Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm Nga kể từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraine
Ngày 11/5, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng John Kerry ngày 12/5 sẽ tới khu nghĩ dưỡng Sochi bên bờ Biển Đen của Nga để hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin về tình hình Ukraine.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 12/5 sẽ tới khu nghĩ dưỡng Sochi bên bờ Biển Đen của Nga. (Nguồn: www.telegraph.co.uk)
Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên của Ngoại trưởng Kerry kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các cuộc đàm phán hạt nhân đang diễn ra với Iran, cuộc xung đột tại Syria và “một loạt vấn đề song phương, khu vực” cũng sẽ là chủ đề nổi bật trong các cuộc gặp của ông Kerry với Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Thông cáo nêu rõ: “Chuyến đi là một phần trong nỗ lực của chúng tôi nhằm duy trì các kênh liên lạc trực tiếp với các quan chức cấp cao của Nga và để đảm bảo rằng quan điểm của Mỹ được truyền đạt một cách rõ ràng.”
Video đang HOT
Trong khi đó, thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga khẳng định: “Chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Mỹ trên cơ sở bình đẳng và không can thiệp vào công chuyện nội bộ của nhau, và các lợi ích của Nga cần được xem xét mà không gây áp lực lên chúng tôi.”
Sau Nga, ông Kerry sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự một cuộc họp của Ngoại trưởng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Sau đó, ông sẽ trở lại Washington tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Arập vùng Vịnh do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì tại Trại David.
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến quan hệ giữa Washington và Moskva lao dốc, với việc Mỹ và đồng minh Phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt nặng nề lên Nga nhằm phản đối việc nước này sáp nhập bán đảo Crimea và cáo buộc can thiệp quân sự vào cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine./.
Theo (Vietnam )
Sau Ukraine, Mỹ sẽ kích hoạt "Mùa xuân Trung Á" chống Nga
Khi xuất hiện thời cơ, Mỹ sẽ bằng mọi cách thiết lập các chế độ chính trị nằm dưới sự điều khiển của phương Tây tại Trung Á.
Tờ Vesti (Nga) bình luận, khi Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev và người đồng cấp Uzbekistan Islam Karimov còn nắm quyền, chính sách của hai nước này sẽ không có nhiều thay đổi; Kazakhstan và Uzbekistan sẽ vẫn duy trì được sự ổn định chính trị. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo này sẽ phải rời khỏi vũ đài chính trị vào một thời điểm nào đó, vì nhiều nhân tố khách quan và khi đó Trung Á sẽ phải đối mặt với những thách thức thực sự.
Tổng thống 3 nước Nga, Kazakhsatan, Belarus trong Liên minh Kinh tế Á-Âu. (Ảnh: RIA Novosti)
Theo Andrew Kazantsev, chuyên gia chính trị người Nga, các nước cộng hòa Trung Á hiện đang theo đuổi chính sách toàn phương vị, giữ khoảng cách với các nước lớn và không để các cường quốc phương Tây mở rộng ảnh hưởng tại khu vực. Nhưng sớm hay muộn Mỹ sẽ tìm cách dựng lên một số chính trị gia thân phương Tây - điều có thể sẽ đẩy Trung Á thành điểm nóng bất ổn.
Xét về mặt lý thuyết, chiến lược can dự tại Trung Á của Mỹ hướng đến mục đích buộc Nga phải giảm sự chú ý đối với vấn đề Ukraine, không để Moskva có điều kiện duy trì ảnh hưởng tại khu vực được xem là lãnh địa truyền thống là không gian hậu Xô Viết. Cụ thể hơn, Mỹ toan tính hiện thực hóa cái gọi là "Balkan Á-Âu", với các điểm nóng thường trực ngay sát cửa ngõ nước Nga mà có thể bùng phát rải rác hoặc đồng thời bất cứ lúc nào. Ở tầm chiến lược, một Trung Á nằm dưới quỹ đạo của phương Tây cũng là tiền để quan trọng để Mỹ cản phá mọi liên minh kinh tế - chính trị do Nga đứng đầu, ví dụ như Liên minh kinh tế Á-Âu, quyết không để xuất hiện một tập hợp lực lượng đủ sức đối trọng với Mỹ.
Điểm khởi đầu sẽ là Kyrgyzstan?
Kyrgyzstan, nước sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội vào tháng 9 và bầu cử Tổng thống vào đầu năm 2016, có thể sẽ là điểm đến kế tiếp của "cách mạng màu sắc". Nếu điều đó xảy ra, cả khu vực sẽ lại đi vào bất ổn.
Richard Miles - người kiến tạo các cuộc cách mạng sắc màu. (Ảnh: AP)
Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã có một quyết định gây chú ý: Ông Richard Miles, quan chức diện nghỉ hưu, đã được vời lại "khẩn cấp" và được bổ nhiệm làm đại biện lâm thời của Mỹ tại Kyrgyzstan, trong khi chờ Thượng viện phê chuẩn đại sứ mới. Chưa biết ông này lưu lại bao lâu, nhưng người ta đã cảm nhận được điều bất ổn, bằng chứng là việc người dân đã tụ tập biểu tình phản đối sự xuất hiện của Miles.
Nhà ngoại giao Mỹ này được gán với biệt danh "Ông Nuland" (tương ứng là bà Victoria Nuland - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ), nhờ "hồ sơ lẫy lừng" của ông trong quá khứ. Miles chính là người kiến trúc các cuộc "cách mạng sắc màu" làn sóng đầu tiên. Đầu năm 2000, Mỹ đã giật dây một cuộc cách mạng tại Belgrade (Serbia) để đánh bại Slobodan Milosevic trong cuộc bầu cử mà ở đó ông đại sứ Miles đóng vai trò quan trọng. Đến cuối năm 2004, với tư cách là Đại sứ Mỹ ở Tbilisi (Gruzia), một lần nữa Miles lại là người "hướng dẫn" thủ lĩnh đối lập Mikhail Saakashvili lật đổ nhà lãnh đạo Eduard Shevardnadze trong cuộc "cách mạng hoa hồng".
Thời điểm xuất hiện của Miles tại thủ đô Bishkek cũng rất đáng chú ý. Tháng 5 năm nay, Kyrgyzstan sẽ chính thức gia nhập Liên minh kinh tế Á-Âu, trong bối cảnh quốc gia Trung Á này được xem là có nền kinh tế yếu kém nhất so với các thành viên khác. Sau đó chưa đầy 4 tháng sẽ là kì bầu cử Quốc hội, mà ở đó nhiều khả năng đảng phái chính trị đối lập sẽ viện tới các mâu thuẫn trong xã hội (sự đối lập giữa hai miền Nam - Bắc, vấn đề sắc tộc, khó khăn kinh tế...) để hướng lái dư luận. Đó là những tiền đề cho một cuộc "cách mạng sắc màu" với sự chỉ đạo từ bên ngoài.
Theo Hoài Thanh (theo NEO, Sputnik)
baotintuc.vn
Moscow mời lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sang thăm Nga Moscow đã mời lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sang thăm Nga và tham dự buổi lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai vào tháng 5.2015, Asahi Shimbun đưa tin ngày 17.12. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đến thăm một nhà máy chế biến thực phẩm ở Bình Nhưỡng - Ảnh:Reuters Đây sẽ là chuyến...