‘Nghìn lẻ một đêm’ du ký: Sống kiểu nhà quê ở Ba Tư
Ở góc khác, xứ sở ‘nghìn lẻ một đêm’ vẫn còn những nông dân cưỡi lừa chăn cừu, sống khó nghèo trong các ngôi nhà đắp nên từ đất.
Ông Tirdad cưỡi lừa đi chăn cừu nơi rìa làng Akhangan.Ảnh: Lam Phong
Là quốc gia lớn thứ hai ở Trung Đông (sau Ả Rập Xê Út), xếp thứ tư thế giới về trữ lượng dầu mỏ, đứng đầu về cung cấp nhiên liệu khí đốt tự nhiên, có đủ khả năng làm giàu uranium – chế tạo bom nguyên tử. Ở góc khác, Iran vẫn còn những nông dân cưỡi lừa chăn cừu, sống khó nghèo trong các ngôi nhà đắp nên từ đất.
Theo đường cao tốc Vakil Abad ra khỏi Mashhad nhộn nhịp chưa đầy chục cây số hướng lên biên giới Turkmenistan, một nhịp sống miền quê thanh bình hiện ra. Nhìn từ bên ngoài, cảm giác như đang ngược thời gian hàng thế kỷ khi đứng trước những ngôi nhà đắp đất, cái may mắn nguyên vẹn, cái liêu xiêu, mục ruỗng như tan chảy, chực chờ sụp đổ bởi những cơn mưa nặng hạt đầu mùa. Miền quê xứ Ba Tư, vẫn còn những nếp sống hoang mộc và chân phương đến bất ngờ như thế.
Bình yên Akhangan
Chiếc Peugeot 405 cũ kỹ nhưng máy móc còn khá mướt chở tôi cùng những người bạn mới quen ở Mashhad làm chuyến về làng quê Akhangan, cách Mashhad gần hai giờ xe chạy. Ở Ba Tư, 60% ô tô đang lưu hành thuộc dòng Peugeot, bởi có nhà máy hợp tác sản xuất tại chỗ, phần còn lại là xe nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Chỉ riêng năm 2017, lượng xe Hãng Peugeot bán ra ở Iran là 445.000 chiếc, trở thành một trong những thị trường lớn nhất ngoài nước Pháp. Và cách để phân định đẳng cấp cũng qua con xe, hễ thấy xe Nhật, chủ nhân nó hẳn là ông quan to hoặc chủ bự.
Vẻ đẹp kỳ quái từ những ngôi nhà đất ở Akhangan
Duyên cớ đưa đẩy tôi về Akhangan, nơi anh bạn Morteza sinh ra và lớn lên. Đến làng Akhangan mới hơn 9 giờ sáng nắng đã gay gắt trên đầu, cả làng vắng tanh không bóng người, chỉ có những vách tường đất cao ngất bị lở lói nham nhở, trắng xám một màu trông thật hoang vu, lạnh lẽo.
Lang thang vào làng, thỉnh thoảng mới gặp được vài phụ nữ, áo choàng kín đến chân, đeo mạng che mặt. Morteza bảo đây là thời gian cánh đàn ông ra ruộng, đưa gia súc đi ăn, đến gần trưa mới trở về làng. Cư dân Akhangan sống bằng nghề trồng hoa nghệ tây, nhưng phải tháng 11 mới vào mùa. Thời điểm này ruộng để không, cỏ mọc hoang chỉ để làm thức ăn cho đàn cừu, dê.
Đến giấc trưa, tiếng chuông mõ của đàn dê – cừu vang khắp. Về làng sớm là ông Tirdad, năm nay đã ngoài 70. Ông cho biết mỗi ngày cưỡi lừa đi chăn đàn cừu 47 con từ 4 – 10 giờ 30 về lại làng, lùa cừu vào chuồng rồi nghỉ ngơi. Đám trẻ trong làng như ba anh em nhà Giv, Medhi và Vahid cũng chăn cừu như ông Tirdad, nhưng chỉ khác phương tiện mục đồng là con xe máy CG125.
