Nghiệp cầm ca bạc lắm
“Tôi hiểu nghiệp cầm ca ngắn ngủi và “bạc” nữa. Vì thế tôi quyết định đi học lại. Thế là tôi lại trở thành sinh viên, được học đúng ngành tôi thích từ bé: kinh doanh”, Hồ Quỳnh Hương tâm sự.
ảnh minh họa
Nếu hỏi dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời tôi xảy ra khi nào, tôi không ngần ngại trả lời: Năm tôi lên tám tuổi. Đó là thời gian gia đình tôi gặp sự cố lớn.
Hồi ấy, ngoài công việc ở Sở Văn hóa Thông tin, bố tôi còn kinh doanh bên ngoài. Vì thế, so với các gia đình ở Bãi Cháy thời đó, nhà tôi thuộc bậc “đế vương”. Trong nhà dường như chả thiếu thứ gì. Chị em tôi như hai cô công chúa nhỏ, đi đâu cũng có người đưa đón phục vụ.
Đùng một cái, lần buôn lớn nhất mà bố tôi dồn hết vốn liếng “bị nạn”. Lúc trở về gặp nước lũ dâng cao, đồ đạc mất hết. Vậy là trắng tay.
Nhiều người đến nhà tôi hỏi thăm, an ủi… và đòi nợ. Mọi thứ trong nhà lần lượt “đội nón ra đi”. Mười ngày sau có người đến hỏi mua nhà. Gia đình tôi phải thuê căn gác nhỏ ở một khu tập thể chật chội, dột nát.
Tuy còn bé nhưng tôi đủ hiểu rằng gia đình mình đã từ đỉnh cao của sự giàu có tụt xuống tận cùng. Mẹ tôi khóc suốt cả tuần, mắt sưng húp. Bố gầy xọp hẳn đi. Thi thoảng tôi thấy chị Tâm khóc thầm mỗi lần đi học về. Nhà tôi chẳng còn thứ gì. Khi đó, tôi vừa tròn tám tuổi.
Cú sốc nặng nề khiến bố tôi choáng váng một thời gian dài, may mà còn mẹ đứng vững. Bà bàn với bố chạy chợ, may vá, chở hàng thuê…
Video đang HOT
Bố bắt đầu theo đạo phật, sau đó là mẹ rồi đến chị. Đọc kinh Phật bố thấm thía được nhiều điều. Ông khuyên chúng tôi rằng cuộc đời sẽ có lúc rủi, lúc may, giàu có đấy rồi lại “tai biến” thành nghèo khổ đấy. Con người ta phải biết làm phúc để không bao giờ bị trắng tay, nhất là về tinh thần…
Cũng nhờ đạo Phật mà cả gia đình tôi lấy lại được niềm tin và nghị lực. Ba năm chịu đựng cú sốc phá sản, dường như ai cũng mạnh mẽ lên. Ngày đó, dù còn bé nhưng tôi đã thích làm giàu và để được làm những điều bố mong muốn.
Mẹ lại đi làm, bán thuốc cho một cửa hàng dược. Bố bắt đầu buôn đồ điện. Ông là người có đầu óc và tài kinh doanh nên dần dà, nợ nần trả hết, mua được nhà mới, rồi sửa, sau đó xây nhà lớn hơn.
Càng ngày tôi càng ham mê làm kinh tế. Tôi xin bố cho đi mua đồ điện, đồ tạp phẩm, đứng bán và tính toán giá cả, lời lãi. Tôi xem lần thất bại trên đường đời của bố và sự vực dậy kinh tế gia đình ấy là bài học kinh nghiệm khi quyết định dấn thân vào con đường kinh doanh.
Thời sinh viên, mấy đứa bạn rủ nhau bán hoa, mở cửa hàng văn phòng phẩm… tôi tham gia tích cực nhất nhưng rồi do bận hát hò nên chẳng có điều kiện theo đuổi. Trước khi đi đại học, tôi mơ được học ngành kinh doanh nhưng sợ thi không đỗ. Lúc đó việc ca hát lại quá tốt, được nhiều người động viên nên tôi theo nghệ thuật.
Thời gian làm việc với nhạc sĩ Hà Dũng, ngoài ca hát, tôi còn được học hỏi thêm những kiến thức về kinh doanh. Biết đâu sau này, tôi lại phải nhờ anh ấy giúp, san sẻ kinh nghiệm thương trường.
Chưa trải nghiệm nhưng tôi hiểu nghiệp cầm ca ngắn ngủi và “bạc” nữa. