“Ngọa hổ tàng long” xuất hiện trong Tam Quốc Chiến
Thỏ Hoang trong map 80 – 90
Từ rừng thiêng nước độc
Hẳn người chơi Tam Quốc Chiến vẫn còn nhớ tới Đổng Tước Đài khốc liệt là nơi đổ máu của những anh hùng muốn chinh phục phụ bản. Địa danh này được ví như pháo đài kiến cố không hồi kết chưa ai có thể vượt qua.
Chưa kịp chinh phục “tử môn quan” cũ thì người chơi đã lại phải chuẩn bị để đối mặt với nhiều cạm bẫy còn khó khăn hơn. Không giống với những bãi train quái khác khi toàn người ngựa và đao gươm thì map mới Ích Châu lại xuất hiện Thỏ Hoang (cấp 81) cản trở game thủ.
Map mới Ích Châu xuất hiện trong bản đồ thế giới
Tới hào kiệt tứ phương
Video đang HOT
Tuy nhiên, phần thưởng nhận lại hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra. Khi hạ gục boss mới như Tào Tháo Cường Bạo, Lưu Bị Cường Bạo, Tôn Quyền Cường Bạo, người chơi có thể thu thập được bộ đồ 7x giá trị đang được rao bán tiền triệu trên diễn đàn. Còn nếu bạn chưa đủ may mắn để sở hữu món đồ này thì có Tu Luyện Châu x10 (nhân 10 điểm kinh nghiệm).
Tuy nhiên theo gamer daikachien từng chia sẻ: “Sử dụng những món đồ xịn này PK rất đã tay tuy nhiên đối với mình thì đây lại là những mặt hàng để rao bán, rất nhiều gamer vì muốn nhanh chóng lọt Top mà sẵn sàng sở hữu vật phẩm giá trị”.
Boss mới trong Tam Quốc Chiến
Và để người chơi khỏi nản lòng vì boss quá mạnh, Tam Quốc Chiến tiết lộ sẽ giành tặng món đồ vô giá Vũ Khí Đế Vương Môn Phái (bộ) 7x 10 cho game thủ may mắn duy nhất sau khi cập nhật. Hy vọng những chuẩn bị này sẽ giúp người chơi vượt qua được cản trở ở map mới.
Không chỉ là để kết giao bằng hữu, trợ lực trên chiến trường mà đây cũng là thời điểm để tranh tài cao thấp, chiếm lấy vị trí trong bẳng xếp hạng. Chắc hẳn công đồng Tam Quốc Chiến sẽ được chứng cảnh tranh tài cao thấp, huynh đệ sát cánh trên chiến trường hay thậm chí là cả “đảo chính” giành vương. Phiên bản này hứa hẹn chứa đựng nhiều tính năng đặc biệt và độc nhất đang chờ đón game thủ.
Theo GameK
[Ghi nhận] Cái nhìn của gamer Việt về game online Trung Quốc
Thưa các bạn, ngay sau khi bài viết trưng cầu ý kiến về góc nhìn của game thủ Việt Nam tới những tựa game online có nguồn gốc tại Trung Quốc được đăng tải, GameK đã nhận được không ít những bình luận chia sẻ từ các độc giả, những người chơi MMO Việt Nam. Đáng mừng hơn, bên cạnh việc gửi gắm ý kiến cá nhân, các bạn còn phân tích sâu hơn lý do của việc game online có nguồn gốc tại Trung Quốc hễ cứ được nhà phát hành nhập về Việt Nam là bị tẩy chay và bị quay lưng. Chúng ta hãy cùng điểm qua những lý do khiến cho thời gian qua, không ít những MMO &'Tàu' bị quay lưng.
Đầu tiên phải kể đến căn bệnh "nhai lại" của nhà phát hành game Việt. Những tựa game online với nội dung, cốt truyện, lối chơi có phần quá tương đồng đã được các nhà phát hành Việt Nam nhập về thị trường nội địa. Đơn cử, chúng ta có cả một bản danh sách những MMO lấy bối cảnh thời kỳ Tam Quốc đang có mặt tại thị trường Việt Nam: Tam Quốc Chí 3D, Chiến Tướng 2, Anh Hùng Tam Quốc, Tam Quốc Chiến, Tam Quốc Truyền Kỳ, Mộng Tam Quốc, Thần Long... Sự thiếu đa dạng về nội dung của những tựa game online như thế này là lý do đầu tiên khiến cho thị trường bão hòa. Từ đó, sự thờ ơ của cộng đồng game thủ về những game online như thế này cũng dần được hình thành.
