Ngoại ngữ sẽ là chìa khóa để các em trở thành công dân toàn cầu
Là tấm gương về tự học ngoại ngữ, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã gửi gắm cho học sinh trường Thân Nhân Trung nhiều bài học bổ ích để trở thành công dân toàn cầu.
Ngày 29/3, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với trường Trung học phổ thông Thân Nhân Trung (Đại học Nông – Lâm Bắc Giang, Việt Yên, Bắc Giang) tổ chức buổi hội thảo “ Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0″.
Là một trong những ngôi trường non trẻ nhất của tỉnh Bắc Giang (thành lập năm 2019) trường Trung học phổ thông Thân Nhân Trung mang cho mình sứ mạng mới, sứ mạng đào tạo học sinh trở thành công dân toàn cầu.
Dù “sinh sau, đẻ muộn” trường Thân Nhân Trung hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, sự năng động và sáng tạo; ý thức tự lập và trách nhiệm công dân.
Học sinh có những hiểu biết toàn diện và chi tiết về hướng nghiệp để lựa chọn hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Được giao lưu với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một trong những sự kiện quan trọng tại trường Trung học phổ thông Thân Nhân Trung.
Nằm trong khuôn viên Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang, Trường Trung học phổ thông Thân Nhân Trung vinh dự được kế thừa truyền thống tự hào hơn 60 năm của Trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang.
Đặc biệt, Trường Thân Nhân Trung có cảnh quan thiên nhiên được đánh giá thuộc đẹp nhất khu vực miền Bắc, với môi trường trong lành của khuôn viên gần 60ha. Toàn cảnh nhà trường như một công viên sinh thái gồm hồ nước, đảo cây xanh, đảo cò, thảm hoa, … cùng với khu trình diễn nông nghiệp công nghệ cao với hệ thống nhà lưới và mô hình thủy canh hiện đại sẽ là một môi trường lý tưởng cho học sinh, giáo viên học tập và rèn luyện.
Trong hội trường vừa đủ 500 chỗ cho 2 khối học sinh lớp 10, 11, các em học sinh đã được lắng nghe những chia sẻ gần gũi, đầy bổ ích của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng, một trong những chuyên gia giáo dục uy tín; một trong những nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực.
Những bài học trong suốt quá trình tự học, tự nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã gây ấn tượng mạnh đến các em học sinh.
Từng có cơ hội công tác, làm việc tại 30 quốc gia trên thế giới, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã mang những câu chuyện trải nghiệm của bản thân để các em học sinh hiểu rõ về thời đại công nghiệp 4.0.
Chúng ta được thừa hưởng những thành tựu vĩ đại của cuộc cách mạng 4.0 nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức, khó khăn.
Mối lo ngại về vấn đề sa thải công nhân, con người thất nghiệp khi robot thâm nhập sâu vào các lĩnh vực sản xuất được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đặt ra cho các em học sinh.
“Chúng ta phải làm gì để đối diện, vượt qua khó khăn đó, phải làm gì để thành công và tạo nên giá trị của bản thân?”, Giáo sư đặt câu hỏi.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các em sẽ trở thành công dân toàn cầu. 3 điều kiện để trở thành công dân toàn cầu là sức khỏe, biết ít nhất một ngoại ngữ – tiếng Anh và có kiến thức về công nghệ thông tin.
Các em học sinh đều có nhiều trăn trở trước ngưỡng cửa cuộc đời và đặt câu hỏi với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Giáo sư nhắn nhủ rằng: “Các em hôm nay đang được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, có điều kiện học tập tốt, còn có nhiều thời gian để học tập, vì vậy, khi còn là học sinh phổ thông, các em nên học ngoại ngữ, nên học về lập trình, công nghệ thông tin”.
Là người biết 4 ngoại ngữ, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khẳng định vai trò quan trọng của việc học ngoại ngữ, đó là chìa khóa giúp chúng ta phá vỡ giới hạn của tri thức, mang tới cơ hội học tập, trải nghiệm ở nước ngoài, ngoại ngữ phục vụ nghiên cứu khoa học, tìm kiếm kiến thức…
Một điều không kém phần quan trọng khi học sinh chuẩn bị hành trang bước vào thời đại 4.0 chính là sự lạc quan.
Cuộc sống mở ra vô vàn cơ hội, hãy đón nhận mọi thứ với một tâm thế lạc quan, vui vẻ, hạnh phúc. Lạc quan là suy nghĩ tích cực để mình làm việc thật tốt, vượt qua những giới hạn của bản thân, sống lạc quan là giương căng cánh buồm để hướng tới mục tiêu của mình.
Trong chương trình giao lưu, nhiều em học sinh đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng ký tặng sách, đây là món quà rất quý đối với các em.
