Ngọc Tuyết – nữ sinh ở Bắc Ninh từ chối đi du học để chăm bác bị liệt
Mồ côi cha mẹ từ 5 tuổi, cô gái sống bên ông bà và sự chăm sóc của người thân cho đến khi người bác gặp tai nạn bất ngờ.
Năm 2015, dân mạng từng xôn xao trước câu chuyện cuộc đời đầy sóng gió của cô gái tên Mai Ngọc Tuyết.
Sinh trưởng trong gia đình thiếu vắng cha mẹ, Tuyết còn trải qua hàng loạt biến cố, chấp nhận đánh đổi tương lai để chăm sóc cho người thân bị bại liệt.
Ngọc Tuyết vào những năm còn học THPT. (Ảnh: Thanh Niên)
Mồ côi từ nhỏ, chật vật để trưởng thành
Theo lời chia sẻ của nhân vật với Dân Trí, cha của Mai Ngọc Tuyết chống chọi với bạo bệnh được ít lâu rồi qua đời vào năm cô vừa tròn 5 tuổi. Sau đó, người mẹ cũng vì chịu không nổi bi kịch đã bỏ nhà ra đi, để lại một mình con gái sống với ông bà. Cũng bởi tuổi đã cao, lại thường xuyên bệnh tật, các cô bác trong gia đình đành đứng ra hỗ trợ chi phí sinh hoạt và ăn học cho Ngọc Tuyết.
Để đỡ đần gia đình, Ngọc Tuyết lúc nào cũng chăm lo học tập. (Ảnh: Thanh Niên)
Song, bi kịch lần nữa lặp lại khi người bác ruột yêu thương em hết mực đã đột ngột gặp tai nạn, rơi vào trạng thái mất nhận thức. Kể từ đó, gia cảnh của cô gái ngày càng chật vật hơn khi ông bà phải lao động cật lực, kiếm tiền chạy chữa cho bác. “Em thường nói chuyện với bác lúc bón cho bác ăn, kể về cuộc sống ngoài kia nhưng… bác chỉ nhìn, không đáp lại” , Ngọc Tuyết ngậm ngùi kể lại.
Học giỏi nức tiếng, quyết tâm cải thiện cuộc sống
Trưởng thành sớm hơn so với các bạn cùng lứa, Ngọc Tuyết bận bịu chăm sóc gia đình nhưng vẫn hoàn thành tốt việc học tại trường. Cô gái đạt danh hiệu học sinh giỏi trong 12 năm liên tục, giành giải nhì cấp thành phố môn tiếng Anh lớp 9 và hàng loạt học bổng xã hội khác.
Video đang HOT
Năm lên 12, em thậm chí được trường học ở Anh đề nghị suất học bổng danh giá. Song, vì cảm thấy không yên tâm khi rời xa ông bà và bác ruột tại Việt Nam, cô gái đành ngậm ngùi từ chối cơ hội hiếm có. Đến kỳ thi THPT quốc gia, Ngọc Tuyết xuất sắc đạt số điểm 9.25, vinh hạnh trở thành Á khoa tiếng Đức của Đại học Ngoại Ngữ, Hà Nội.
Những bình luận ủng hộ tinh thần của dân mạng gửi đến Ngọc Tuyết. (Ảnh: Chụp màn hình)
Bên cạnh việc học tập và lo lắng cho người thân, cô gái còn làm thêm và tham gia các hoạt động từ thiện như trao tặng quà cho trẻ em mồ côi, cụ già khuyết tật tại Bắc Ninh. Chia sẻ với Dân Trí, Ngọc Tuyết bộc bạch: “Em thấy nhiều em bé còn khổ hơn em gấp vạn lần. Nhìn mà xót xa”.
Những câu chuyện vượt khó gây xúc động không kém
Sau năm 2015, dân mạng cũng từng cảm động đến rơi nước mắt khi nghe qua hành trình vượt khó của một vài trường hợp tương tự Ngọc Tuyết.
Cụ thể, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020, nam sinh tên Lê Hồng Thọ theo học tại trường THPT Nguyễn Trãi, Phan Rang đã xuất sắc đỗ thủ khoa khối khoa học tự nhiên. Từ nhỏ đã rời xa cha mẹ đến ở nhà dì, Thọ tự rèn giũa cho mình tính độc lập và chăm chỉ trau dồi kiến thức suốt 12 năm qua.