Gặp khách lạ, anh cả Giv hồ hởi hỏi chuyện làm quen. Đàn cừu 130 con của anh em Giv đi chật hết đường làng, hứa hẹn một mùa xả chuồng bội thu thịt cừu – một món quen thuộc trong các bữa ăn của người Hồi giáo ở Mashhad.
Khashayar đang chuyển từng viên đá đẽo trong công trình thi công ở Kang
Video đang HOT
Những ngôi nhà đất ở làng Akhangan đa phần đều có tuổi thọ từ trăm năm trở lên, qua mỗi mùa mưa, chủ nhân phải gia cố phần bị nước mưa xói mòn, thay lại gỗ gác bị mục, và trở thành nơi cư trú truyền đời qua thế hệ. Giữa cái nắng chói chang gần 30 độ C ngoài trời, nhưng khi vào ngôi nhà đất ở Akhangan, không khí mát rượi như đang ở trong một hang động có mái vòm được xếp khéo léo từ các phiến đất ép.
Quanh làng Akhangan có khá nhiều nhà bỏ hoang, Giv cho biết đây là các gia đình khá giả, có vốn làm ăn nên đã đến Mashhad lập nghiệp, thỉnh thoảng mới về lại thăm quê. Nhìn những ngôi nhà bỏ hoang lâu ngày, các vách đất bị mưa gió xói mòn tạo nên một hình ảnh thực sự ấn tượng.
Rong chơi lên Kang
Ở Mashhad, những ngôi làng quê như Akhangan thường được các du khách nội địa Iran yêu thích, bởi đó là nơi mọi người có thể tìm lại những ký ức tuổi thơ, qua nhịp sống và kiến trúc nhà ở của dân làng cả trăm năm qua chưa hề thay đổi như những đô thị khác.
Cũng là một làng quê, cách Akhangan thêm hai giờ xe chạy theo hướng núi Kh-e Sh Khvn (với đỉnh cao nhất là 3.222 m), ngôi làng Kang bên dốc núi thấp Binalod có cao độ 1.800 m lại là chốn nghỉ dưỡng, ngoạn cảnh cuối tuần của cư dân Mashhad. Nhà ở làng Kang có kết cấu khác lạ, lấy thế đất đá của vách núi làm điểm tựa, rồi cứ thế chồng lên nhau. Mái đắp đất bằng của nhà này sẽ là khoảnh sân của nhà phía cao hơn, liên hoàn thành lối đi tự nhiên kết nối cả khu làng với khoảng 1.500 người sống trong đó.
Vạt núi nơi rìa làng Kang với những ngôi nhà mới kiến tạo tựa vào đá núi.Ảnh: Lam Phong
Điểm hấp dẫn ở Kang, ngoài không gian sống kỳ lạ của dân làng, còn là thời tiết. Với lợi thế về địa hình núi non, rừng cây, thác nước, nhiệt độ ở Kang luôn thấp hơn Mashhad trung bình 10 độ C. Hôm chúng tôi lên Kang, thời tiết ở Mashhad 26 độ, Kang có chút mưa phùn nên chỉ còn 13 độ, lạnh đến tê người.
Ali và Morteza cho biết vào những ngày cuối tuần, Kang thường bị quá tải bởi lượng du khách bản địa ở Mashhad tìm đến nghỉ dưỡng, thưởng thức các món đặc sản miền núi tiêu biểu là thịt cừu và bánh mì nướng than.
Đến Kang trong ngày mưa, con đường núi chật hẹp, chỉ đủ cho hai xe tránh nhau cũng kín chật người đi nghỉ dưỡng, du lịch. Ngoài rìa làng, những ngôi nhà mới tựa vào vách núi đang mọc lên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đến từ Mashhad. Nhóm thợ bốn người do Khashayar chỉ huy đang tất bật đẽo đá núi làm nhà. Nhìn cái hố sâu hơn 2 m, Khashayar bảo mất hơn tuần mới đào được đến thế. Các thao tác từ đục đá, chuyển đá trên miền núi này đều làm bằng tay. Nhân công lao động vất vả thế cũng chỉ nhận mức lương trung bình từ 1,5 – 2 triệu rial/tháng (từ 3 – 4 triệu đồng). Hỏi Khashayar mất bao lâu để có thể ra được hình hài ngôi nhà, anh bảo phải mất khoảng 6 tháng, khi phần đục đá núi hoàn thiện, việc trát đất, làm mái bằng đơn giản và nhanh gọn hơn nhiều.
