Ngoại ngữ: “Nỗi sợ” của lao động trẻ
Ngoại ngữ kém không chỉ là rào cản trong quá trình học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên mà còn làm giảm khả năng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Việc chú trọng đầu tư dạy tiếng Anh là một ngoại ngữ từ các cấp học phổ thông sẽ giúp học sinh tiếp thu tốt hơn. Ảnh:VGP/Thanh Thủy.
Điểm yếu nhất của lao động trẻ
Theo ông Trần Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu và thông tin thị trường lao động TPHCM (FALMY), ngoại ngữ hiện nay đang là một trong những điểm yếu nhất của nguồn lao động trẻ Việt Nam (kể cả với những lao động có trình độ đại học và trên đại học) so với các nước trong khu vực.
Qua các cuộc khảo sát của FALMY, DN FDI và cả DN Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau đang đưa kỹ năng ngoại ngữ là một trong những điều kiện cần đầu tiên khi tuyển dụng lao động.
Tuy nhiên, tại nhiều ngành nghề có nhu cầu ngoại ngữ nhiều như nhà hàng, khách sạn, du lịch thì kỹ năng ngoại ngữ của những lao động có trình độ nghiệp vụ chuyên môn chỉ chiếm khoảng gần 40% yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội các DN dịch vụ Logistics Việt Nam, Tổng Giám đốc Vector-Aviavian (một DN chuyên về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không) cũng rất băn khoăn về kỹ năng, trình độ ngoại ngữ của các sinh viên hiện nay.
“Việc đào tạo chuyên môn, kỹ năng làm việc sau khi tuyển dụng là khá thường xuyên đối với các DN nước ngoài cũng như DN Việt Nam. Tuy nhiên, đào tạo lại ngoại ngữ là một điều khó có thể thực hiện bởi vì để có được khả năng, trình độ nhất định về ngoại ngữ thì cần phải có thời gian, chi phí”, ông Quang nói.
Video đang HOT
Ông Đỗ Xuân Quang cho rằng, đối với nhiều ngành nghề, ngoại ngữ gần như quyết định tới 70% hiệu quả công việc. Cụ thể như ngành logistics, một ngành dịch vụ mà hầu như các đối tác đều có liên quan tới nước ngoài. Nhân viên không chỉ cần có những khả năng nhất định về tiếng Anh để làm hợp đồng, làm các chứng từ thanh toán mà còn phải giỏi giao tiếp để đàm phán, thương thảo các hợp đồng, thực hiện các dự án với các đối tác nước ngoài (là khách hàng chủ yếu).
Để ngoại ngữ thực sự là cầu nối
Theo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GDĐT TPHCM, đẩy mạnh và đầu tư thích đáng cho việc dạy và học ngoại ngữ là phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục trong đó đẩy mạnh quá trình ứng dụng các môn học vào thực tiễn sau này cho các em học sinh.
“Ngoại ngữ đang được xem là cầu nối để tiếp thu kiến thức, tri thức tiên tiến cũng như là một điều kiện cần để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong tương lai”, ông Sơn đánh giá.
Dưới góc độ học tập và nghiên cứu, em Nguyễn Văn Duy, sinh viên năm thứ 4, khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Bách Khoa TPHCM, trong phổ thông việc học ngoại ngữ là theo nhu cầu chọn khối của từng học sinh. Bạn nào thi khối D, khối A1 mới tập trung học ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh).
Tuy nhiên, ngoại ngữ lại có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường ĐH. Bởi ngoại ngữ là cầu nối để giúp sinh viên tiếp cận được với lượng kiến thức đồ sộ và hữu ích mà không phải lúc nào cũng có ở các giáo trình đã được biên soạn. Có những môn học rất cần đến sự tìm tòi, nghiên cứu thêm từ các giáo trình nước ngoài, từ mạng Internet, từ các nguồn khác ở nước ngoài.
Theo phân tích của Ông Đoàn Hồng Nam, Chủ tịch IIG Việt Nam (đại diện Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ tại Việt Nam), ở độ tuổi phổ thông các phản ứng, quá trình tiếp thu ngoại ngữ sẽ nhanh nhạy và hiệu quả hơn ở những độ tuổi lớn hơn.
Cũng chung quan điểm này, ông Lê Hồng Sơn cho rằng để học sinh, sinh viên có đủ lượng kiến thức về ngoại ngữ để đáp ứng trong quá trình làm việc không thể trong ngày một, ngày hai, hay một vài học kỳ của năm học mà nó cần có cả một quá trình đào tạo cụ thể. Điều này chỉ có thể thực hiện được ở các chương trình của ngành Giáo dục, phù hợp nhất là ở chương trình phổ thông.
Như vậy, việc đẩy mạnh học và dạy ngoại ngữ ở phổ thông một cách sâu rộng, cũng như đưa ngoại ngữ là một môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp là giải pháp cần thiết để đánh giá năng lực toàn diện học sinh, đồng thời góp phần khắc phục điểm yếu, nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong xu hướng hội nhập như hiện nay.
Theo Chinhphu.vn
3 hạng chức danh nghề nghiệp với giáo viên TCCN
Bộ GD&ĐT ban hành dự thảo thông tư liên tích Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ quy định mã số chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong trường trung cấp chuyên nghiệp.
Theo đó, chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong trường trung cấp chuyên nghiệp phân thành 3 hạng, có tên gọi và mã số như sau:
Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hạng I, mã số: V070201
Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hạng II, mã số: V070202
Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hạng III, mã số: V070203
Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hạng I có bằng thạc sĩ trở lên hoặc có bằng chuyên khoa cấp 1 trở lên đối với ngành y phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm.
Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hạng I theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy định.
Đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên. Đối với giáo viên ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc nêu trên hoặc tương đương trở lên.
Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp...
Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hạng II có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm (hoặc bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp) trở lên phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm.
Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hạng II theo chương trình của Bộ GD&ĐT tạo quy định.
Đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên. Đối với giáo viên ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc nêu trên hoặc tương đương trở lên.
Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.
Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hạng III, có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm (hoặc bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp) trở lên phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm.
Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hạng III theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy định.
Sử dụng tốt ngoại ngữ phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp; sử dụng tốt các phần mềm tin học văn phòng phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp...
Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên trong các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập.
Theo GD&TĐ
9 mẹo học tiếng Anh hiệu quả dành cho "tân binh" Ai cũng biết tiếng Anh nói riêng và ngoai ngữ nói chung có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay. Nhưng để đạt được những trình độ cần thiết, mỗi người nên chuẩn bị cho mình nhưng mẹo nhỏ để "tu luyện" có hiệu quả hơn. 1. Xác định rõ bạn học tiếng Anh để làm gì? Bạn cân...