Ngô là món rất “độc” với những người này, chớ dại ăn nhiều kẻo hối hận
Ngô có hương vị thơm ngon và giàu năng lượng. Tuy nhiên có những người không nên ăn ngô tránh rước hoạ vào thân.
Theo nghiên cứu, ngô chứa lượng lớn chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa. Trong 100g ngô hạt chứa khoảng 342 calo, do đó nó được coi là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể. Một cốc ngô cung cấp 18,4% lượng chất xơ cho cơ thể cần mỗi ngày, giúp hỗ trợ và giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tiêu hóa.
Ngô rất giàu chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa nhưng có những người không nên ăn ngô (Ảnh minh hoạ)
Đặc biệt thành phần lysine, selenium có trong ngô đóng vai trò tích cực trong công tác phòng chống khối u. Ngô giàu vitamin B, niacin giúp dẫn truyền thần kinh và chức năng tiêu hóa, phòng chống beriberi, viêm cơ tim đồng thời giúp duy trì một làn da đẹp.
Trong ngô còn chứa glutathione, khi kết hợp với selen sẽ tạo ra glutathione oxidase -hợp chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Chất selen và magie trong ngô có tác dụng phòng ngừa ung thư, khi selen và vitamin E cùng phát huy tác dụng, có thể ngăn chặn 10 loại khối u, nhất là bệnh ung thư vú và ung thư trực tràng.
Ngoài ra ngô chứa flavonoid, có tác dụng nhất định đối với điểm vàng võng mạc. Vậy nên, ăn ngô có tác dụng tăng cường thị lực, phòng tránh nhiều bệnh về mắt.
Tuy nhiên ngô không phải là một loại rau mà bản chất là ngũ cốc, do đó không phải ai ăn ngô cũng tốt và nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến một số tác hại đối với cơ thể như:
Khiến bệnh tiểu đường thêm trầm trọng
Ngô có chỉ số đường huyết cao do đó nó là loại thực phẩm không có lợi đối với người mắc bệnh tiểu đường. Sau khi ăn ngô, nồng độ đường trong máu tăng cao đột ngột sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi và làm cho tình trạng viêm thêm trầm trọng.
Đầy hơi
Theo Health.com , cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa hết ngô vì chúng chứa xen-lu-lô. Hệ thống tiêu hóa không thể làm triệt để vì thiếu các enzyme để làm được việc này.
Giống như nhiều loại ngũ cốc, ngô chứa prolamins, loại protein gây nên bệnh rò rỉ ruột. Hơn nữa ngô rất giàu tinh bột, nếu ăn nhiều sẽ sản sinh khí trong ruột, gây chướng bụng, đầy hơi.
Video đang HOT
Gây dị ứng
Sau khi ăn ngô một số người có thể gặp phải các biểu hiện dị ứng như phát ban, sưng màng nhầy, nôn mửa, nguy hiểm hơn là lên cơn hen, sốc phản vệ. Do đó, nếu ăn ngô mà thấy cơ thể xuất hiện một trong những dấu hiệu trên thì cần dừng ăn ngay và nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị.
Dễ khiến da bị nứt nẻ
Ngô thiếu các axit amin như lysine, tryptophan và niacin giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nứt da. Vì thế với những người ăn ngô hàng ngày thay cơm cần bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin để phòng chống việc bị nứt da ở tay chân, thậm chí khắp người.
Gây sâu răng
Ngô chứa nhiều đường, nếu sau khi ăn không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ một số người có thể gặp phải tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, điều này không phổ biến.
Dễ gây các bệnh mãn tính
Ngô giàu tinh bột nhưng lại nghèo các axit béo có lợi như omega-3 và dư thừa omega-6. Tỷ lệ omega-6 và omega-3 tốt nhất là 1:1, trong khi đó ngô lại cung cấp theo tỷ lệ 25:1. Điều này là nguyên nhân gây nên các bệnh mãn tính khi tiêu thụ ngô quá nhiều.
