Ngoài cơm gà Michelin thì Singapore còn có một loạt các món ngon đáng thử này!
Không chỉ nổi tiếng ở đảo quốc Sư Tử, các món ăn Singapore giờ đã xuất hiện ở nhiều nơi và thu hút được rất nhiều thực khách.
Bánh mì nướng Kaya và trứng lòng đào
Món ăn sáng truyền thống duy nhất của người dân Singapore chính là bánh nướng nhân mứt dừa với vài quả trứng. Loại bánh mì truyền thống là một ổ bánh hình chữ nhật màu trắng, đem nướng trong lò, phết đều kaya mặt trong của hai lát bánh – một loại mứt dạng lỏng hay nước sốt xuất sứ từ Malaysia làm từ dừa hoặc trứng, sau đó thì kẹp thêm một miếng bơ dày để tan chảy từ từ giữa 2 lát bánh mỳ còn ấm. Đây chính là kiểu bánh nướng Kaya cổ điển tại Singapore.
Hai phong cách chế biến thịt cua phổ biến nhất tại Singapore là dùng với sốt ớt, hơi có chút vị cà chua, cay cay ngọt ngọt hoặc là với sốt hạt tiêu đen. Cua sốt ớt thường được ăn kèm với bánh bao chiên trong sốt tương ớt ngon tuyệt. Cua được làm qua 2 quy trình, luộc trước, sau đó thì rán để thịt cua không bị xát dính vào mai cua. Bạn cũng có thể thấy nhiều kiểu nấu cua khác như: cua sốt trứng muối hoặc bún cua Singapore.
Bún nước Laksa là món ăn kết hợp từ ẩm thực Trung Quốc và Malaysia. Có hai loại bún nước Laksa là Laksa cà ri và Laksa me chua ( Assam Laksa). Bún Laksa cà ri được biết đến rộng rãi hơn tại Singapore, trong khi bún Laksa me chua thì dễ thấy hơn tại Malaysia như Penang Laksa. Thực tế, bún Laksa có hàng loạt những kiểu chế biến khác nhau với sự khác biệt trong nguyên liệu cá, nước dùng và ngay cả loại bún.
Video đang HOT
Bún Laksa cà ri truyền thống Singapore sử dụng bún/ mì sợi, sữa dừa, đậu hũ chiên phồng, vài ba lát cá, tôm và sò huyết. Tùy theo sự điều chỉnh giá cả hoặc khẩu vị của từng người, suất ăn có thể có hoặc không có tôm và sò huyết. Một kiểu bún Laksa độc đáo khác ở Singapore được biết đến là bún Katong Laksa với sợi bún được cắt thành những đoạn ngắn và được ăn bằng thìa. Hiện tại, vẫn còn rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh kiểu chế biến nguyên bản của món Katong Laksa.
Cháo ếch Singapore
Cháo ếch Singapore nếu bạn được nếm thử một lần chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi. Thịt ếch được cho vào chảo xào săn cùng các nguyên liệu nhưng hành khô, gừng đổ nước xâm xấp thêm các gia vị đặc trưng khác rồi đun lửa lớn cho tới khi gần cạn thêm hành và đun nhỏ lửa. Một phần thức ăn gồm cháo trắng theo phong cách Quảng Đông ăn kèm với sốt ếch kungpao cay cay, mặn mặn.
Món ăn này được xem là niềm tự hào về ẩm thực của người dân Singapore. Năm 2011, món thịt nướng nổi tiếng này nằm vị trí 14 trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNNGo bình chọn.
Thịt được tẩm ướp gia vị, xiên vào que tre đã được vót nhọn, sau đó nướng trên lửa cho đến khi chín, thơm. Tuy nhiên điểm đặc sắc của món ăn này chính là phần nước sốt tạo nên từ nước thịt khi nướng trộn với sốt đậu phộng và hành tây. Thịt nướng thường được ăn kèm với dưa leo và đồ chua.
Beancurd
Beancurd là loại tào phớ nổi tiếng của Singapore. Không giống như tào phớ là dạng lỏng ăn kèm với nước đường hay sữa đậu, beancurd có thêm gelatin nên sánh mịn, đặc giống như thạch pudding. Khi ăn vào rất mát và có thể kết hợp cùng nhiều topping khác.
Khác với tào phớ truyền thống chỉ làm từ đậu phụ, thì beancurd có thể được mix cùng với nhiều nguyên liệu khác như lá nếp, trà xanh… giúp cho tào phớ phong phú và thơm ngon hơn. Beancurd cũng được ăn cùng các loại topping như trân châu, thạch dừa, sương sáo,… nhưng tất cả đều khô, chứ không cho thêm nước cốt dừa, sữa đậu nành hay nước đường.
Thạch đen Cao Bằng giải nhiệt mùa hè
Thạch đen là loại một món ăn vặt thanh mát, giải nhiệt mùa hè. Thạch có mặt ở nhiều nơi với nhiều cách ăn, cách gọi khác nhau.
Ở miền Bắc, nổi tiếng nhất là loại thạch có nguồn gốc từ huyện Thạch An, Cao Bằng. Để có thành phẩm ngon và hấp dẫn là cả một quá trình người làm cẩn thận, tỉ mỉ với từng khâu quan trọng như chọn nguyên liệu, nấu lá và chế biến...
