Ngồi làm việc lâu trước máy tính: Tác dụng sốc của cà phê
Một nghiên cứu mới cho thấy mối liên hệ giữa việc ngồi nhiều với tăng nguy cơ tử vong sớm dường như chỉ rơi vào nhóm người không uống cà phê.
Một nhóm nghiên cứu từ các viện, trường trực thuộc Đại học Tô Châu ( Trung Quốc) đã xem xét tác động độc lập cũng như kết hợp của thời gian ít vận động hằng ngày với việc tiêu thụ cà phê đối với bệnh tim mạch và tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Các kết quả cho thấy nếu người nào vì tình thế bắt buộc – ví dụ đặc điểm công việc – khiến phải ngồi lâu, việc uống cà phê có thể “bù đắp” phần nào tác hại.
Ngược lại, nếu vừa ngồi trên 6 giờ/ngày vừa ghét cà phê, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe là rất cao.
Nếu bạn phải ngồi lâu vì công việc, những ly cà phê có thể bù đắp phần nào tác hại sức khỏe – Ảnh đồ họa AI
Trong bài công bố trên tạp chí y học BMC Public Health, các tác giả cho biết hành vi ít vận động đã được chứng minh là yếu tố có thể tác động đến một số bệnh mạn tính, nhất là bệnh tim mạch, đồng thời tăng nguy cơ tử vong sớm.
Trong khi đó, tiêu thụ cà phê được cho là có lợi cho sức khỏe, nhất là hệ tim mạch.
Tuy nhiên, mối liên hệ chung giữa thời gian ngồi hằng ngày và việc tiêu thụ cà phê với tỉ lệ tử vong vẫn chưa được hiểu rõ.
Các tác giả đã phân tích bộ dữ liệu của hơn 10.000 người trưởng thành được thu thập bởi cuộc khảo sát quốc gia NHANES của Mỹ.
52% trong nhóm người này có uống cà phê hằng ngày và hơn 50% cho biết họ ngồi ít nhất 6 giờ mỗi ngày, trong đó có 23% vừa không uống cà phê vừa ngồi ít nhất 6 giờ/ngày.
Trong 13 năm theo dõi, 945 trường hợp tử vong đã xảy ra ở những người tham gia nghiên cứu, trong đó có 284 trường hợp là do bệnh tim mạch.
Video đang HOT
Phân tích độc lập về thời gian ngồi lâu nói chung thì những người ngồi trên 8 giờ/ngày có nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân cao hơn 50%, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 40% so với người ngồi ít hơn 4 giờ/ngày.
Xét độc lập về thói quen uống cà phê, những người “ghiền” cà phê nhất có tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn trung bình 30% so với nhóm không uống, tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn tới 50%.
Nếu vừa không uống cà phê vừa ngồi ít nhất 6 giờ/ngày, tỉ lệ tử vong sẽ cao gấp 1,6 lần so với những người uống cà phê và không ngồi quá lâu.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa thời gian ngồi và tăng nguy cơ tử vong chỉ dành riêng cho những người trưởng thành không uống cà phê, chứ không phải ở những người uống cà phê.
Cơ chế giúp cà phê làm giảm tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng có thể tính chống viêm, chống oxy hóa có trong cà phê đã giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, từ đó giảm nguy cơ tử vong sớm.
Hơn 1.000 hợp chất có lợi có thể được tìm thấy trong cà phê, phổ biến nhất là caffeine, axit chlorogen, trigonoid, melanoid, axit caffeic, cafestol, kahweol và các polyphenol.
8 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ
Thói quen ăn uống kém, thiếu hoạt động thể chất, béo phì... là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi.
Bệnh tiểu đường là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose, một loại đường. Dưới đây một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ.
Bệnh tiểu đường khởi phát sớm ở người trẻ tuổi có thể gây ra hậu quả lâu dài đối với sức khỏe tổng thể. Ảnh: NDTV.
Lối sống ít vận động
Thiếu hoạt động thể chất sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Việc xác định yếu tố này có thể được thực hiện bằng cách đánh giá thói quen hàng ngày và mức độ hoạt động thể chất của trẻ.
Thúc đẩy lối sống lành mạnh và năng động ngay từ khi còn nhỏ, tập trung vào việc tập thể dục thường xuyên và giảm thiểu các hành vi ít vận động. Từ đó sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống kém
Tiêu thụ thực phẩm giàu calo, chế biến sẵn và có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó thúc đẩy chế độ ăn uống bổ dưỡng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, trái cây và rau quả.
Đồng thời giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và có đường, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Béo phì
Trọng lượng cơ thể dư thừa là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường. Việc xác định yếu tố này có thể được thực hiện bằng cách theo dõi cân nặng và đo chỉ số khối cơ thể (BMI).
Vì vậy, tập trung vào việc duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên để tránh bị bệnh tiểu đường.
Khuynh hướng di truyền
Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người trẻ tuổi. Việc xác định yếu tố này liên quan đến việc điều tra tiền sử bệnh của gia đình để phát hiện bất kỳ trường hợp mắc bệnh tiểu đường nào.
Mặc dù yếu tố di truyền không thể thay đổi nhưng lối sống lành mạnh vẫn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, khuyến khích ngủ tốt và ưu tiên giấc ngủ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Căng thẳng
Căng thẳng mãn tính có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ. Việc xác định yếu tố này liên quan đến việc nhận biết các dấu hiệu căng thẳng, chẳng hạn như tâm trạng thất thường hoặc thay đổi hành vi.
Do đó, thúc đẩy lối sống cân bằng, tạo môi trường hỗ trợ và cung cấp các nguồn lực quản lý căng thẳng thích hợp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Yếu tố tiền sản
Một số yếu tố trước khi sinh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc tình trạng béo phì của bà mẹ khi mang thai, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.
Vì vậy, duy trì lối sống lành mạnh khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.
Huyết áp cao
Bị huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Việc xác định yếu tố này bao gồm việc kiểm tra huyết áp thường xuyên. Áp dụng lối sống lành mạnh và theo dõi huyết áp thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường khởi phát sớm ở những người trẻ tuổi có thể gây ra những hậu quả lâu dài đáng kể đối với sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống.
Vì vậy, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức và thúc đẩy các lựa chọn lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ.
Một điều bác sĩ tim mạch người Mỹ làm ngay sau khi ngủ dậy Mỗi buổi sáng, chuyên gia tim mạch Vuppuluri đều có thói quen uống hai cốc nước lớn. Mỗi người thường có thói quen buổi sáng riêng chẳng hạn như thưởng thức cùng một loại đồ uống (cà phê, trà hoặc nước cam). Điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Nếu muốn bắt đầu ngày mới theo cách có...