Ngôi làng Italy đón đứa trẻ đầu tiên chào đời sau 8 năm
Dân số của làng Morterone ở Italy đã tăng lên 29 người sau khi đón em bé đầu tiên chào đời trong suốt 8 năm qua.
Chiếc ruy băng xanh treo trước cửa ngôi nhà báo hiệu tin vui có một bé trai chào đời tại Morterone. Ảnh: Facebook
Theo trang The Guardian (Anh), người dân sống tại Morterone, ngôi làng nhỏ nhất Italy, rất háo hức với sự xuất hiện của một cư dân mới. Đó là cậu bé Denis, đứa trẻ đầu tiên được sinh ra tại đây trong suốt 8 năm qua. Bé trai chào đời ngày 19/7 khiến dân số cộng đồng miền núi vùng Lombardy tăng lên 29 người.
“Đây thực sự là một lễ kỷ niệm dành cho cả cộng đồng”, bà Antonella Invernizzi, Thị trưởng của Morterone, cho biết.
Bố mẹ của Denis, anh Matteo và cô Sara, đã treo một dải ruy băng màu xanh trên cánh cửa nhà mình để thông báo về sự xuất hiện của con trai. Theo truyền thống của người Italy, cha mẹ sẽ treo dải ruy băng màu xanh nếu đứa trẻ mới sinh là con trai, màu hồng nếu đứa trẻ là con gái. Đây là lần đầu tiên sau suốt 8 năm, người dân Morterone mới lại được nhìn thấy dải ruy băng màu xanh được treo trong làng kể từ năm 2012, khi một bé gái chào đời.
Denis được sinh ra tại bệnh viện Alessandro Manzoni, tỉnh Lecco, Italy. Cậu bé nặng 2,6 kg. Sara cho biết cô đã mang thai trong đại dịch COVID-19, dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng Lombardy nhưng Morterone ít bị ảnh hưởng hơn.
“Mang thai trong đại dịch không phải là điều dễ dàng. Tôi không thể đi ra ngoài hay gặp gỡ những người thân yêu. Chúng tôi sẽ tổ chức một bữa tiệc khi gia đình rời viện về nhà. Chúng tôi sẽ chào đón mọi người một cách nồng nhiệt nhất. Thật thú vị khi đứa con bé bỏng của tôi sẽ trở thành một trong những cư dân của Morterone. Dân số nơi đây đang gia tăng dù chỉ rất ít”, Sara nói.
Cậu bé Dennis chào đời vài tuần sau khi Italy thông báo dữ liệu cho thấy tỷ lệ sinh năm 2019 của nước này đang giảm xuống mức thấp kỷ lục, chỉ với 420.170 em bé được sinh ra. Đây là mức thấp nhất kể từ khi dữ liệu được thu thập từ năm 1861.
Morterone được phân loại là đô thị nhỏ nhất của Italy theo quy mô dân số. Dân số tại đây đã giảm xuống chỉ còn 28 người sau khi bố của Thị trưởng Invernizzi qua đời.
“Dân số của chúng tôi đã lại tăng lên 29 người. Hiện tại, không có phụ nữ nào mang thai. Nhưng chắc chắn rằng một đứa trẻ sơ sinh luôn mang lại niềm vui cho tất cả chúng tôi”, bà Invernizzi cho biết.
Video đang HOT
Gần 374.000 người chết do nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận gần 374.000 người chết trong gần 6,3 triệu ca nhiễm, tình hình dịch diễn biến phức tạp ở Nam Mỹ.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 6.258.733 ca nhiễm và 373.677 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 110.215 và 3.205 trường hợp so với hôm qua. Tổng cộng 2.783.942 người đã bình phục.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, hiện ghi nhận 1.836.759 người nhiễm và 106.176 người chết, tăng lần lượt 21.042 và 641 trường hợp, giảm nhẹ so với một ngày trước.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm nCoV tại một bệnh viện ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ngày 28/5. Ảnh: Reuters.
50 bang của Mỹ đã nới lỏng phong tỏa ở nhiều mức độ khác nhau. Chính phủ nước này cũng cho phép tụ tập tới 10 người, miễn là duy trì quy tắc cách biệt cộng đồng. Các nhà bán lẻ mặt hàng không thiết yếu được phép hoạt động trở lại, tiệm cắt tóc được đón khách hẹn trước. Nhà hàng có thể phục vụ cho khách ngồi ngoài trời nếu các bàn cách nhau 2 m.
