Ngôi mộ đã 6 lần bị trộm nhưng không kẻ nào dám đụng vào tấm vải liệm: Chuyên gia khẳng định giá trị không dưới 3 tỷ NDT
Phải chăng tấm vải liệm này có gì ‘mờ ám’?
Có một người rất nổi tiếng trong lịch sử của nhà Liêu, đó là Tiêu Xước thái hậu (nhũ danh Tiêu Yến Yến). Lịch sử đã ghi lại đóng góp to lớn của bà với đất nước. Theo đó dưới thời Tiêu Xước thái hậu trị vì, Đại Liêu cũng bước vào thời kỳ hoàng kim. Theo truyền thống, thái hậu được chôn cất vô cùng long trọng.
Bởi vì nước Liêu thời đó tương đối giàu có, địa vị của thái hậu lại rất cao quý, nên có nhiều đồ tùy táng trong lăng mộ của bà. Bởi vậy, lăng mộ của Tiêu Xước thái hậu đã bị nhiều tên trộm nhòm ngó.
Càn Lăng của Tiêu Xước thái hậu nằm trong một ngôi làng nhỏ thuộc thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Vì nơi sinh của người Khiết Đan là ở Liêu Ninh nên lăng mộ của bà cũng được đặt ở đây.
Vào năm 1119 SCN, 100 năm sau khi qua đời, lăng mộ của Tiêu thái hậu đã bị cướp phá, và hầu hết các bảo vật trong lăng mộ đều bị lấy đi. Sau đó, lăng mộ của bà bị bọn mộ tặc ‘ghé thăm’ thêm bốn lần nữa, có thể nói hầu như toàn bộ đồ tùy táng bên trong đều không còn.
Ảnh: Sohu.
Tại sao tấm vải liệm bằng vàng vẫn còn?
Mặc dù lăng mộ của Tiêu Xước thái hậu đã bị đánh cắp rất nhiều lần, nhưng một nghìn năm sau, năm 1995, tấm vải liệm bằng vàng của bà đã được phát hiện ở Liêu Ninh.
Video đang HOT
Tấm vải liệm có hoa văn bốn con phượng vô cùng quý giá. Tại sao nó vẫn còn nguyên vẹn sau 6 vụ trộm mộ? Nguyên nhân đầu tiên là trong mộ có nhiều vàng bạc châu báu. Những tên trộm chỉ chú ý đến những bảo vật có giá trị trước mắt và cho rằng tấm vải cũ không đáng tiền nên không lấy đi.
Ngoài ra, những kẻ trộm sau này sợ bị tiết lộ danh tính của chủ nhân ngôi mộ và gặp rắc rối nên không dám lấy những thứ như tấm vải liệm bằng vàng. Tấm vải liệm đã bị lột ra vứt trên mặt đất, sau này khi bọn trộm mộ thấy nó vứt trên đất tơi tả nên không để ý.
Vì vậy, sau 6 lần mộ tặc ghé thăm, tấm vải ‘may mắn’ còn được giữ lại.
Tấm vải bị bỏ rơi và mức giá trên trời!
Theo thời gian lăng mộ của Tiêu Xước thái hậu bị lãng quên trong một thời gian dài. Đến năm 1971, khi người dân đào một hầm trú bom ở địa phương thì phát hiện ra một lăng mộ này. Mãi đến năm 1995, giới khảo cổ mới bắt đầu dọn dẹp Càn Lăng và tấm vải liệm bằng vàng thêu bốn con phượng hoàng của thái hậu mới được phát hiện.
Tấm vải liệm có hoa văn này được dệt bằng chỉ vàng, và khảm nhiều hạt vàng trên viền cổ và cổ tay áo. Đây là cổ vật duy nhất trong số các đồ tang lễ thời nhà Liêu được tìm thấy từ trước đến nay. Toàn bộ y phục sử dụng 10,730 gam vàng, ngoài số vàng còn có hàng trăm viên đá quý lớn nhỏ.
Chất liệu và tay nghề của tấm vải thuộc loại cao cấp nhất của Đại Liêu lúc bấy giờ. Văn hóa Liêu cũng đóng một vai trò rất quan trọng, nên giá trị của tấm vải cũng rất cao, thậm chí còn hơn cả giá ngọc bích. Theo các chuyên gia, nó có giá khoảng 3,4 tỷ NDT.
Khai quật ngôi mộ của hoàng tử được 3 đời vua Thanh yêu quý, chuyên gia lắc đầu: Không ổn rồi, phong tỏa lăng mộ!
Điều gì đã khiến các chuyên gia phải đưa ra quyết định như vậy?
Thời nhà Thanh, hoàng tộc không có quy định con trưởng nối ngôi vua cha, cho nên nội chiến giữa các a ca hòng đoạt ngôi thái tử diễn ra vô cùng khốc liệt. Nổi tiếng nhất là sự kiện "cửu tử đoạt đích" thời Khang Hy.
