Con viêm phổi do tay mẹ bẩn
Hải Như không ngờ chứng viêm phổi khiến con chị phải nhập viện cấp cứu lại có nguồn gốc từ bàn tay hay làm của mình.
Thường thì mùa mưa đến cũng là lúc số trẻ bị viêm đường hô hấp ở TP HCM và các tỉnh phía Nam tăng lên, bởi không khí ẩm và nóng của mùa này là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, virus sinh sôi. Các bệnh hay gặp là viêm họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi… Và điều đáng nói là không ít đứa trẻ bị lây bệnh từ chính người lớn. Chuyện này từng xảy ra với bé Trần Quốc Thịnh ở quận Bình Thạnh, TP HCM.
Mẹ của bé Thịnh, chị Hải Như, là người ốm đầu tiên. Bị dính mưa ướt cả quần áo, đầu tóc trên đường đi làm về nhưng khi tới nhà, chị vẫn mải việc bếp núc, đến khi cơm nước xong xuôi mới đi tắm và thay đồ, nên ngay đêm hôm đó chị bị cảm, hắt hơi, sổ mũi, đau họng… Dĩ nhiên, người mẹ bận bịu vẫn phải đi làm, vẫn nấu nướng, giặt giũ và chăm sóc cậu con trai 2 tuổi. Mấy ngày sau, đến lượt bé Thịnh bị viêm họng, rồi viêm phế quản, viêm phổi. Quan sát cách chị Hải Như chăm con ở bệnh viện, bác sĩ cho rằng, chính tình trạng mất vệ sinh của người mẹ cũng đang ốm đã làm lây mầm bệnh sang con. Hải Như vẫn bị sổ mũi và trong khi tất bật, chị chẳng kịp rửa tay cẩn thận trước khi pha sữa cho con, hay đút cho con ăn.
Rửa tay giúp phòng nhiều bệnh truyền nhiễm.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết rửa tay là một trong những cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết rằng các chứng bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng mà con họ gặp phải như tiêu chảy cấp, cúm A, viêm phổi… lại xuất hiện chỉ vì một lý do lãng xẹt: quên rửa tay hay rửa tay không sạch.
Video đang HOT
Bàn tay, bàn chân người lớn tiếp xúc với hàng triệu vi khuẩn gây bệnh cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, mỗi cm2 bề mặt da của cơ thể chứa tới hàng chục ngàn vi khuẩn có khả năng gây bệnh, riêng da bàn tay – nơi tiếp xúc với mọi vật – có khoảng 200 triệu mầm bệnh đủ loại. Bàn tay ấy tự đem mầm bệnh cho chính mình khi cầm đồ ăn thức uống, khi quệt mồ hôi, dụi mắt… và truyền bệnh cho người thân khi âu yếm, chăm sóc họ. Việc rửa tay kỹ thường xuyên bằng xà phòng có thể giảm 47% nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hoá và hơn 30% bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp.
Vì thế, các ông bố bà mẹ khi lo nghĩ đến sức khỏe của con mình thì đừng quên một động tác nhỏ mà cực kỳ quan trọng: rửa tay.
Theo Đất việt
Cận cảnh làm patê "bẩn"
Không chỉ sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, nhiều loại patê bày bán trên thị trường còn được xử lý bằng chất tẩy, hương liệu không nguồn gốc.
Từ lâu, patê, chả lụa, giăm bông đã trở thành món ăn quen thuộc. Hiện nay, ở các chợ, mặt hàng thịt nguội này muốn mua bao nhiêu cũng có. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm bày bán ở các chợ đều không có nhãn mác, địa chỉ sản xuất, chưa được cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng.
Patê bán ở chợ khó bảo đảm chất lượng.
Dễ làm như... luộc rau!
Chúng tôi tiếp cận một cơ sở gia đình chuyên sản xuất patê nằm sâu trong hẻm ở quận Bình Thạnh - TPHCM. Đầu ra sản phẩm của cơ sở này là các chợ, quán ăn, xe bánh mì lề đường.
Tại đây, các công đoạn chế biến đều bày trên sàn nhà chật chội, ẩm thấp, không bảo đảm vệ sinh. Công đoạn chế biến chính nằm cạnh nhà vệ sinh.
Nguyên liệu làm patê như gan, mỡ heo, bánh mì thì chất la liệt trên sàn nhà.(Ảnh minh họa)
Thau chậu, cối xay bám đầy chất bẩn. Trước khi chế biến, bánh mì được ngâm với nước đục ngầu. Gan, mỡ heo thì được ngâm trong thau, xô. Để patê thơm ngon, sau đó, toàn bộ nguyên liệu được trộn với gia vị, phẩm màu, hương liệu.
Sau khi lân la nhiều nơi, chúng tôi mới biết cơ sở nói trên không phải là cá biệt. Nhiều cơ sở sản xuất patê ở TPHCM cũng có quy mô, "công nghệ" sản xuất tương tự.
Ông Lê Văn Toàn, phụ trách sản xuất cho một cơ sở chế biến thực phẩm tại TPHCM, cho biết làm patê dễ như... luộc rau, chỉ cần nghe qua là có thể làm được. Gan trộn với mỡ heo, bánh mì và gia vị cho vào nồi hấp khoảng 2 - 3 giờ là có thành phẩm.
Sử dụng nguyên liệu thải
Theo đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh thực phẩm quận Bình Thạnh, trước đây đoàn đã kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở sản xuất patê sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí, có hộ sử dụng chất cấm.
Ông Trần Minh Thành, chủ một cơ sở chế biến thực phẩm tại TPHCM, cho biết nguyên liệu chính làm patê là gan, mỡ heo và bánh mì. Tuy nhiên, vì muốn có lãi cao nên nhiều cơ sở sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, giá rẻ. Chẳng hạn, gan heo có 2 loại là gan bột và gan đá. Gan bột là của heo khỏe mạnh nên có giá cao, gan đá là từ heo bệnh, heo chết. Gan đá có màu đen thẫm, không còn mùi thơm đặc trưng và sau khi chế biến, patê sẽ có màu lốm đốm, không đồng đều. Để khắc phục, người chế biến cho phẩm màu rẻ tiền vào. Mỡ cũng vậy, muốn lãi cao thì chọn loại thải ra từ các chợ, chất lượng không bảo đảm, giá bán rất rẻ, chỉ hơn 10.000 đồng/kg. Thậm chí, nhiều người còn sử dụng cả mỡ thối. Nhiều cơ sở cũng không ngần ngại tận dụng nguồn bánh mì ế, bị mốc của các tiệm để làm patê. Hương thơm chính của patê là từ đại hồi, đinh hương, thảo quả nhưng nhiều cơ sở lại chọn hương patê (hóa chất) do giá rẻ, chế biến đơn giản.
Không chỉ patê, hiện nay, chả lụa, giăm bông cũng được nhiều cơ sở chế biến từ nguồn nguyên liệu không an toàn vệ sinh thực phẩm. (Ảnh minh họa)
Dễ bị đổ nhớt Giám đốc kỹ thuật của một công ty chế biến thực phẩm lớn tại TPHCM cho biết làm patê khá đơn giản nhưng cái khó là ở khâu bảo quản. Nếu không bảo quản đúng kỹ thuật, chỉ sau một, hai ngày, sản phẩm sẽ bị mốc, đổ nhớt, có dòi. Một nguyên nhân khác làm patê dễ hư là do cơ sở sản xuất chưa hấp chín sản phẩm. Nếu hấp dưới 70 độ C, patê sẽ xốp, hấp dẫn người mua. Ngược lại, hấp ở nhiệt độ cao, quá chín, sản phẩm sẽ không xốp. Vì vậy, để patê chín và xốp là kỹ thuật không đơn giản, những cơ sở nhỏ khó làm được.
Theo Nguyễn Hải (Người lao động)
Patê "dỏm": Quá bẩn! Không chỉ sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, nhiều loại patê bày bán trên thị trường còn được xử lý bằng chất tẩy, hương liệu không nguồn gốc. Patê bán ở chợ khó bảo đảm chất lượng. Ảnh: Hồng Thúy Từ lâu, patê, chả lụa, giăm bông đã trở thành món ăn quen thuộc. Hiện nay, ở các chợ, mặt hàng thịt...