Đến bữa, Ali và Morteza chọn một quán nướng trong làng, khẩu phần ăn cho 3 người gồm đĩa cừu, bánh nướng, trứng chiên, sữa lên men, nước ngọt, trà nóng… khi tính tiền ông chủ bảo 104.000 rial (khoảng 200.000 đồng). Vậy mà Ali và Morteza hậm hực trách móc vì bị “chặt chém”, nguyên do ông chủ thấy tôi là người nước ngoài. Tưởng chỉ phàn nàn rồi cho qua, vậy mà hóa đơn được rút xuống còn 80.000 rial trong vui vẻ, hài lòng của hai anh bạn dẫn đường nhiệt tình, vui tính.
Giá xăng rẻ mạt, mức sinh hoạt khá thấp, mức chênh giàu – nghèo ở Ba Tư không phân định rõ, mọi người đối với nhau thật hiền hòa, nhờ thế mà những ngày lang thang nơi xứ sở Ba Tư, luôn là những giây phút khám phá đầy thú vị.
Theo thanhnien.vn
Cần gì lò nướng, cách đơn giản nhất làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện
Không nhất thiết phải có lò nướng, chị em hoàn toàn có thể trổ tài khéo tay làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện.
Chỉ với nồi cơm điện, chị em hoàn toàn có thể trổ tài khéo tay làm bánh trung thu với hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng
Chỉ với nồi cơm điện, chị em hoàn toàn có thể trổ tài khéo tay làm bánh trung thu với hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng.
Trước hết cần chuẩn bị những nguyên liệu rất dễ kiếm trong các siêu thị:
Phần nước đường: 600gr đường phèn, 400ml nước, 1 đến 2 quả chanh vàng, 50gr kẹo mạch nha, 40ml nước tro tàu.
Phần vỏ bánh: 1 gói bột làm bánh bán sẵn trung thu ở siêu thị, 50ml dầu dừa, 1 đến 2 quả trứng gà, không nên dùng trứng vịt thì sẽ bị tanh; 2 thìa cà phê ngũ vị hương.
Phần nhân: 300gr đậu xanh, 200gr đường trắng, 1 gói bột làm bánh dẻo bán sẵn ở siêu thị, 50ml nước cốt dừa
Giờ thì bắt tay vào làm bánh theo các bước sau:
Bước 1: Làm nước đường làm bánh
Nước đường không thế thiếu trong làm bánh nướng
Vắt chanh để lấy nước cốt, chú ý bỏ hạt còn với nước tro tàu thì hòa với nước lọc.
Đường phèn khuấy tan với nước rồi sau đó cho vào nồi và đun sôi mở nắp trong khoảng từ 10 đến 20 phút. Việc khuấy tan đường sẽ làm cho hỗn hợp được đều màu hơn và giữ được màu lâu hơn. Nhớ hớt sạch bọt.
Khi hỗn hợp đường sôi được tầm 25 phút thì để lửa nhỏ và cho cốt chanh vào đun tiếp khoảng từ 30 đến 40 phút. Cho kẹo mạch nha và nước tro tàu vào cùng, đun tiếp khoảng từ 20 phút rồi tắt bếp, mở nắp rồi để cho nguội hẳn.
Việc đòi hỏi với công việc làm nước đường này là hạn chế khuấy quá nhiều, sẽ làm cho hỗn hợp tạo bọt nhiều hơn, sẽ làm cho vỏ bánh bị mềm, không có độ giòn và để lâu sẽ bị ướt nếu không được bảo quản trong tủ lạnh.
Với bước này, bạn có thể rút nhanh bằng cách mua nước đường làm bánh nướng đã được pha chế sẵn tại các cửa hàng bán đồ làm bánh.
