Nghìn tỷ đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài: Cách hay hơn…

Theo dõi VGT trên

Theo GS.TSKH Trần Duy Quý, để tiết kiệm chi phí cho Nhà nước lại tránh chảy máu chất xám, nên mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy ở Việt Nam.

Theo dự thảo thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án 89 do Bộ Tài chính mới công bố, mức học phí tối đa được cấp cho giảng viên làm nghiên cứu sinh tiến sĩ là 25.000 USD/năm. Mức chi sinh hoạt phí từ 390 USD – 1.300 USD/tháng.

Các khoản hỗ trợ bao gồm: học phí, sinh hoạt phí, vé máy bay, bảo hiểm y tế bắt buộc (với ứng viên làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài); học phí, hỗ trợ tham dự hội nghị, hội thảo, hỗ trợ công bố quốc tế… (với giảng viên làm nghiên cứu sinh toàn thời gian trong nước)…

Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cấp cho người học trong thời hạn theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng GD-ĐT, tối đa không quá 4 năm (48 tháng) đối với người học tiến sĩ và không quá 2 năm (24 tháng) đối với người học thạc sĩ. Trong thời gian tạm dừng học tập, nghiên cứu, người học không được nhận kinh phí hỗ trợ.

Từ thực tế nhiều chương trình đưa người đi đào tạo ở nước ngoài rồi không ít người ở lại, không trở về, GS.TSKH Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, cho rằng quan điểm cứ đào tạo, dù người Việt ở lại làm việc cho nước ngoài thì vẫn là đóng góp cho đất nước, là chưa đúng. Việt Nam còn nghèo, trong khi đó, trước khi ra nước ngoài người học thường phải làm cam kết sẽ phải bồi hoàn kinh phí cho Nhà nước nếu không trở về nhưng thực tế lại không được như vậy. Rất nhiều trường hợp không trở về cũng không hoàn thành được yêu cầu bồi hoàn kinh phí cho Nhà nước. Kết quả là ngân sách nhà nước tốn kém, lại bị chảy máu chất xám.

Bởi vậy, theo GS Quý, tốt nhất là Nhà nước nên hỗ trợ đào tạo trình độ cao ngay trong nước, mời các chuyên gia nước ngoài giỏi dạy một lúc nhiều người.

Trước đây, khi còn là Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, GS.TSKH Trần Duy Quý cũng đã mời các chuyên gia Úc, Anh sang giảng tại Việt Nam. Chỉ cần lo vé máy bay và tiền lương cho chuyên gia nước ngoài, chi phí rẻ hơn nhiều, lại đào tạo được nhiều người. Mỗi năm chuyên gia sang 2 đợt, mỗi đợt khoảng 2-3 tháng, cần thiết thì mới cử người ra nước ngoài thực tập ngắn hạn.

Nghìn tỷ đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài: Cách hay hơn... - Hình 1

Có nhiều cách để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Ảnh minh họa

“Cách đào tạo này rất hiệu quả. Viện Di truyền Nông nghiệp mời nhiều chuyên gia nước ngoài sang giảng, từ tiếng Anh đến chuyên môn.

Đầu tiên, chúng tôi mời một giáo sư là chuyên gia tình nguyện tại Volunteer. Vị chuyên gia nói rằng ông không cần nhiều lương, chỉ xin bằng viện trưởng, mà khi ấy, lương của tôi chỉ có 60 USD. Khi vị giáo sư sang Việt Nam, tôi cho ông xem bảng lương và ông… đành chịu. Sau này, thấy ông kham khổ quá, Viện tăng lương cho ông lên 600 USD, gấp 10 lần lương viện trưởng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thu nhập của ông trước đây, vị chuyên gia vẫn chấp nhận.

Ông mua một chiếc xe đạp, ngày ngày đạp đến Viện giảng dạy cho 70-80 cán bộ. Khi thi TOEFL học bổng của nước ngoài, nhiều cán bộ đã đỗ.

