Ngoại trưởng Mỹ sắp đến châu Á sau khi thăm loạt nước Trung Đông
Sau chuyến thăm hàng loạt quốc gia Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến thăm 3 quốc gia châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại một sự kiện ở Washington, D.C. ngày 30/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết tại ba điểm dừng ở châu Á vào tuần tới, Ngoại trưởng Blinken sẽ đẩy mạnh nỗ lực hợp tác để hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, thịnh vượng, an toàn, kết nối và kiên cường.
Chuyến thăm châu Á diễn ra sau khi Ngoại trưởng Blinken đến Israel hôm 27/10. Trước đó, ông Blinken có lịch trình làm việc tại hàng loạt nước Trung Đông là Jordan, Qatar, Bahrain, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Ai Cập từ ngày 11-17/10.
Video đang HOT
Theo AFP, ông Blinken cũng có lịch trình tới Jordan. Quốc gia Arab này vào hôm 1/11 đã rút đại sứ khỏi nước láng giềng Israel để phản đối cuộc tấn công của nước này nhằm vào Gaza.
Cuộc khủng hoảng ở Trung Đông cũng như xung đột Nga – Ukraine dự kiến sẽ là chủ đề trong chuyến công du của ông Blinken tới Nhật Bản để dự cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Blinken sẽ gặp Thủ tướng Fumio Kishida tại Nhật Bản và sau đó họp với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ở Seoul.
Hàn Quốc trước đó thông báo rằng Ngoại trưởng Blinken sẽ dừng chân ở Seoul, nơi ông dự kiến thảo luận về căng thẳng âm ỉ kéo dài với Triều Tiên liên quan vấn đề hạt nhân.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ tới Ấn Độ để cùng Ngoại trưởng Blinken tham dự đàm phán “hai cộng hai” thường niên. Sự kiện này diễn ra sau chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Narendra Modi tới Mỹ nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác đang phát triển nhanh chóng.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã ưu tiên quan hệ với Ấn Độ. Tuy nhiên, chuyến đi của ông Blinken có thể trở nên khó xử do căng thẳng ngoại giao hiện nay giữa Ấn Độ và một đối tác thân cận khác của Mỹ là Canada. Căng thẳng đang leo thang giữa New Delhi và Ottawa sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 18/9 cáo buộc các đặc vụ của chính phủ Ấn Độ liên quan đến vụ sát hại một thủ lĩnh ly khai người Sikh trên lãnh thổ Canada.
Nhà lãnh đạo Canada cho rằng Ấn Độ có liên quan đến vụ sát hại ông Hardeep Singh Nijjar, thủ lĩnh phong trào kêu gọi thành lập đế chế tự trị của người Sikh có tên Khalistan. Ông Nijjar là công dân Canada, sinh ra tại Ấn Độ. Ông này vừa bị sát hại vào tháng 6 vừa qua tại Vancouver. Trong nhiều năm, New Delhi khẳng định ông Nijjar có dính líu tới khủng bố. Tuy nhiên, ông này đã bác bỏ cáo buộc.
Hiện nay, Canada vẫn chưa đưa ra bằng chứng về mối liên quan của chính phủ Ấn Độ với cái chết của ông Nijjar. Trong khi đó, Ấn Độ khẳng định không liên quan đến nghi vấn này. Ngoại trưởng Blinken đã kêu gọi Ấn Độ hợp tác trong cuộc điều tra của Canada.
Ngoại trưởng Mỹ chuẩn bị quay trở lại Trung Đông
Ngày 31/10, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Ngoại trưởng nước này Antony Blinken sẽ tới Israel vào ngày 3/11 (theo giờ địa phương) để gặp gỡ các thành viên chính phủ nước chủ nhà và sau đó sẽ dừng chân tại một số quốc gia khác trong khu vực giữa lúc cuộc xung đột giữa Hamas và Israel tiếp diễn.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc họp báo tại Tel Aviv, ngày 17/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đầu tháng 10, Ngoại trưởng Blinken đã đến Israel, Jordan, Qatar, Bahrain, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập.
Cũng trong ngày 31/10, Ngoại trưởng Blinken đã gặp tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson. Tại cuộc gặp, hai bên đã trao đổi về kế hoạch tài trợ cho Ukraine và Israel. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nêu rõ: "Hai bên đã thảo luận một số vấn đề, quan trọng nhất là yêu cầu hỗ trợ bổ sung của Tổng thống Joe Biden nhằm hỗ trợ Ukraine và Israel, cũng như đưa viện trợ nhân đạo vào Gaza và các khu vực khác".
Lầu Năm Góc cùng ngày xác nhận quân đội Mỹ sẽ điều động thêm 300 binh sĩ tới Trung Đông nhằm tập trung hỗ trợ các hoạt động như rà phá vật liệu nổ và thông tin liên lạc.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho biết số binh sĩ nói trên sẽ được điều động từ Mỹ, nhưng không được triển khai tới Israel. Lực lượng này "dự định sẽ hỗ trợ các nỗ lực răn đe trong khu vực và tăng cường hơn nữa năng lực bảo vệ lực lượng" của quân đội Mỹ.
Theo ông Ryder, trong tháng 10 vừa qua đã xảy ra tổng cộng 27 vụ tấn công nhằm vào quân Mỹ ở Iraq và Syria.
Mỹ sẵn sàng đáp trả nếu trở thành mục tiêu tấn công tại Trung Đông Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin ngày 22/10 khẳng định rằng, chính quyền Tổng thống Joe Biden sẵn sàng đáp trả nếu quân nhân hoặc lực lượng vũ trang Mỹ trở thành mục tiêu trong bối cảnh cuộc xung đột Israel-Hamas leo thang. Chiến hạm USS Carney của Mỹ tại Địa Trung Hải. Ảnh AP. "Đây không...