Bước 2: Làm nhân bánh trung thu
Ngâm đậu xanh từ 3 đến 4 tiếng với nước ấm, có thể ngâm qua đêm cho đậu được mềm và lọc hết vỏ đi. Bạn cũng có thể đãi vỏ đậu xanh trước khi ngâm để nhân bánh có màu vàng đẹp mà đều màu.
Sau khi ngâm xong, bạn có thể đãi qua một lượt nữa cho sạch rồi sau đó cho vào nồi, đổ ngập mặt đỗ, đun cho đến khi cạn nước, có thể cho thêm một chút muối để đậu xanh được đậm đà. Đun sao cho đậu xanh chín mềm.
Tranh thủ khi đỗ xanh còn nóng, dùng một cái thìa dẹt bằng gỗ nghiền cho thật mềm đỗ xanh cho đến khi đỗ mịn thành một khối bột. Nếu muốn tiết kiệm thời gian thì có thể cho vào máy xay, xay cho thật nhuyễn. Cho đường, nước cốt dừa, 2 đến 3 thìa cà phê bột làm bánh trung thu, một chút dầu ăn và cho vào một nồi nhỏ và sên cho đến khi hỗn hợp sánh lại.
Đây là cách lám nhân bánh nướng truyền thống với nhân đỗ, nhưng bạn muốn có một chút sáng tạo thì cũng có thể cắt nhỏ trứng muối và bọc bằng nhân bánh đỗ xanh.
Bước 3: Làm vỏ bánh trung thu
Vỏ bánh từ nguyên liệu dễ kiếm
Đối với nước đường vừa làm, bạn dùng chúng để trộn lòng đỏ trứng gà, dầu ăn, 1 đến 2 thìa cà phê ngũ vị hương và trộn đều chúng với nhau. Để bột bánh không bị vón cục khi đổ vào hỗn hợp trên thì bạn nên rây chúng qua rây bột cho mịn, đổ từ từ từng đợt một, vừa đổ vừa khuấy cho bột được trộn đều mà không bị vón lại.
Sau khi trộn xong hết phần bột thì để khối bột vào mặt thớt rộng có rải một lớp bột chống dính lên, sau đó nhào bột cho khối bột thật mịn và đều, nhồi bột khoảng 4 đến 6 phút rồi sau đó bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, bảo quản bằng ngăn mát tủ lạnh tầm từ 20 đến 30 phút cho bột nghỉ.
Bước 4: Định hình cho bánh
Cách làm bánh bằng nồi cơm điện vẫn đem lại hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng
Cách làm bánh bằng nồi cơm điện vẫn đem lại hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng.
Chuẩn bị một vài tấm giấy nến, lau sạch phần bên trong nồi rồi sau đó lót phần giấy nến lại. Để món bánh nướng được thơm ngon hơn, bạn nên làm nóng nồi cơm trước bằng cách bấm nút "Cook" rồi sau đó dùng chổi phết một lớp bơ hoặc dầu ăn xuống đáy nồi rồi lót phần giấy nến lên.
Sau khi định hình cho bánh bằng khuôn có sẵn, bạn cho bánh vào nồi, xếp khoảng cách giữa các bánh xa nhau để tránh bị dính rồi bấm nút nấu. Thường với nồi cơm sẽ có chế độ nấu tầm 35 đến 50 phút, bạn đợi cho đến khi nồi cơm chuyển sang chế độ giữ nóng thì tiếp tục ấn nút cook để nướng lần hai. Làm như vậy cho đến khi bánh đạt độ vàng như ý muốn.
Nếu không muốn bánh bị khô thì mỗi lần chuyển sang chế độ hấp, bạn mở nắp rồi quết lên trên bề mặt bánh lớp nước đường còn sót lại để bánh được thơm và có độ giòn nhất định.
Theo Giaothong
Bánh Trung thu và những thay đổi của người Hà Nội Người Việt, mỗi mùa, mỗi dịp lại có một loại bánh trái riêng biệt. Ví dụ như Tết Nguyên đán thì ăn bánh chưng, tết Hàn Thực thì bánh trôi bánh chay, Tết Trung thu thì bánh dẻo bánh nướng... Bây giờ kinh tế phát triển đã xóa nhòa những khoảng cách giao mùa, để rồi, thích thì ăn thôi chứ chả cần...