Hồng Thọ phấn đấu học tập để làm rạng danh bố mẹ ở xa. (Ảnh: Thanh tra)
Hay tin con trai xa nhà đã lâu nay làm rạng danh gia đình, bố mẹ cậu bé dành hết lời khen ngợi, ngay cả cô giáo cũng bộc bạch: “12 năm liền đều là học sinh giỏi, Thọ còn đạt giải ba Hóa cấp tỉnh và huy chương vàng Olympic khối 10. Biết tin em là thủ khoa, bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm cũng thấy vui mừng và hãnh diện”.
Cùng lúc đó, câu chuyện vượt khó của cô học trò người H’rê tên Đinh Thị Huệ cũng thu hút sự chú ý của dân mạng không kém. Theo báo Tiền Phong, bố ruột đã bỏ đi biệt xứ từ khi cô gái còn rất nhỏ, để lại con cho một mình người mẹ chăm sóc. Chẳng ngờ, bi kịch lần nữa xuất hiện khi mẹ đột ngột mắc bệnh ung thư rồi qua đời khi Huệ chỉ mới 13 tuổi.
Đinh Thị Huệ trải qua hàng loạt biến cố vẫn quyết tâm học tập đến cùng. (Ảnh: Tiền phong)
Trải qua quãng thời gian kinh hoàng đó, cô gái đã nhiều lần nghĩ đến việc buông bỏ tất cả. Thế nhưng nhìn vào cách cậu mợ chăm sóc cho mình hết lòng, Huệ vì cảm động mà quyết tâm học tập, 12 năm liền đều đạt học sinh khá giỏi và đỗ thủ khoa trường Đại học Phạm Văn Đồng.
Mặc dù gặp phải không ít khó khăn trong cuộc sống, đôi lần những tưởng sẽ bỏ cuộc, những tấm gương trên vẫn phấn đấu tiếp thu tri thức để tìm cách cải thiện cuộc sống gia đình. Sau bao năm đương đầu với số phận, cuối cùng họ đều đạt được những danh hiệu thủ khoa á khoa lẫy lừng, là hình mẫu cho các bạn trẻ ngày nay học tập.
Bạn nghĩ sao về câu chuyện đầy thương cảm của Mai Ngọc Tuyết, Lê Hồng Thọ và Đinh Thị Huệ? Bình luận ngay!
Mất ví nhưng gọi 10 bạn đều bị từ chối, chàng du học sinh tưởng mất Tết bất ngờ gặp rất nhiều "cứu tinh"
Về nhà lúc 2h sáng, chàng trai mừng thầm vì chuyến đi quá ý nghĩa. Câu chuyện xảy ra cách đây 10 năm nhưng anh không thể nào quên.
" Chuyện là vào năm 2004-2005, khi còn đang du học tại Trung Quốc, trong chuyến về nhà dịp Tết, mình chọn tuyến đường bộ, tức phải đi qua cửa khẩu, sau khi qua được sẽ bắt xe về trung tâm Hà Nội. Dịch vụ xe chị chủ này mọi năm mình vẫn dùng.
Vào năm đấy, sau khi về đến trung tâm Hà Nội, mình xin xuống xe ở một cửa tiệm tạp hóa đối diện nhà ga để gọi điện cho một người bạn. Sau khi gọi xong, khi thanh toán tiền điện thoại thì phát hiện ra bóp (ví) không còn trên người, lục tung ba lo, va li cũng không có. Thế là mặt mày xám xịt luôn. Mình đoán đã đánh rơi trên chuyến xe từ cửa khẩu về Hà Nội. Mình trình bày với chị chủ tiệm, chị nói "Thôi không sao, cứ gọi cho bạn bè người thân đi, khi nào gặp được rồi thanh toán tiền sau".