Kích hoạt bệnh tự miễn
Ăn lượng lớn ngô có thể gây nên nhiều hệ lụy đối với sức khỏe như kích hoạt các bệnh tự miễn. Các protein trong ngô là gluten có thể làm xáo trộn hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Dưới đây là những người không nên ăn ngô:
Người bị bệnh đường tiêu hóa
Những người có chức năng tiêu hóa kém hoặc có bệnh về đường tiêu hóa thì không nên ăn ngô. Lý do là ngô cung cấp lượng chất xơ nhất định cho cơ thể, giúp loại bỏ độc tố nhưng khi ăn quá nhiều sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày. Ăn ngô sống còn có thể gây ra tình trạng rối loạn đường ruột, tiêu chảy…
Đặc biệt những người mắc bệnh viêm đại tràng cần cẩn trọng khi ăn ngô vì khi ăn vào có thể khiến vết loét đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngô giàu xen-lu-lô, người viêm đại tràng khi ăn vào dễ khiến thành ruột bị cọ xát. Nói chung ngô là lương thực thô, rất nhạy cảm với đối tượng bị bệnh liên quan đến tiêu hóa.
Người bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn ngô. (Ảnh minh họa)
Như đã nói ở trên, ngô giàu tinh bột, là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên không tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người bệnh bị cấm ăn ngô mà nên ăn có chừng mực. Nếu ăn thì cần kết hợp với thực phẩm chứa protein hoặc chất béo.
Người có khả năng miễn dịch kém
Nạp lượng lớn chất xơ từ ngô sẽ làm cản trở việc bổ sung protein, tỷ lệ sử dụng chất béo giảm, gây tổn hại đến chức năng của nhiều bộ phận trong cơ thể như tim, máu…, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch.
Người già và trẻ nhỏ
Người già và trẻ nhỏ nên hạn chế ăn ngô bởi chức năng tiêu hóa của người già đã suy giảm còn với trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đầy đủ vì thế việc ăn ngô có thể tạo áp lực cho dạ dày vì chứa lượng chất xơ lớn.
Người thường xuyên hoạt động thể lực
Ngô có thành phần chủ yếu là tinh bột nên không thể cung cấp đủ dinh dưỡng, nhất là protein có tác dụng xây dựng cơ bắp cho những người lao động thể lực nặng.
Thuốc mới trị viêm thận lupus: Nhiều bất lợi cần chú ý khi sử dụng
Viêm thận lupus hoạt động có thể gây tổn thương thận không thể phục hồi và làm tăng đáng kể nguy cơ suy thận, các biến cố về tim và tử vong.
Thuốc lupkynis (voclosporin) mới đây đã được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phê duyệt, dùng kết hợp với phác đồ điều trị ức chế miễn dịch cơ bản để điều trị cho bệnh nhân trưởng thành bị viêm thận lupus hoạt động (LN). Lupkynis là liệu pháp uống đầu tiên được FDA chấp thuận cho tình trạng này.
Thêm cơ hội cho bệnh nhân viêm thận lupus hoạt động
Viêm thận lupus hoạt động có thể gây tổn thương thận không thể phục hồi và làm tăng đáng kể nguy cơ suy thận, các biến cố về tim và tử vong. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng và phổ biến nhất của bệnh tự miễn dịch lupus ban đỏ hệ thống (SLE).
Trong các thử nghiệm quan trọng, bệnh nhân được điều trị bằng lupkynis kết hợp với chăm sóc tiêu chuẩn (SoC) có khả năng đạt được đáp ứng thận cao hơn gấp đôi và giảm tỷ lệ creatinine protein trong nước tiểu (UPCR) nhanh gấp hai lần so với bệnh nhân chỉ dùng chăm sóc tiêu chuẩn.