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình phản đối vụ cảnh sát ghì chết người đàn ông da màu George Floyd đang diễn ra ở nhiều bang của Mỹ, vi phạm các quy tắc về cách biệt cộng đồng, gây lo ngại về nguy cơ nCoV lây lan. Ít nhất 25 thành phố tại 16 bang đã áp đặt lệnh giới nghiêm. Lực lượng Vệ binh Quốc gia cũng được triển khai ở hơn 10 bang và cả thủ đô Washington.
Brazil, quốc gia bị Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai thế giới, tăng 16.409 ca nhiễm và 480 ca tử vong do nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm và chết toàn quốc lên lần lượt 514.849 và 29.314. Nhiều chuyên gia dự đoán quốc gia Nam Mỹ vẫn chưa đạt đỉnh dịch.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nhiều lần ví đại dịch với "cúm vặt" và phản đối các biện pháp hạn chế do chính quyền bang áp đặt. Ông kêu gọi các doanh nghiệp mở cửa trở lại, bất chấp cảnh báo từ giới chuyên gia.
Nga báo cáo thêm 138 ca tử vong trong 24 giờ, nâng tổng số người chết lên 4.693. Số ca nhiễm tăng thêm 9.268 lên 405.843.
Moskva, tâm dịch Covid-19 của Nga, được cho là "đã tránh được kịch bản tồi tệ nhất" và sẽ nới phong tỏa kể từ ngày 1/6. Người dân thành phố sẽ được phép đi dạo ba lần một tuần khi đeo khẩu trang và tập thể dục ngoài trời vào sáng sớm. Các cửa hàng, tiệm giặt là và tiệm sửa chữa cũng được phép hoạt động trở lại.
Bộ Y tế Nga ngày 30/5 cho biết đã phê chuẩn loại thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên có tên Avifavir, do Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) và tập đoàn ChemRar sản xuất. RDIF cho hay thuốc Avifavir đã cho thấy hiệu quả trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên và đang được thử nghiệm giai đoạn cuối với sự tham gia của 330 bệnh nhân.
Đa phần các nước châu Âu đã qua đỉnh dịch. Tây Ban Nha báo cáo thêm 201 ca nhiễm và 2 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 286.509 và 27.127. Chính phủ cảnh báo dữ liệu có thể thay đổi bất thường vì giới chức áp dụng phương thức thống kê số liệu mới.
Tây Ban Nha bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế ngăn nCoV từ hôm 25/5. Madrid và Barcelona, hai thành phố được cho là áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất thế giới, đã cho phép mở cửa công viên và quán cà phê ngoài trời. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp vẫn được áp dụng ít nhất là tới 7/6. Thủ tướng Pedro Sanchez cho hay ông sẽ vận động quốc hội tiếp tục kéo dài tình trạng khẩn cấp tới 21/6.
Anh báo cáo thêm 1.936 ca nhiễm và 113 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 274.762 và 38.489 trường hợp. Dù là vùng dịch lớn thứ năm thế giới, Anh ghi nhận số người chết cao thứ hai, chỉ sau Mỹ.
Chính phủ Anh nới lỏng nhiều hạn chế từ 1/6, cho phép tụ tập 6 người trở xuống ở bên ngoài, trong khi cửa hàng bán lẻ ngoài trời, showroom ôtô được phép hoạt động trở lại. Trường học các cấp dần mở cửa. Những người nhập cảnh vào nước này kể từ 8/6 sẽ bị cách ly trong hai tuần, ai vi phạm có thể bị phạt tới hơn 1.200 USD.
Italy ghi nhận thêm 333 ca nhiễm và 75 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 232.997 và 33.415. Chính phủ Italy dự kiến cho phép tự do đi lại từ ngày 3/6, tái mở cửa toàn bộ sân bay, biên giới với các nước láng giềng và gỡ quy định cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh.
Ca nhiễm và tử vong do nCoV tại Pháp là 188.882 và 28.802, tăng lần lượt 257 và 31. Pháp sẽ cho phép các nhà hàng, quán bar và quán cà phê mở cửa trở lại từ ngày 2/6 nhưng phải đảm bảo các biện pháp cách biệt cộng đồng. Tại Paris, nơi vẫn còn nhiều lo ngại về Covid-19, chỉ những cửa hàng ngoài trời mới được phép hoạt động trở lại.
Đức ghi nhận thêm 200 ca nhiễm và 5 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 183.494 và 8.605.
Đức sẽ kéo dài các biện pháp cách biệt cộng đồng đến ngày 29/6. Từ 6/6, tối đa 10 người được phép tụ tập nơi công cộng, nhưng chính phủ khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc.
Peru là vùng dịch lớn thứ hai tại khu vực Mỹ Latinh, tâm dịch mới của thế giới, với 164.476 ca nhiễm và 4.506 ca tử vong, tăng lần lượt 8.805 và 135 trường hợp.
Peru áp lệnh phong tỏa từ ngày 16/3, là một trong những nước áp lệnh phong tỏa sớm nhất Mỹ Latinh, và dự định kéo dài đến hết tháng 6. Hệ thống y tế nước này đang bên bờ vực sụp đổ, khi các bệnh viện công phải đối mặt tình trạng thiếu thiết bị nghiêm trọng, trong khi nền kinh tế tê liệt.
Một số quốc gia Mỹ Latinh như Chile, Mexico, Argentina cũng đang chứng kiến ca nhiễm nCoV tăng liên tục, đặc biệt ở các khu ổ chuột. Theo Liên Hợp Quốc, gần 89 triệu người trong khu vực thậm chí không có các dịch vụ vệ sinh cơ bản, không thể rửa tay thường xuyên, biện pháp bảo vệ cơ bản nhất chống nCoV.
Iran báo cáo thêm 2.516 ca nhiễm và 63 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 151.466 và 7.797. Chính phủ Iran đã nới hạn chế, cho phép nhà hàng đón khách nhưng cần tuân thủ quy tắc đảm bảo an toàn như giữ khoảng cách 2 m, hoạt động thể thao được nối lại nhưng không được cho phép khán giả vào xem.
Arab Saudi ghi nhận thêm 1.877 ca nhiễm và 23 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 85.261 và 503.
Các nhà thờ Hồi giáo sẽ được mở cửa trở lại từ ngày 31/5, trừ khu vực thánh địa Mecca. Các biện pháp giới nghiêm chặt chẽ bắt đầu áp dụng hồi tháng 4 cũng được nới lỏng dần dần từ ngày 31/5. Các dịch vụ không thiết yếu như phòng gym, rạp chiếu phim, thẩm mỹ viện vẫn phải đóng cửa.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) báo cáo thêm 661 ca nhiễm và 2 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 4.557 và 264. Dubai gỡ hạn chế đi lại từ 6h đến 23h hàng ngày. Họ cho phép rạp chiếu phim, phòng gym và một số tụ điểm giải trí mở cửa trở lại, sau khi các trung tâm thương mại và nhà hàng được nối lại hoạt động vào tháng trước.
Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 190.609 ca nhiễm và 5.408 ca tử vong, tăng lần lượt 8.782 và 223. Trường học, quán bar và nhà hàng đóng cửa đến hết ngày 31/5. Một số cửa hàng được phép hoạt động nhưng trung tâm thương mại vẫn chưa mở cửa.
Tại Đông Nam Á, Singapore là vùng dịch lớn nhất khu vực với 34.884 ca nhiễm, tăng 518, trong đó 23 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá.
Indonesia xếp thứ hai với 26.473 ca nhiễm và 1.613 người chết, tăng lần lượt 700 và 40. Indonesia đã triển khai 340.000 cảnh sát và binh sĩ ở 4 tỉnh để đảm bảo người dân tuân thủ các quy định về đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Trường học đóng cửa cho đến ngày 13/7. Trung tâm thương mại dự kiến mở lại vào 5/6 nhưng nhà hàng và quán bar tiếp tục đóng cửa.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV nào.
EU phát động chiến dịch gây quỹ mới phòng chống Covid-19 EU hôm 28/5 phát động chiến dịch gây quỹ toàn cầu mới nhằm tài trợ cho sự phát triển và phân phối vaccine trên toàn thế giới chống Covid-19. Chiến dịch cũng chú trọng đảm bảo sự công bằng giữa các nước trên thế giới. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Milan, Italy. Ảnh: Reuters. Chủ tịch Ủy ban...