Nguyên liệu chính làm nên món thạch này là cây thạch đen (còn được gọi là cây Tiên Thảo hay Sương Sáo) - một loại cây thân cỏ cao chưa tới 1m. Đây là giống cây trồng ngắn ngày, chỉ 4 tháng là có thể thu hoạch. Đặc biệt loại cây thạch đen được trồng nhiều ở tỉnh Cao Bằng, nhưng có thể do khí hậu thổ nhưỡng nên chỉ khi trồng ở huyện Thạch An mới cho ra lá thạch đen có chất lượng tốt nhất. Cây Tiên Thảo có vị ngọt, tính mát, theo Đông y thì lá cây này có tác dụng giải nhiệt, giúp giảm huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp, tiểu đường.
Sau khi cắt tỉa những cành xấu, hỏng, lá thạch khô được ngâm rửa sạch bằng nước rồi chuyển sang khu chế biến
Cây thạch đen đã đem lại thu nhập ổn định và dần dần trở thành loại cây kinh tế chủ lực cho nhiều hộ gia đình sau khi món thạch đen được quảng bá, phổ biến rộng rãi tới nhiều nơi. Một số người đã thắc mắc về quy trình chế biến và sản xuất thạch đen như thế nào? Phóng viên đã trực tiếp tìm hiểu về quy trình của một hộ sản xuất thạch đen nhiều năm có uy tín tại huyện Thạch An. Công đoạn đầu tiên là chọn lá, nhặt lá và rửa lá. Lá thạch sau khi thu hoạch được người làm phơi khô với số lượng lớn, sau đó tách lá, bỏ những cành hỏng để chất lượng được tốt nhất.
Cứ 1kg cây thạch đen khô có thể làm được 20kg thạch đen thành phẩm. Sau khi đun nước, người ta hòa thêm một chút bột năng rồi quấy cho đến khi đặc quánh lại. Bắc bếp, cho nước vào nồi đun khoảng 2 tiếng, càng đun lâu càng tốt (nếu nước cạn lại tiếp tục đổ vào). Vì cây thạch sau khi đun sẽ nhừ và dễ vò hơn, khi lá thạch đặc quánh lại thì bắc ra cho bớt nóng.
Cuối cùng, người làm đổ nước thạch gia công lần 2 vào trong máy quay rồi hòa với đường trong vòng 3 tiếng mới cho ra sản phẩm thạch đặc quánh.
Thạch khi bắc ra để nguội sẽ được vò rửa kỹ 3 lần bằng nước sạch. Sau khi vò sạch bằng tay, tiếp tục lọc 2 lần bằng màng vải để loại bỏ cặn.
Thạch đen không chỉ dùng để giải khát thông thường mà còn có hàm lượng Polyphenol, Tanin, Pectin chiếm trên 50%. Đây là những chất làm tăng đáng kể tính giãn nở của mạch máu, chống oxy hóa, giảm cholesterol trong máu. Thạch đen ăn ngon nhất là 3 ngày sau khi sản xuất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì sẽ dùng được trong 7 ngày.
Mỗi một nghệ nhân hay hộ sản xuất đều có một bí quyết nấu thạch riêng. Nếu tinh ý bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt giữa những hộp thạch đến từ những xưởng sản xuất khác nhau. Tổng cộng thời gian làm thạch từ khâu chế biến đến ra thành phẩm mất 5 tiếng với nhiều công đoạn phức tạp, tỉ mỉ. Mọi quy trình nấu thạch đều phải tuân thủ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thương hiệu thạch đen Thạch An - Cao Bằng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên quy mô và năng lực sản xuất vẫn còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu, tiềm năng của thị trường lớn hơn.
Cách làm thạch đen từ lá thạch thường phổ biến ở các địa phương vùng núi bởi nơi đây có sẵn cây thạch lá găng. Tuy nhiên bạn cũng có thể tự chế biến, làm thành công món thạch này tại nhà từ những thành phần lá thạch đã phơi khô.
Khi lọc nước thạch xong thì đổ vào máy quay để vắt
Nước thạch có váng bọt nhiều mới cho ra thạch ngon
Sản phẩm nước thạch sau khi trộn bằng máy còn nóng được người làm cho ra từng hộp nhỏ để bán. Trung bình mỗi mẻ làm cho ra tới 180 hộp thạch
Thạch đen sau khi làm xong có thể kết hợp thưởng thức với sữa đậu nành, tào phớ hoặc các món chè, sữa chua để giải nhiệt vào mùa hè.
Danh sách đồ uống giải khát cực đã mùa nắng nóng giá dưới 10K ở Hà Nội Những loại đồ uống giải nhiệt đang trở thành một trong những mặt hàng đắt khách, được nhiều người ưa chuộng khiến chủ hàng kiếm bộn tiền. Hà Nội đang sắp bước vào những ngày nắng nóng. Những loại nước uống giải nhiệt như me đá, nước sấu, tào phớ, chè đỗ đen... đều được nhiều người ưa chuộng vì bổ dưỡng cũng...