trẻ em.
Kết quả của cuộc chiến là Kovsovo giành được độc lập. Thế nhưng hiện nay, nhà nước Kosovo độc lập chỉ được 103/193 quốc gia thành viên LHQ (53,4%) công nhận. Trong đó có hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (Nga và Trung Quốc), và hơn 1/3 các nước trong LHQ không công nhận độc lập của Kosovo. Cho đến hiện nay, quốc gia này vẫn chưa là thành viên của LHQ.
Lại Iraq, nhưng là năm 2003, sự can thiệp của Mỹ và một số đồng minh bất chấp LHQ
Washington sử dụng bằng chứng giả và thông tin tình báo sai đã cố thuyết phục thế giới rằng, Iraq đang tích cực phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và đang sở hữu một số vũ khí hóa học. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết, theo đề xuất của Hoa Kỳ, đã không diễn ra. Nga, Trung Quốc và Pháp đã thông báo rõ ràng rằng, sẽ phủ quyết bất cứ dự thảo nghị quyết nào mà trong đó có tối hậu thư cho khả năng sử dụng vũ lực chống lại Iraq.
Mặc dù vậy, tháng 3/2003, Mỹ và một số nước đồng minh đã phát động cuộc chiến tranh tổng lực vào Iraq với chiến dịch mang tên "Iraq tự do". Vào tháng 5 cùng năm, Tổng thống George W. Bush tuyên bố kết thúc giai đoạn hoạt động chiến tranh. Cũng giống như cuộc chiến 1991, quân đội Iraq đã nhanh chóng bị tiêu diệt và chế độ Saddam Hussein sụp đổ và sau đó ông bị hành quyết.
Tượng đài Saddam Hussen bị kéo sập
Thế nhưng cuộc can thiệp quân sự của Mỹ và một số đồng minh vào Iraq chỉ chính thức kết thúc vào năm 2011, khi đó người lính cuối cùng của quân đội Mỹ mới rút khỏi lãnh thổ Iraq. Cuộc chiến này đã lấy đi sinh mạng của 4.423 lính Mỹ, 31.935 người bị thương, còn thương vong của Iraq là rất khó ước tính, thế nhưng theo một số truyền thông, con số này vào khoảng 100.000 người.
Chỉ có điều, sau khi lật đổ chế độ Saddam Hussein, một làn sóng khủng bố trỗi dậy. Hiện nay các cuộc tấn công khủng bố diễn ra hàng ngày trên đất nước này.
Về giá trị kinh tế, ngoài việc chi rất nhiều trong chiến dịch lật đổ tổng thống Saddam Hussein mà Mỹ còn đầu tư rất nhiều trong việc tái thiết đất nước Iraq. Đến năm 2010, đầu tư của Mỹ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và công nghiệp của Iraq lên tới 44,6 tỷ USD.
Libya, năm 2011, sự can thiệp của NATO với sự ủy quyền của LHQ.
Tháng 2/2011, Libya bắt đầu có bạo loạn, các cuộc biểu tình ngày càng leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang toàn diện giữa các nhóm đối lập và lực lượng chính phủ của Muammar Gaddafi.
Lấy lý do là chính phủ Libya đã sử dụng máy bay để ngăn chặn các cuộc biểu tình hòa bình, vào cuối tháng 2/2011, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua một nghị quyết áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Tripoli.
Không kích Libya bằng tên lửa Tomahawk từ tàu khu trục
Tháng 3/2011, LHQ đã thông qua nghị quyết thành lập vùng cấp bay trên bầu trời Libya. Sau khi LHQ thông qua nghị quyết này, các máy bay của NATO bắt đầu ném bom vào các vị trí của quân đội chính phủ cũng như các căn cứ quân sự.
Cuộc nội chiến ở Libya kết thúc vào tháng 10/2011 với việc Muammar Gaddafi bị giết chết. Tuy nhiên, các cuộc đụng độ giữa các nhóm bán quân sự và lực lượng dân quân khác nhau vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Theo Báo Đất Việt
Thế giới sẽ có 9,7 tỉ người vào năm 2050 Một báo cáo mới được công bố của Viện Nghiên cứu Nhân khẩu Pháp cho thấy dân số thế giới sẽ tăng lên mức 9,7 tỉ người vào năm 2050. Ngày 2/10, một nghiên cứu của Pháp dự đoán dân số thế giới sẽ tăng từ mức 7,1 tỉ người hiện nay lên 9,7 tỉ người vào năm 2050 và Ấn Độ sẽ...