Video đang HOT

Vị giáo sư ấy quan hệ rộng, lại giúp Viện Di truyền nông nghiệp gửi thư làm quen đến các phòng thí nghiệm, giới thiệu nhiều nhà khoa học nổi tiếng của thế giới. Cách làm ấy tương tự như cách mà vợ chồng GS Trần Thanh Vân đã làm”, GS.TSKH Trần Duy Quý kể lại.

Ông cho biết thêm, vợ chồng GS Trần Thanh Vân – Lê Kim Ngọc là hình ảnh đẹp của những Việt kiều yêu nước, hết lòng vì sự phát triển khoa học của nước nhà. Từ Pháp trở về Việt Nam, GS Trần Thanh Vân sáng lập ra Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam (GGVN) tổ chức rất nhiều chuỗi hội nghị khoa học “Gặp gỡ Việt Nam”, thu hút hàng nghìn nhà khoa học danh tiếng trên thế giới đến Việt Nam tham dự và giảng dạy. Sau đó, Hội thành lập Trung tâm quốc tế khoa học giáo dục liên ngành (ICISE) ở thành phố Quy Nhơn, Bình Định). ICISE đã tổ chức các hội nghị khoa học quốc tế đỉnh cao, trường hè khoa học chuyên đề, thu hút sự tham gia của hàng nghìn nhà khoa học quốc tế, trong đó có các nhà khoa học đoạt giải Nobel, nhà khoa học đoạt giải Fields… đến giảng dạy.

“Có rất nhiều cách để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Thay vì đổ hàng nghìn tỷ đưa người ra nước ngoài đào tạo để rồi sau khi thành tài, không ít người trong số đó không trở về, Việt Nam vừa mất tiền, vừa chảy máu chất xám, thì nên đầu tư, mời chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam đào tạo”, GS Quý một lần nữa nhấn mạnh.

Ông cho biết, trước Đề án 89, Việt Nam cũng đã có những đề án nghìn tỷ tương tự nhằm đào tạo tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục đại học song không thể hoàn thành được mục tiêu. Trong đó, phải kể đến Đề án 322 Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

Đề án này được Chính phủ phê duyệt năm 2000, dự kiến diễn ra trong 5 năm (2000-2005) nhưng sau đó kéo dài 10 năm. Mục tiêu của đề án là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài, nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, có 4.500 người được gửi đi học đại học và sau đại học tại 832 cơ sở đào tạo của 34 nước. Trong số đó có 49,41% được đào tạo tiến sĩ; 25,75% đào tạo thạc sĩ; 24,84% đào tạo thực tập sinh và đại học.

Tổng kinh phí được cấp cho đề án này là trên 2.500 tỷ đồng, tính theo tỷ giá từng giai đoạn được cấp, tương đương với 152 triệu USD, trung bình chi khoảng 33.000/USD/du học sinh. Đề án cũng đưa ra quy định, người trúng tuyển phải cam kết hoàn thành chương trình đào tạo, nếu không trở về nước phục vụ phải bồi hoàn toàn bộ chi phí.

Thế nhưng mục tiêu cũng như kỳ vọng đặt ra cho Đề án 322 lại không đạt kết quả như mong muốn. Nhiều người được cử đi đào tạo không về nước hoặc nếu có về nước lại không làm việc tại đơn vị gửi mình đi học. Theo con số báo cáo của Cục Đào tạo với nước ngoài của Bộ GD-ĐT, có 2.268 du học sinh được đưa đi đào tạo tiến sĩ, về nước chỉ có 1.074 tiến sĩ.

Riêng Viện Di truyền Nông nghiệp của GS Quý có 3 người đi học theo Đề án 322 thì 2 người trở về, còn 1 người không về.

Từ bài học của Đề án 322, GS.TSKH Trần Duy Quý một lần nữa đề nghị Việt Nam nên mời các chuyên gia giỏi, đặc biệt có rất nhiều nhà khoa học Việt kiều tài năng, Việt Nam nên mời họ về làm việc, đồng thời qua đó kết nối với các chuyên gia giỏi của nước ngoài.

Về hình thức đào tạo, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết có rất nhiều cách: mời chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam, hoặc giảng dạy trực tuyến. Cần thiết, Bộ GD-ĐT làm đề án dạy trực tuyến cho trình độ cao bằng ngoại ngữ như tiếng Anh, yêu cầu đối với người học là phải nói tốt, nghe tốt.

