Ngoài Kilo, Nga chỉ ra vũ khí chuyển cục diện Biển Đông?
Sau khi Việt Nam nhận tàu ngầm Kilo thứ 4, chuyên gia Nga đã bình luận về các loại vũ khí giúp xoay chuyển cán cân quân sự trên Biển Đông.
Việt Nam có thể thành lập 2 nhóm tác chiến ngầm
Ngày 30-6, chiếc tàu ngầm Varsavyanka thứ tư mà Việt Nam mua của Nga (NATO phân loại là Kilo) đã được đưa về cảng Cam Ranh. Ba tàu được chuyển giao trước đó, được đặt tên là “Hà Nội”, “Hồ Chí Minh” và “Hải Phòng” đã được trang bị cho Hải quân Việt Nam.
Theo hợp đồng, việc cung cấp toàn bộ sáu chiếc tàu ngầm cho Việt Nam dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2016. Khi đó, ít nhất Việt Nam cũng đã xây dựng được 2 nhóm tác chiến tàu ngầm, thay nhau đảm nhận nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu trên biển.
Chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin cho biết: Đối với Việt Nam, việc thành lập hạm đội tàu ngầm là nhiệm vụ rất quan trọng. Không chỉ với Việt Nam mà bất kỳ mọi quốc gia giáp biển nếu không sở hữu hạm đội tàu ngầm đều có nguy cơ đe đối với an ninh.
Tàu ngầm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà hạm đội trên biển không thể giải quyết được. Tàu nổi dễ dàng bị phát hiện từ trên không bởi máy bay có hoặc không người lái, nhưng tàu ngầm chỉ cần hoạt động ở độ sâu 50 mét gần như không thể bị phát hiện bởi phương tiện quan sát quang học.
Tàu Varsavyanka dài 74, rộng 10 mét, thủy thủ đoàn 52 người, có thể lặn tới độ sâu 300 mét và di chuyển với tốc độ 20 hải lý, tức 37 km/h, với phạm vi hành trình gần 10.000km và thời gian lặn liên tục 1 tháng rưỡi, nó sẽ góp phần đắc lực vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Tàu ngầm là phương tiện tác chiến quan trọng đối với hải quân các nước, trong đó có Việt Nam
Khác với các tàu tương tự khác trên thế giới, tàu Varsavyanka có độ ồn và độ rung chấn rất nhỏ, khó bị phát hiện bằng các phương tiện dò tìm âm thanh dưới nước. Đó là lý do để các chuyên gia phương Tây gọi tàu Kilo của Nga là “hố đen trong đại dương” (Black Hole).
Tàu ngầm loại này được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, để phòng thủ, bảo vệ căn cứ hải quân, các cơ sở hạ tầng trên bờ và các cơ sở dưới biển, hoặc tấn công các điểm tập kết binh lực tạm thời, căn cứ quân sự cố định, phá vỡ ý đồ tấn công phủ đầu của đối phương.
Các thủy thủ đoàn Việt Nam đã làm quen với tàu ngầm lần đầu tiên tại nhà máy ở St. Petersburg. Nga đã tổ chức cho thủy thủ Việt Nam các buổi thực hành trên bờ và 5 chuyến ra khơi, làm quen với con tàu trên đại dương thực thụ, bởi sau này, các chuyến hoạt động như vậy có thể kéo dài rất lâu.
Việc huấn luyện được tiếp tục ở Cam Ranh, nơi các chuyên gia Nga thành lập một trung tâm đào tạo có các giáo cụ trực quan tương ứng, cho phép mô phỏng bất kỳ trường hợp nào khi tàu hoạt động, kể cả trường hợp khẩn cấp mà tàu ngầm có thể gặp trong suốt chuyến hải hành.
Tàu ngầm Kilo giúp Việt Nam tạo ra các “khu vực cấm”
Video đang HOT
Theo chuyên gia quân sự Nga Victor Litovkin, một hạm đội hải quân được coi là thực sự hùng mạnh chỉ khi sở hữu cả tàu nổi và tầu ngầm. Sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm là yếu tố quan trọng, khiến không một nước nào có thể dễ dàng uy hiếp đến chủ quyền an ninh biển đảo của Việt Nam.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14E có tầm phóng 280km
Ông Litovkin khẳng định, Trung Quốc cũng có loại tàu tương tự nhưng tính năng kém hơn tàu ngầm của Việt Nam, cả về độ ồn, độ rung chấn, điều kiện sinh hoạt của thủy thủ. Một lợi thế lớn của tàu ngầm mà Nga cung cấp cho Việt Nam là tàu còn được trang bị nhiều hệ thống tên lửa “Club” hiện đại nhất.