Những lời khuyên, những câu chuyện kể của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khiến các em trường Thân Nhân Trung rất hào hứng.
Video đang HOT
Nhiều em học sinh cho biết, không ngờ có một ngày mình được lắng nghe, chia sẻ của một giáo sư nổi tiếng như vậy.
Ở trường Thân Nhân Trung, với sứ mạng đào tạo học sinh trở thành công dân toàn cầu, những bài học, sự chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã giúp các em học sinh phấn chấn, tự tin và tự định hướng cho mình tương lai.
Đặc biệt là những câu chuyện về sự lạc quan, tinh thần tự học tập của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã truyền cảm hứng đến với các thầy cô và các em học sinh.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng mong các em học sinh hãy tự quyết định mình sẽ trở thành ai, muốn gì, đi tới đâu.
Dành lời khuyên cho các em, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng gửi gắm: “Bố mẹ, thầy cô và mọi người không thể thay em quyết định việc em sẽ trở thành ai. Bản thân em mới biết mình muốn gì, mình có thể đi tới đâu.
Hãy học tập là để trở thành người tự do, để tự chọn con đường của chính mình, độc lập và sống theo mục đích của bản thân. Sự tự do ấy trước hết là về tư tưởng, hãy tự quyết định mình sẽ trở thành người như thế nào”.
Cuối buổi hội thảo, Tiến sĩ Diêm Đăng Huân- Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Thân Nhân Trung đã gửi lời cảm ơn đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo đầy ý nghĩa dành cho thầy và trò trường nhà trường.
Theo thầy Huân, những điều Giáo sư chia sẻ không chỉ có ích cho các em học sinh, mà ngay cả những giáo viên chúng tôi cũng học được nhiều điều, đặc biệt là việc hướng nghiệp cho các em học sinh tại trường Thân Nhân Trung.
Thầy giáo Diêm Đăng Huân cho rằng: “Những điều Giáo sư chia sẻ không chỉ có ích cho các em học sinh, mà ngay cả những giáo viên cũng học được nhiều điều”.
Chuỗi Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0″ là một hoạt động ngoại khóa đặc biệt mà Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước tổ chức tổ chức.
Với diễn giả đặc biệt là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, các cuộc hội thảo đã thu hút hàng chục ngàn lượt nghe của các cán bộ, giáo viên, học sinh các trường.
Trong khuôn khổ các buổi hội thảo, các em học sinh, sinh viên đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng hun đúc niềm đam mê khởi nghiệp trong thời đại mới, đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.
Hiện tại, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức chuỗi Hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0″. Các nhà trường có thể đăng ký qua số điện thoại đường dây nóng: 0938.766.888 – 0243.5569666; 0243.5569777. Email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Mọi chi phí tổ chức hội thảo đều do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả.
Học ngoại ngữ, lập trình để trở thành công dân toàn cầu thời đại 4.0
Hơn 1000 học sinh cùng các thầy cô giáo của Trường Trung học phổ thông Giáp Hải say sưa với từng câu chuyện, bài học qua lời kể của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Ngày 16/11, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với Trường Trung học phổ thông Giáp Hải tổ chức buổi hội thảo: "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0".
Trong chặng đường 10 năm (2011 - 2020) hình thành và phát triển, Trường Trung học phổ thông Giáp Hải (xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang) đã tạo dựng được nhiều thành tựu nổi bật.
Đi lên từ những gian khó ngày đầu, hôm nay, ngôi trường đã có một diện mạo mới, khang trang, đồng bộ và đẹp vào hàng nhất tỉnh. Trường có 33 phòng học, 3 phòng máy vi tính, 2 phòng học thông minh, 2 phòng học ngoại ngữ, 3 phòng thực hành lý, hóa, sinh, 1 nhà đa chức năng, sân chơi, bãi tập,...
Đặc biệt, trường đã khẳng định được chất lượng giáo dục với những thành tích về học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia cũng như thành tích trong cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật.
Trường luôn đạt tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, có 78 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó có 18 thạc sĩ, chiếm 29,5%. Trường có 06 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và 23 giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.
Nhà giáo Nhân dân - Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ cùng học sinh về Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. (Ảnh: Trung Dũng)
Mở đầu hội thảo, bằng những tình cảm chân thành Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã hướng các em đến với truyền thống tôn sư trọng đạo:
"Sắp tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi thay mặt cho tất cả các em gửi lời tri ân, lời chúc mừng đến tất cả các thầy cô đang công tác tại Trường Trung học phổ thông Giáp Hải!".
Dù thời tiết có mưa, những câu chuyện của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuộc cách mạng 4.0 khiến các em học sinh bất ngờ, hứng thú và say sưa lắng nghe.