Cùng với đó, theo vị chuyên gia, cần hỗ trợ kinh phí cho sinh viên giỏi, nghiên cứu sinh làm đề tài trong nước theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Việt Nam có thể nhờ chuyên gia nước ngoài phối hợp với sinh viên, nghiên cứu sinh để giải quyết những vấn đề thực tiễn sản xuất Việt Nam đang vướng mắc. Ví dụ, trong nông nghiệp là vấn đề chế biến sâu lương thực, thực phẩm…

“Tính sơ sơ, Nhà nước hỗ trợ mỗi nghiên cứu sinh học nước ngoài hơn 3,5 tỷ đồng mỗi năm học, 4 năm là 14 tỷ đồng. Số tiền này có thể dùng để mời một chuyên gia giỏi, đào tạo hàng chục tiến sĩ trong nước trình độ cao, cần thiết thì cho ra nước ngoài thực tập ngắn hạn 1, 2 tháng để giải quyết những khúc mắc mà thí nghiệm trong nước không đủ máy móc”, GS.TSKH Trần Duy Quý đề xuất.

Có thật dễ trở thành Tiến sĩ tại Việt Nam hơn?

Đánh giá những đổi mới trong quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ là tích cực, GS.TSKH Trần Duy Quý cũng lưu ý không nên quá máy móc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ thay thế Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT. Đi kèm với Thông tư 18 là Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.

So với Thông tư 08/2017, Thông tư 18/2021 có nhiều điểm thay đổi như bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước có chất lượng tốt; bổ sung minh chứng về trình độ ngoại ngữ; điều chỉnh tăng số lượng nghiên cứu sinh được hướng dẫn trong cùng một thời gian cụ thể; thay đổi mốc thời gian đào tạo, thay đổi quy trình phản biện...

Trao đổi với Đất Việt, GS.TSKH Trần Duy Quý, nguyên Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Nông nghiệp-Lâm nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp đánh giá, những thay đổi trong Thông tư 18 là tích cực và ngày càng khó hơn, đặc biệt bắt buộc nghiên cứu sinh phải có trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tiếp cận với tri thức thế giới, đồng thời có thể giải thích, thuyết trình quốc tế...

GS Quý đặc biệt lưu ý đến thay đổi liên quan đến bài báo quốc tế. Trước hết, theo quy chế mới, các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục WoS/Scopus vẫn là yêu cầu để minh chứng cho kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh.

WoS (Web of Science) là cơ sở dữ liệu trích dẫn các tạp chí khoa học thế giới được tuyển chọn và quản lý bởi Clarivate Analytics (Mỹ). Nguyên CSDL này được sáng lập năm 1956 bởi Viện Thông tin Khoa học (Institute of Scientific Information), nên một thời gian dài được biết dưới tên gọi là ISI.

Trước đây, quy chế cũ yêu cầu nghiên cứu sinh cần công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

Có thật dễ trở thành Tiến sĩ tại Việt Nam hơn? - Hình 1

Những thay đổi trong quy chế đào tạo tiến sĩ được đánh giá là tích cực

Theo GS Quý, danh mục ISI và Scopus khác nhau. Một tạp chí khoa học có thể vừa thuộc danh mục Scopus, vừa thuộc danh mục WoS, tuy nhiên danh mục của ISI có sự chọn lọc hơn, còn danh mục Scopus vẫn có một số tạp chí đáng ngờ.

Tùy theo uy tín của từng loại tạp chí mà điểm số dành cho bài báo khoa học đăng trên đó khác nhau. Chẳng hạn, một bài báo được đăng trên tạp chí Nature của Mỹ có thể được tới 25-30 điểm và người nào đăng được một bài trên tạp chí này chắc chắn bảo vệ được TSKH.

Bên cạnh đó, tùy từng tạp chí mà người đăng vừa phải xếp hàng vừa phải mất tiền để được đăng bài, hoặc được trả tiền nếu có bài đăng. Chẳng hạn, khi gửi bài đăng trên tạp chí Công nghệ sinh học của Anh, người viết có thể được trả 500 bảng Anh. Đó thường là bài được tạp chí đặt, nêu tổng quan tình hình và xu hướng phát triển, xu hướng, nhận định, đánh giá... không phải đăng công trình khoa học.