Tất cả các tàu ngầm Việt Nam đều được trang bị tên lửa hành trình Club-S, phiên bản tấn công mặt đất 3M-14E có khả năng tấn công xa tới 280km và phiên bản chống hạm 3M-54E có tầm phóng 220km, thậm chí là phiên bản 3M-54E1 có tầm phóng 300km.
Loại tên lửa này bay với tốc độ cận âm ở pha đầu. Đến khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn sẽ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc gấp ba lần tốc độ của âm thanh, tức lớn hơn 1km/s. Đến gần mục tiêu, tên lửa này bay ở độ cao chỉ 5-10m, khiến cho radar và hầu như các hệ thống chống tên lửa của đối phương không thể phát hiện.
Tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn 300km, ngoài tầm tấn công của các chiến hạm đích, nhưng điểm quan trọng nhất của nó là đầu đạn nặng gần gấp đôi (400kg), có khả năng tấn công phá hủy tuần dương hạm hoặc khu trục hạm hàng vạn tấn, thậm chí là đánh chìm hàng không mẫu hạm.
Theo_Báo Đất Việt
Điểm mặt, chỉ tên kho vũ khí ở triển lãm Paris (1)
Hầu hết các loại vũ khí tại triển lãm hàng không Paris 2015 đều là máy bay quân sự gồm tiêm kích, cường kích, vận tải cơ, UAV
Hầu hết các loại vũ khí tại triển lãm hàng không Paris 2015 đều là máy bay quân sự gồm tiêm kích, cường kích, vận tải cơ, UAV...
Triển lãm hàng không Paris 2015 là một trong những sự kiện hàng không lớn nhất thế giới, qui tụ hàng trăm công ty tới nhiều quốc gia, hàng trăm nghìn khách thăm quan. Tất nhiên, các mẫu trưng bày tại Paris Air Show cũng rất đa dạng và phong phú. Nhưng chủ đề chính vẫn là những chiếc máy bay của cả dân sự và quân sự. Ảnh: tiêm kích đa năng Rafale của người Pháp tung cánh buổi diễn tại Paris.
"Niềm tự hào của công nghiệp hàng không quân sự châu Âu" - vận tải cơ chiến lược A400M Atlas.
Dù là triển lãm hàng không ở thế giới hiện đại, tuy nhiên một vài mẫu máy bay cổ vẫn được đưa tới trưng bày. Trong ảnh là chiến đấu cơ động cơ cánh quạt của Không quân Hoàng gia Anh.
Máy bay vận tải Antonov An-178 do Ukraine sản xuất lần đầu tiên tham dự triển lãm hàng không Paris.
Máy bay vận tải hạng trung tầm ngắn An-178 có chi phí 40-70 triệu USD, chở được tối đa 18 tấn với tốc độ hành trình 800km/h, tầm bay 1.000-4.000km tùy tải trọng.
Các vị khách thăm quan đang "tự sướng" bên dàn bom đạn của tiêm kích JF-17 - chiến đấu cơ giá rẻ nhất thế giới cho Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất. Hai quốc gia này liên tục đưa JF-17 tới tham dự hàng loạt sự kiện triển lãm trong vài năm gần đây nhằm tìm đường xuất khẩu.
Không quân Mỹ đưa tới sự kiện triển lãm hàng không Paris năm nay các mẫu chiến đấu cơ quen mặt gồm F-16, A-10, P-8A...
Cường kích A-10 sắp bị loại bỏ trong Không quân Mỹ không thu hút được nhiều khách thăm quan.
Máy bay vận tải chiến thuật tiên tiến nhất Mỹ - C-130J Super Hercules.
Máy bay cường kích hạng nhẹ Scorpion do hãng Cessna (Mỹ) sản xuất được giới thiệu tại Paris Air Show 2015.
Máy bay cường kích hạng nhẹ S2R-660 do IOMAX (Mỹ) sản xuất trên cơ sở máy bay "rải phân bón" AT-802.
Triển lãm Paris Air Show 2015 cũng qui tụ dàn máy bay không người lái hiện đại tới từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: UAV Hermes 900 của Israel.
Một mẫu UAV trinh sát có hình dạng kỳ lạ do Pháp sản xuất.
UAV trinh sát Anka do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, nó đạt tốc độ 217km/h với thời gian hoạt động liên tục 24 tiếng, có thể trang bị hệ thống trinh sát hồng ngoại, quang điện, radar khẩu đội tổng hợp...
UAV trực thăng Tanan 300 do công ty hàng không Airbus sản xuất.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Mỹ "ấp ủ" vũ khí có sức hủy diệt hơn cả tên lửa Các quan chức Hải quân Mỹ đang đặt kỳ vọng vào các loại vũ khí năng lượng định hướng như vũ khí laser, nói rằng vũ khí laser thậm chí còn có thể thay thế một số hệ thống tên lửa hiện có của nước này với sức hủy diệt khủng khiếp hơn rất nhiều trên các tàu sân bay thế hệ mới....