Từng giai đoạn, từng mốc thời gian cụ thể, những thành tựu, phát minh vĩ đại trên thế giới được Giáo sư liệt kê cụ thể, chi tiết nhất.
Từng có cơ hội công tác, làm việc tại 30 quốc gia trên thế giới, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã mang những câu chuyện trải nghiệm của bản thân để các em học sinh hiểu rõ về thời đại công nghiệp 4.0.
Cuộc cách mạng 4.0, đó chính là sự xuất hiện của người máy trong tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, quân sự,...; là công nghệ In 3D ứng dụng trong xây dựng nhà ở, sản xuất ra 2000 linh kiện của chiếc máy bay Boeing; là trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, xe tự hành, công nghệ nano và công nghệ sinh học,...
Giương căng cánh buồm hướng tới mục tiêu của mình
Chúng ta được thừa hưởng những thành tựu vĩ đại của cuộc cách mạng 4.0 nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức, khó khăn.
Mối lo ngại về vấn đề sa thải công nhân, con người thất nghiệp khi robot thâm nhập sâu vào các lĩnh vực sản xuất được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đặt ra cho các em học sinh.
"Chúng ta phải làm gì để đối diện, vượt qua khó khăn đó, phải làm gì để thành công và tạo nên giá trị của bản thân?", Giáo sư đặt câu hỏi.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các em sẽ trở thành công dân toàn cầu. 3 điều kiện để trở thành công dân toàn cầu là sức khỏe, biết ít nhất một ngoại ngữ - tiếng Anh và có kiến thức về công nghệ thông tin.
Giáo sư nhắn nhủ rằng: "Các em hôm nay đang được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, có điều kiện học tập tốt, còn có nhiều thời gian để học tập, vì vậy, khi còn là học sinh phổ thông, các em nên học ngoại ngữ, nên học về lập trình, công nghệ thông tin".
Là người biết 4 ngoại ngữ, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khẳng định vai trò quan trọng của việc học ngoại ngữ, đó là chìa khóa giúp chúng ta phá vỡ giới hạn của tri thức, mang tới cơ hội học tập, trải nghiệm ở nước ngoài, ngoại ngữ phục vụ nghiên cứu khoa học, tìm kiếm kiến thức...
Một điều không kém phần quan trọng khi học sinh chuẩn bị hành trang bước vào thời đại 4.0 chính là sự lạc quan.
Cuộc sống mở ra vô vàn cơ hội, hãy đón nhận mọi thứ với một tâm thế lạc quan, vui vẻ, hạnh phúc. Lạc quan là suy nghĩ tích cực để mình làm việc thật tốt, vượt qua những giới hạn của bản thân, sống lạc quan là giương căng cánh buồm để hướng tới mục tiêu của mình.
Giáo sư Dũng cho biết: "Tôi luôn tâm niệm mình sống lạc quan. 18 tuổi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Khoa học, tôi được giữ lại trường và được phân dạy môn Vi sinh vật học - một môn học mới lạ, chưa có tài liệu nào, chưa có ai ở nước mình theo học.
Sau khi tìm nhiều cách không có kết quả, tôi đến xin lời khuyên của thầy Đặng Văn Ngữ, thầy cho tôi 3 lời khuyên là: Học ngoại ngữ, viết sách giáo khoa và nghiên cứu khoa học".
Gian nan không từ bỏ, cả ba việc thầy giáo khuyên, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đều thực hiện. Trong một năm, Giáo sư đã dịch được 2 cuốn sách nước ngoài, viết sách giáo khoa là tài liệu về môn vi sinh vật học đầu tiên được sử dụng trong các trường đại học và có công trình nghiên cứu khoa học.
Câu chuyện về sự lạc quan, tinh thần học tập của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã truyền cảm hứng đến với các thầy cô và các em học sinh.
Nói về hành trình khởi nghiệp thời đại cách mạng 4.0 là nói về những đức tính, kỹ năng quan trọng để các em vững vàng bước vào cuộc sống mới. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tiếp thêm ý chí, nghị lực và tinh thần học tập cho các em học sinh qua những câu chuyện về tấm gương vượt khó để thành công.
Đó là câu chuyện về anh Trịnh Xuân Mười dù học đến lớp 6 nhưng trở thành tỉ phú nhờ ý tưởng trồng cây Bơ thay cây muồng che bóng mát cho cây cà phê ở Tây Nguyên. Anh cũng là người mang giống bơ Úc về, giúp người nông dân thay đổi cuộc sống từ việc trồng bơ.
Câu chuyện về Lê Thị Thắm, dù không có hai tay nhưng đã tập viết bằng chân, đạt giải nhất viết chữ đẹp toàn tỉnh Thanh Hóa. Thắm còn thêu tranh cực đẹp.