Thay đổi của quy chế mới được GS Quý đánh giá cao là quy chế mới đã bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước có chất lượng tốt theo khung tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (0,75 điểm trở lên). Cách tính điểm sẽ căn cứ khung điểm tối đa của Hội đồng Giáo sư Nhà nước quy định, với tổng điểm đối với người đủ điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh là 4,0 và đối với đầu ra của nghiên cứu sinh là 2,0.

"Rõ ràng, Việt Nam đã rút kinh nghiệm, điều kiện ngày càng khó hơn. Song cũng có một thực tế là, nếu đạt được tiêu chuẩn như vậy, trình độ ngoại ngữ tốt thì hầu hết người làm khoa học sẽ ra nước ngoài, vì ở nước ngoài có điều kiện tốt hơn, họ được phát huy sở trường, năng lực của mình, được học bổng cao.

Tất nhiên, việc này cũng tùy trường hợp cụ thể mà linh hoạt. Chẳng hạn, đối với những ngành chuyên sâu, chỉ có Việt Nam làm sâu thì nên ưu tiên thực hiện trong nước. Ngành lúa là một ví dụ, ai hiểu về lúa sâu như người Việt Nam?", GS.TSKH Trần Duy Quý nói.

Ông cũng lưu ý đến tính hai mặt của các bài báo quốc tế. Theo đó, muốn đăng bài báo ở nước ngoài, họ truy đến tận cùng, cặn kẽ, khó mà giấu được những bí quyết. Như phát hiện những đột biến trong lúa lai, tạo ra những dòng khác, nếu bài báo quốc tế mô tả hết, nước ngoài bắt chước thì Việt Nam bị... hớ.

Tương tự, có những bí mật liên quan đến công nghệ, không thể đăng tải hết trên tạp chí quốc tế, như công nghệ nuôi tôm vừa được cải tiến, tăng khả năng cạnh tranh với nước khác thì chúng lại được đăng tải trên tạp chí quốc tế. Những nước đang cạnh tranh với Việt Nam có điều kiện ứng dụng nhanh hơn nhiều lập tức sử dụng những thông tin này để làm lợi cho họ, phía Việt Nam lại chịu thiệt.

Ông dẫn thêm ví dụ, để hạn chế việc ăn cắp công nghệ, trước đây, ở những lĩnh vực sâu, công nghệ, mang tính bí quyết, các công bố ở Trung Quốc chủ yếu đăng bằng tiếng Trung, còn Nhật đăng chủ yếu bằng tiếng Nhật.

Cho nên, việc đăng bài trên tạp chí trong nước có chất lượng tốt, theo GS Quý, còn giúp cho việc tiếp cận của nước ngoài với những bí quyết, bí mật quốc gia khó hơn.

Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý, trong quốc phòng, công nghệ thông tin mới nếu cứ dựa nguyên si theo những gì bài báo quốc tế đăng để làm theo thì rất khó thành công, mà đòi hỏi phải "xê dịch", nghiên cứu xung quanh công thức bài báo đưa ra, làm thử nhiều lần.

"Cho nên, không thể máy móc mà phải nhạy bén trong từng lĩnh vực cụ thể, phù hợp với thời đại.

Thay đổi của Bộ GD-ĐT cũng sẽ xóa bỏ được nạn thuê viết bài báo quốc tế, những bài báo lá cải đăng ở tạp chí quốc tế. Thực tế cho thấy, nhiều người phải đóng 300-400 USD, thậm chí cả nghìn USD để được đăng bài trên tạp chí quốc tế. Đôi lúc, bài báo quốc tế viết bằng tiếng Việt, sau đó được thuê dịch ra tiếng nước ngoài, cách làm ấy chỉ là đối phó", GS Quý nhận xét.