Sau hàng chục cú điện thoại gặp trên tầm 10 người bạn nhưng với nhiều lý do, họ đều từ chối khéo. Khi đó mình không biết tính sao luôn, không biết tối nay ngủ đâu, không biết khi nào về TP HCM. Mình cứ ngồi thẩn thờ ngay tiệm tạp hóa. Ngồi một lúc thì có xe bánh mình đi ngang, chị chủ gọi mua cho gia đình và tầm 5 phút sau, chị chủ mang một ly trà đá kèm nửa ổ bánh mì chả ra mời mình và không quên nói "chắc em đói rồi, ăn đỡ đi nhé" (một miếng khi đói bằng một gói khi no, mình đã nhịn ăn từ 7h sáng đến 16h chiều).
Chàng sinh viên được người phụ nữ tặng cốc trà và nửa chiếc bánh mì đúng lúc đói bụng (Ảnh minh họa)
Ngay lúc này may sao gặp một người bạn đại học ra Hà Nội chạy marketing, bạn bảo để bạn lo cho. Xong bạn thanh toán tiền điện thoại cho cô chủ tạp hóa rồi dẫn mình vào nhà bạn trọ, tắm rửa, dẫn đi ăn, cuối cùng cho mình vay tiền để ra sân bay và mua vé máy bay.
Sau khi lên taxi, mình kể câu chuyện cho anh tài xế nghe, mục đích là chia sẻ niềm vui vì trong khó khăn, mình vẫn nhận được nhiều tấm lòng vàng như vậy. Không ngờ, khi đến sân bay, sau khi thanh toán tiền xe, anh tài ngỏ ý gửi mình một số tiền để làm chi phí vào gọi điện cho người thân. Mình cám ơn anh và từ chối nhận, do người bạn đã cho vay đủ tiền.
Cuối ngày, về đến sân bay Tân Sơn Nhất là 0h30, về đến nhà là gần 2h sáng. Mình chuyển tiền ngay cho người bạn và không quên cám ơn bạn lần nữa. Một chuyến đi quá nhiều kỷ niệm và quá nhiều "bát cháo".
Nhân đây, xin cám ơn một lần nữa chị chủ tiệm tạp hóa, anh tài xế và người bạn năm nào. Hà Nội vẫn có người tốt, và nếu có dịp, mình sẽ quay lại Hà Nội lần nữa ", người đàn ông chia sẻ trên mạng xã hội.
Cách đây chục năm, anh chỉ là một du học sinh mới về nước. Sự cố mất ví khiến chàng sinh viên vô cùng bối rối. Đường về nhà còn cách cả nghìn cây số nhưng anh loay hoay không biết sẽ đi bằng cách nào. Đen đủi là 10 người bạn đều không đồng ý giúp đỡ. Nhưng ngay sau đó, chàng du học sinh được nhận rất nhiều ưu ái, từ những người xa lạ như chị chủ tiệm tạp hóa, anh lái taxi và người bạn cũ. Người cho vay tiền, dẫn đi thuê phòng trọ, người cho bánh mì hay ngỏ ý trả tiền điện thoại giùm... Họ tạo nên ấn tượng khó phai trong lòng anh.
Dân mạng bày tỏ thích thú với trải nghiệm may mắn của người đàn ông. Dường như lòng tốt đã lấn át những chuyện xui xẻo và khiến người ta ghi nhớ rất lâu.
" Chắc hẳn đây là một mùa Tết đáng nhớ với chàng sinh viên. Tình thương giữa người với người là tình cảm ấm áp nhất mà chúng ta có thể trao cho nhau ", thành viên Thanh Tùng viết.
" Qua những sự việc thế này mới nhận ra ai là bạn thật sự. Chúc bạn có nhiều sức khỏe, niềm tin để lan tỏa những hành động đẹp như đã từng được nhận ", tài khoản Thu Thương bình luận.
" Xung quanh chúng ta luôn có người tốt. Cảm ơn họ vì đã cho thấy cuộc đời này đáng sống thế nào ", một dân mạng khác bày tỏ.
Nữ sinh bí mật về nhà sau 3 năm du học, nhìn xuống đôi bàn chân của mẹ mà ai cũng thấy nghẹn lòng Hành động của người mẹ khiến ai xem cũng không khỏi xúc động. Là một du học sinh, điều đầu tiên bạn cần chấp nhận chính là sống xa gia đình. Khi đến một nơi hoàn toàn mới không có người thân bên cạnh mới thấy lạc lõng cỡ nào. Buồn không biết lấy ai tâm sự, đau ốm không có ai chăm,...