Tấm gương em Trần Hồng Giang, dù liệt cả tay cả chân nhưng lại trở thành nhà thơ nổi tiếng, có khả năng đánh máy cực nhanh chỉ bằng nửa chiếc đũa ngậm ở miệng, trở thành diễn giả truyền cảm hứng tới bao người.
Học sinh vui vẻ giao lưu và chia sẻ cùng Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tại hội thảo (Ảnh: Trung Dũng)
Học tập là hành trình không có điểm dừng
Chia sẻ với các em học sinh Trường Trung học phổ thông Giáp Hải, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh: Học tập là hành trình không có điểm dừng. Bản thân Giáo sư đã 83 tuổi nhưng vẫn học mỗi ngày và đang thực hiện cuốn từ điển công nghệ sinh học.
Các em có thể học từ 5 người thầy trong cuộc đời mình. Đầu tiên là những thầy cô giáo của chúng ta.
"Mỗi năm đến ngày 20/11, tôi rất buồn, rất nhớ vì những thầy cô giáo dạy mình đã ra đi mãi mãi. Các em hôm nay hãy biết kính trọng, luôn biết ơn và dành tình cảm chân thành đến các thầy cô.", Giáo sư Dũng chia sẻ.
Người thầy thứ hai chính là bố mẹ các em, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, chỉ dạy cho các em bao điều, các em hãy luôn hiếu thảo với bố mẹ.
Người thầy thứ ba chính là những người bạn bởi việc học từ bạn bè xung quanh là vô cùng quan trọng.
Người thầy thứ tư là chính mình, bản thân các em phải là người tự rèn luyện, tự phấn đấu, tu dưỡng trên con đường tự học.
Người thầy cuối cùng được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ là Google - kho tàng kiến thức rộng lớn ở mọi lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người.
Để khởi nghiệp thành công trong thời đại 4.0, các em cần học mọi lúc, mọi nơi, và học từ nhiều nguồn khác nhau.
Tại buổi hội thảo, Đỗ Thu Hà, học sinh lớp 12A2 đã chia sẻ: Em lo sợ việc mọi người sẽ không tiếp nhận suy nghĩ, mong ước của mình.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khẳng định: "Bố mẹ, thầy cô và mọi người không thể thay em quyết định việc em sẽ trở thành ai. Bản thân em mới biết mình muốn gì, mình có thể đi tới đâu.
Hãy học tập là để trở thành người tự do, để tự chọn con đường của chính mình, độc lập và sống theo mục đích của bản thân. Sự tự do ấy trước hết là về tư tưởng, hãy tự quyết định mình sẽ trở thành người như thế nào".
Kết thúc buổi hội thảo, thầy giáo Nguyễn Văn Ninh - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Giáp Hải đã chia sẻ sự trân trọng, biết ơn đối với những chia sẻ ý nghĩa của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Đồng thời, thầy giáo cũng gửi lời chúc mừng đến Giáo sư nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:
Chương trình tiết mục văn nghệ của học sinh mở đầu buổi hội thảo (Ảnh: Trung Dũng)
Hơn 1000 học sinh Trường Trung học phổ thông Giáp Hải tham gia buổi hội thảo.
Học sinh trường Trường Trung học phổ thông Giáp Hải say sưa với những bài học, câu chuyện về cách mạng công nghiệp 4.0 (Ảnh: Trung Dũng)
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng ký tặng sách cho các em học sinh (Ảnh: Trung Dũng)
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô giáo Trường Trung học phổ thông Giáp Hải (Ảnh: Trung Dũng)
Chuỗi Hội thảo "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0" là một hoạt động ngoại khóa đặc biệt mà Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước tổ chức.
Với diễn giả đặc biệt là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, các cuộc hội thảo đã thu hút hàng chục ngàn lượt nghe của các cán bộ, giáo viên, học sinh các trường.
Trong khuôn khổ các buổi hội thảo, các em học sinh, sinh viên đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng hun đúc niềm đam mê khởi nghiệp trong thời đại mới, đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.
Hiện tại, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức chuỗi Hội thảo: "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0".
Mọi chi phí hội thảo do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả. Các nhà trường có thể đăng ký qua số điện thoại đường dây nóng: 0938.766.888 - 0243.5569666; 0243.5569777. Email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Mọi chi phí tổ chức hội thảo đều do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả.
"Hãy cố gắng học giỏi để khởi nghiệp ngay trên quê hương mình" Qua buổi nói chuyện, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã truyền cảm hứng cho các thầy cô, học sinh Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 3. Ngày 25/3/2021, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 3 (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) tổ chức buổi Hội thảo: "Khởi nghiệp...