Bên cạnh những thay đổi như trong quy chế mới, để thực chất hơn, GS.TSKH Trần Duy Quý đề nghị Bộ GD-ĐT cần thêm cả những nghiên cứu mang tính ứng dụng, tức nghiên cứu sinh phải có được những ứng dụng trong doanh nghiệp hay trong thực tiễn, từ đó đánh giá điểm ứng dụng ngang bằng với những bài báo xuất sắc trên các tạp chí lớn.

Ví dụ, trong tạo giống, việc đăng cả chục bài báo quốc tế nhưng không ra được giống nào để người dân hay doanh nghiệp dùng thì không có ý nghĩa gì. Trong khi đó, có người chỉ cần đăng 2 bài nhưng được 2 giống và đem ứng dụng rộng rãi thì tốt hơn nhiều.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Con đường sa ngã của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ
10:11:58 22/11/2024
Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
'Độc đạo' tung ngoại truyện đặc biệt quy tụ dàn diễn viên sau cái kết tranh cãi
10:45:30 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Soobin dẫn đầu âm nhạc, antifan nói gì khiến Quang Hùng "lung lay"?

Sao việt

15:21:33 22/11/2024
Hai cái tên nổi bật trong giới trẻ là Soobin Hoàng Sơn và Quang Hùng MasterD đều sở hữu lượng fan hâm mộ lớn và những sản phẩm âm nhạc ấn tượng. Tuy nhiên, gần đây, Soobin đang chiếm ưu thế rõ rệt khi đối thủ bị antifan gây áp lực.

Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách?

Làm đẹp

15:02:15 22/11/2024
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của xịt khoáng. Khi làn da cảm thấy khô căng, chỉ cần xịt một lớp sương mỏng, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và làn da được cấp ẩm tức thì.

Gã chồng rút kiếm gây án sau màn ẩu đả của hai người phụ nữ

Pháp luật

14:55:50 22/11/2024
Trước đó, vào tháng 6/ 2023, Đỗ Văn Quyền vay của anh Nguyễn Sỹ Sơn (SN 1997) số tiền 2,5 triệu đồng. Sau mấy hôm, Quyền trả cho anh Sơn được 1 triệu đồng. Anh Sơn nhiều lần đòi nợ số tiền còn lại nhưng Quyền chưa có tiền trả.

Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo

Netizen

14:45:13 22/11/2024
Không hổ danh là tiên nữ đồng quê nổi đình nổi đám, dù đã gần 10 ngày trôi qua kể từ khi Lý Tử Thất quay trở lại nhưng những câu chuyện xung quanh cô vẫn đang khiến dân tình bàn tán xôn xao.

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

Du lịch

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

Thần số học thứ 6 ngày 22/11/2024: Số 4 làm điều mới, số 8 khởi nghiệp

Trắc nghiệm

14:38:45 22/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 22/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 rời khỏi vị trí hiện tại, sẵn sàng đối diện với những thay đổi mới.

Những chiếc áo sơ mi, áo thun.... giúp che khuyết điểm bắp tay

Thời trang

14:11:53 22/11/2024
Những chị em đang sở hữu phần vai hay bắp tay to luôn có xu hướng giấu chúng dưới những chiếc váy có phần tay bèo hay nhiều lớp nhưng điều này lại hoàn toàn phản tác dụng .

Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng

Sao châu á

14:05:58 22/11/2024
Theo giáo sư Lim Myung Ho, vì không thể sở hữu những món đồ xa xỉ nên họ thường ngưỡng mộ những người giàu có và trở thành người hâm mộ của họ. Do vậy, khán giả tẩy chay Song Ji A vì họ thấy bị lừa dối.

Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con

Sao âu mỹ

14:03:02 22/11/2024
Lindsay Lohan từng trải qua quãng thời gian bi kịch trong sự nghiệp và cuộc sống với nhiều ồn ào. Giờ đây, cô sẵn sàng trở lại với điện ảnh, có một tổ ấm hạnh phúc và bình yên.

Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân

Tin nổi bật

13:56:55 22/11/2024
Theo anh Nghĩa, đội của anh đã có kinh nghiệm tìm kiếm cứu hộ trong nhiều năm, tại nhiều tỉnh, thành miền Trung, mới nhất là tại khu vực cầu Đại Lộc (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

Thế giới

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.