Khang Hy có rất nhiều con trai, trong đó, hoàng tử Dận Lễ là một trong những người được ông vô cùng yêu quý.
Toàn đức toàn tài, được 3 đời vua yêu quý
Mẹ của Dận Lễ - Trần Thị chỉ là một cung nữ bình thường, nhờ được hoàng đế sủng hạnh mà sinh ra ông, rồi được phong làm một phi tần. Ông là hoàng tử thứ 17, khi sự kiện "cửu tử đoạt đích" diễn ra, ông vẫn còn rất nhỏ, cho nên tránh được tai họa về sau như một số người anh của mình.
Dưới chế độ giáo dục nghiêm khắc và bài bản của hoàng tộc, Dận Lễ sớm trở thành một người tài đức vẹn toàn, không những hiểu cầm kỳ thi họa, còn tinh thông chính trị, binh lược.
Hoàng tử Dận Lễ trong trên phim ảnh và trong bức tranh cổ thời Thanh. Ảnh: Sohu
Nhờ vào tính cách hòa mục của mình, nên dù tài năng sớm bộc lộ, Dận Lễ vẫn được hoàng huynh Ung Chính tin tưởng.
Sau khi lên ngôi, Ung Chính ngay lập tức phong Dận Lễ lên làm Quả Quân Vương, còn cho ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội và cai quản khu vực các trấn biên cương. Không những vậy, Ung Chính còn giao cho Dận Lễ đảm nhiệm nhiều công việc mà bản thân không đích thân chủ trì được.
Trước khi Ung Chính mất, Dận Lễ được tin tưởng giao phó nâng đỡ cho vị hoàng đế tương lai - Càn Long. Tân hoàng đế cũng rất mực yêu quý và kính trọng người chú của mình.
Cuộc đời vinh quang và di hài thê thảm
Hoàng tử Dận Lễ mất khi còn rất trẻ, 38 tuổi. Sự ra đi sớm của ông khiến hoàng đế Càn Long vô cùng đau lòng. Hoàng đế lệnh cho hoàng tử cả Vĩnh Hoàng chủ trì việc tang lễ một cách chu đáo nhất, lại cho em trai mình là thân vương Hoằng Chiêm kế thừa tước vị của chú vì Dận Lễ không có con trai.
Cũng bởi được 3 đời hoàng đế yêu quý, kính trọng, cho nên lăng mộ của Dận Lễ cũng vô cùng xa hoa.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều ngôi mộ hoàng tộc cùng thời, mộ của ông không chỉ bị trộm một lần mà còn là nhiều lần. Năm 1998, bọn trộm mộ còn dùng cả thuốc nổ để phá lăng mộ.
Cũng bởi vì lẽ đó, mà nhiều năm sau, khi các chuyên gia đến khảo sát lăng mộ của hoàng tử Dận Lễ, họ vô cùng đau lòng vì cảnh tượng tan tác trong mộ. Tất cả các đồ tùy táng đều không còn một chút nào, xương của chủ nhân bị rơi vãi khắp nơi, chỉ còn duy nhất chiếc quan tài xa hoa để biết rằng đó là ngôi mộ của một người có địa vị tôn quý.
Lăng mộ Quả Quận Vương Dận Lễ tại Hà Bắc, Trung Quốc (Ảnh: Internet)
Đội khảo cổ đứng trước cảnh tượng này chỉ còn biết lắc đầu: "Không ổn rồi". Các chuyên gia vốn có ý định khôi phục lại lăng mộ này, song phát hiện các kiến trúc trong đó đã bị hư hại nghiêm trọng, hơn nữa còn bị nước ngầm xâm nhập, nên việc khôi phục là không khả thi.
Sau khi bàn bạc, các chuyên gia đã đưa ra một quyết định bất ngờ: Phong tỏa và đóng cửa vĩnh viễn lăng mộ để di cốt của vị hoàng tử được an nghỉ mãi mãi.
Có thể thấy, thay vì tìm cách đưa tro cốt hay linh cữu của người chết lên mặt đất, giữ nguyên hiện trạng ngôi mộ cũng là một cách để bảo quản ngôi mộ. Với hoàng tử Dận Lễ, đây là cách để hậu thế thể hiện sự tôn trọng với một nhân vật hoàng tộc có công với đất nước.
Ngôi mộ kỳ lạ nhất thời Hán: Không hài cốt, không châu báu, thứ bên trong khiến học giả thốt lên: 'Vàng bạc làm sao sánh nổi!' Sau hàng nghìn năm thất lạc, chúng lại trở về! Vào những năm 1980, một ngôi mộ tại Hồ Bắc đã phanh phui câu chuyện bị chôn vùi, lật tẩy nhận thức lịch sử của thế giới khiến các nhà khảo cổ phương Tây liên tục cho rằng điều đó là không thể. Từ năm 1983, các nhà khảo cổ đã tìm ra...