Lý do thứ hai được đưa ra là do thói quen chơi MMO của game thủ Việt. Không phải tự nhiên mà các nhà phát hành game trong nước thường tập trung vào việc đầu tư cho những tựa game dễ chơi, đơn giản đến từ thị trường của nước láng giềng. Để minh chứng, GameK xin trích đăng một đoạn bình luận tiêu biểu của độc giả có tên "CJ". Đoạn bình luận này mô tả khá chuẩn xác những gì đang xảy ra với thị trường game Việt với sự góp mặt của các webgame Trung Quốc:
"Việt Nam có điểm tương đồng về văn hóa với TQ nên game của nó cũng tương đối phù hợp. Bởi vậy, các game nhập về đa phần phải phù hợp với cái văn hóa này. Đặc biệt là thể loại kiếm hiệp, mà kiếm hiệp thì TQ nó là trùm rồi. (...)
Cộng với thói quen (văn hóa) chơi game của game thủ Việt. Kiểu như cắm đầu vào chơi đến khi xong, và luôn skip các đoạn hoại thoại, bỏ quên tên nhân vật. Cho đến khi chơi xong game thì chỉ nhớ là à, mình đã chơi xong game đó, nhân vật mình chọn là con bé cầm cây gậy phép có chiêu thả sấm chớp. Nhưng chả biết nó tên gì.
Thêm cái auto nữa, thành ra bây giờ nhiều người kén game offline. Nếu có chơi thì dùng cheat, artmoney, hoặc xem các video walkthough.Cuối cùng tạo thành cái gọi là: Cả thèm chóng chán, nhảy từ game này sang game khác. Vậy thì để đảm bảo mình sống còn, bắt buộc NPH chọn game dễ, có auto, đơn giản,... để phát hành thôi. Không trách đi đâu được. Mà cái thể loại này thì TQ sản xuất đầy."
Trong khi đó, cũng có không ít game thủ, không ít những độc giả lại có được cái nhìn tổng quan hơn khi cho rằng game Trung Quốc cũng có cái hay, có cái dở. Vấn đề người Việt có được chơi game hay của "anh láng giềng" hay không còn phải phụ thuộc rất nhiều vào các nhà phát hành trong nước: "Game thì có game dở và game hay, quan trọng là do NPH VN có thái độ thế nào khi mua game về phát hành. Chúng ta đang đối mặt với vô số game rác là do các NPH của VN muốn thu lợi nhiều nên toàn phát hành những game dở, và 1 mặt khác là do chúng ta co nhìn nhận thế nào khi tham gia 1 game mới, nếu ko thích thì chúng ta ko tham gia. Cái đó nằm ở cách nhìn và nhận thức của mỗi người chứ dừng bao giờ đổ thừa đó là game Tàu".
Cũng theo kết quả bình chọn của bài viết trước, số lượng những game thủ có lối suy nghĩ như trên đây chiếm 43,43% trong số gần 2.500 người tham gia bình chọn, Trong khi đó con số những người có tư duy tuyệt đối quay lưng với game Trung Quốc, bất kể đó là game hay hay game dở rơi vào khoảng gần 37%. Còn lại là những game thủ Việt buộc lòng phải gắn bó với những tựa game có chất lượng không cao được các NPH Việt phát hành vì nhiều lý do.
Tổng kết lại, việc thị trường Việt Nam trở thành "bến đỗ" cho không ít game chất lượng thấp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc có phần trách nhiệm của cả những game thủ Việt, lẫn các nhà phát hành. Thêm vào đó, game Trung Quốc không phải sản phẩm nào cũng là "rác" như không ít game thủ nghĩ. Vấn đề nằm ở chỗ, việc những tựa game cao cấp từ Trung Quốc có về được Việt Nam hay không còn phụ thuộc nhiều vào thói quen chơi game của đại bộ phận game thủ Việt. Từ bỏ hoàn toàn thói quen auto và cả thèm chóng chán, khi đó các NPH Việt Nam sẽ chẳng có lý gì mà không phát hành những cái tên như Tiếu Ngạo Giang Hồ hay Huyền Thiên Chi Kiếm đến với game thủ của dải đất hình chữ S.
Theo GameK
Web game và câu chuyện đặt tên Sau một năm bùng nổ về số lượng, có vẻ như Web game đang ngày một yếu thế so với game client truyền thống. Nhất là sau sự ra mắt của Độc Cô Cầu Bại (2.5D), Độc Cô Cửu Kiếm (3D) hay sự "tiền ra mắt" của Cửu Âm Chân Kinh đã khiến game thủ dần hờ hững với Web game. Nhiều Nhà...