Ngộ độc vì ăn… cơm nhà
Người ta vẫn hay dặn nhau là hạn chế cơm đường cháo chợ, duy trì bữa ăn gia đình cho an toàn. Ấy vậy mà vẫn thường xuyên có những ca ngộ độc do ăn cơm nhà.
Mầm mống gây ngộ độc thực phẩm hiện diện trong đồ dùng làm bếp mất vệ sinh, trong nguyên liệu mua về không được chọn kỹ và cả trong tủ lạnh nhà bạn.
Ăn xong, cả nhà kéo nhau vào bệnh viện
Gia đình anh Luân (Đống Đa, Hà Nội) vẫn chưa hoàn hồn sau một tuần xuất viện. Tai họa bắt đầu từ chuyến đi nghỉ mát ở biển của anh cùng cơ quan. Khi về, anh và mấy đồng nghiệp mua cá ngừ tươi làm quà cho vợ. Tối hôm sau, vợ anh nấu canh chua và làm món cá sốt cà chua đãi cả nhà. Đến đêm, cả 4 người đau bụng rồi nôn thốc nôn tháo, nổi mẩn đỏ trên da, biết là bị ngộ độc nên phải gọi cậu bạn nhà gần đó đến chở đi bệnh viện. Bác sĩ khẳng định thủ phạm chính là món cá ngừ. Cá ngừ tuy rẩt ngon nhưng chóng ươn, và khi đã ươn thì giải phóng rất nhiều histamin, gây dị ứng và ngộ độc. Những lát cá ngừ của anh Luân đã trải qua gần 5 tiếng đồng hồ trên xe ô tô, 1 tiếng đồng hồ trên xe máy từ cơ quan về nhà, và gần một ngày “ủ vi khuẩn” trong tủ lạnh, nên khi ăn vào thì gây họa ngay lập tức.
Video đang HOT
Bà nội trợ cần tỉnh táo để chọn những thực phẩm tươi sống tránh ngộ độc
Còn vợ chồng bà Hạnh (Gia Lâm, Hà Nội) và đứa cháu gái 7 tuổi mới đây cũng phải đi cấp cứu sau bữa ăn hải sản. Con gái ông bà bận việc nên đem đứa bé đến gửi vài hôm. Thấy cháu nói thích ăn sò nướng, bà bèn đi chợ mua sò và vài thứ hải sản đem về làm một bữa tươi. Không ngờ món sò nướng không kỹ lại khiến cả ba người phải đến bệnh viện.
Cách đây ít lâu, Bệnh viện Trung ương Huế cũng tiếp nhận cấp cứu cho một gia đình 4 người sống ở phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy bị đau bụng dữ dội kèm theo nôn mửa sau khi ăn cơm với mắm tép. Điều đáng nói là mắm tép do chính nhà làm để bán. Họ bị ngộ độc nặng đến nỗi sau khi vào trạm y tế phường để cơ cứu, truyền dịch, nhân viên y tế ở đây phải cho chuyển lên Bệnh viện Trung ương Huế. Các bác sĩ cho rằng có thể mớ tép đồng – nguyên liệu của món mắm tép – chưa được lọc rửa kỹ để loại bỏ những chất độc từ môi trường. Bốn bệnh nhân trên phải điều trị 3 ngày mới được ra viện.
Nguy cơ ở khắp nơi
Các chuyên gia cho biết tình trạng ngộ độc rất dễ xảy ra sau khi ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc (kim loại nặng, độc tố vi nấm…), thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia độc hại… Thức ăn đường phố, vỉa hè, hàng rong – những nơi không có sự kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm – là nguy cơ lớn nhất gây ngộ độc.
Thế nhưng ngay cả thức ăn trong gia đình cũng không chắc chắn an toàn nếu bà nội trợ không thực sự cẩn thận, tỉnh táo, bởi tất cả các khâu đều hàm chứa nguy cơ: Rau mua ở chợ chứa chất bảo vệ thực vật, thịt ướp chất giữ tươi lâu hoặc chất biến thịt ôi thành thịt tươi cá, mực không tươi… Thức ăn mua về rất ngon nhưng không chế biến ngay mà để đến lúc ôi hỏng mới nấu thịt sống không rửa, nhét vào ngăn mát tủ lạnh rồi bỏ quên hôm sau mới làm. Đồ ăn sau mấy bữa vẫn còn thừa, cho vào tủ lạnh rồi lại lôi ra suốt mấy ngày. Rồi thì thớt không rửa sạch, thái thịt luộc trên thớt vẫn dùng cho đồ sống… Tất cả đều có thể khiến gia đình bạn phải đi cấp cứu sau bữa ăn.
Ngộ độc thực phẩm nhẹ thì chỉ gây nôn nao khó chịu, đau đầu, mệt mỏi, nặng thì gây đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí sốt cao hoặc lạnh ngắt toàn thân, hôn mê, trụy mạch, tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Do đó, việc phòng tránh ngộ độc phải đảm bảo cả quá trình từ khâu chọn mua thực phẩm đến bảo quản, sơ chế và chế biến. Thịt, rau củ quả… nên mua ở các cửa hàng hay siêu thị có kiểm soát nguồn cung cấp, có bảo quản lạnh. Đồ ăn chín, đồ chế biến sẵn cũng nên mua ở những cơ sở có chứng nhận an toàn thực phẩm. Thực phẩm trữ trong ngăn đá tủ lạnh phải là loại thực sự tươi và đã được làm sạch. Đồ ăn thừa chỉ nên đun để dùng lại trong một bữa sau, không để lâu.
Ngoài ra, nên nằm lòng phương châm “ăn chín, uống sôi, giữ tay sạch” trong mọi trường hợp.
Theo Phạm Hoàng (Đất Việt)
Xuất huyết tiêu hóa do dùng thuốc đau đầu
Anh Trần Văn Q. (Tây Hồ, Hà Nội) được cấp cứu tới viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, mặt tái mét, đi ngoài ra máu... Bác sĩ chẩn đoán anh bị xuất huyết tiêu hóa phải truyền hơn 1 lít máu mới ổn định.
Nguyên nhân là do anh thường hay bị đau đầu và mỗi lần đau anh lại uống thuốc Alaxan bất kể lúc no hay đói và thường dùng trong một thời gian dài.
Lời bàn: Khi bị đau đầu cần đi khám để tìm nguyên nhân điều trị, việc tự ý dùng Alaxan có thể nguy hiểm tới tính mạng. Alaxan là thuốc kết hợp hai thành phần là Paracetamol (thuốc giảm đau, hạ sốt) và Ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid) nên có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và chống viêm nhanh.
Tuy nhiên, thuốc có rất nhiều tác dụng phụ như gây rối loạn thần kinh (nhức đầu, chóng mặt), dị ứng ở da (nổi mẩn, ngứa), phù, rối loạn thị giác (nhìn mờ, rối loạn màu)... và đặc biệt có tới 5 - 15% khi dùng thuốc gặp tai biến trên đường tiêu hóa như trướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn, nặng hơn là làm loét dạ dày tiến triển, chảy máu dạ dày, ruột...
Theo dantri
Bệnh "da lạ" ở Quảng Ngãi là một loại nhiễm độc mạn tính Nhiều tổ chức quốc tế phối hợp với Việt Nam trong việc ứng phó với căn bệnh này. Ngày 28/6, Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra tuyên bố chung về hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân ở Quảng Ngãi. Theo Bộ Y tế, Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay,...