UPCR là một phép đo tiêu chuẩn được sử dụng để theo dõi nồng độ protein trong thận. Can thiệp sớm và đáp ứng thận có liên quan đến kết quả lâu dài tốt hơn và ngăn ngừa tổn thương thận không thể phục hồi. Bệnh nhân được điều trị bằng lupkynis cho thấy tỷ lệ đáp ứng được cải thiện ở tất cả các thông số trên các nhóm viêm thận lupus hoạt động miễn dịch được nghiên cứu.
Những lưu ý khi sử dụng
Chống chỉ định: Lupkynis được chống chỉ định ở những bệnh nhân đang dùng chất ức chế CYP3A4 mạnh vì tăng nguy cơ nhiễm độc thận cấp tính và/hoặc mãn tính, và ở những bệnh nhân đã có phản ứng quá mẫn nghiêm trọng với lupkynis hoặc các tá dược của thuốc.
Thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng: Thuốc ức chế miễn dịch, bao gồm cả lupkynis, làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, nấm và động vật nguyên sinh (bao gồm cả nhiễm trùng cơ hội), có thể dẫn đến kết quả nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong.
Độc tính trên thận: Lupkynis giống như các chất ức chế calcineurin (CNIs) khác, có thể gây độc thận cấp tính và/hoặc mãn tính. Nguy cơ tăng lên khi dùng đồng thời với các thuốc có liên quan đến độc tính trên thận.
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là phản ứng ngoại ý thường gặp của liệu pháp llupkynis và có thể cần điều trị hạ huyết áp.
Độc tính thần kinh: Lupkynis có thể gây ra một loạt các độc tính thần kinh nghiêm trọng bao gồm hội chứng bệnh não có hồi phục sau (PRES), mê sảng, co giật và hôn mê; một số khác bao gồm run, dị cảm, nhức đầu và những thay đổi về trạng thái tâm thần và/hoặc các chức năng vận động và cảm giác.
Tăng kali máu: Tăng kali máu có thể nghiêm trọng và cần điều trị, đã được báo cáo với CNIs, bao gồm cả lupkynis. Sử dụng đồng thời các thuốc có liên quan đến tăng kali máu có thể làm tăng nguy cơ tăng kali máu.
Kéo dài khoảng QTc : Lupkynis kéo dài khoảng QTc phụ thuộc vào liều lượng khi dùng liều cao hơn liều điều trị khuyến cáo để điều trị viêm thận lupus. Việc sử dụng lupkynis kết hợp với các thuốc khác được biết là kéo dài QTc có thể dẫn đến kéo dài QT có ý nghĩa lâm sàng.
Chích ngừa: Tránh sử dụng vắc xin sống giảm độc lực trong khi điều trị với lupkynis. Vắc xin bất hoạt được lưu ý là an toàn để sử dụng có thể không đủ khả năng sinh miễn dịch trong khi điều trị với lupkynis.
Tương tác Thuốc - Thuốc: Tránh dùng đồng thời lupkynis và các chất ức chế CYP3A4 mạnh hoặc với các chất cảm ứng CYP3A4 mạnh hoặc trung bình. Giảm liều lupkynis khi dùng đồng thời với các chất ức chế CYP3A4 vừa phải.
Các phản ứng có hại thường gặp nhất là giảm mức lọc cầu thận, tăng huyết áp, tiêu chảy, nhức đầu, thiếu máu, ho, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau bụng trên, khó tiêu, rụng tóc, suy thận, đau bụng, loét miệng, mệt mỏi, run, tổn thương thận cấp tính và giảm cảm giác thèm ăn (chán ăn).
Có thuốc chữa khỏi bệnh lupus ban đỏ? Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, có thể tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, triệu chứng của bệnh rất đa dạng và thường nặng lên vào mùa đông. Hình ảnh lupus ban đỏ. Tôi bị bệnh lupus ban đỏ, đã dùng một số thuốc như: naproxen, hydroxychloroquine... nhưng không thấy khỏi. Xin hỏi có...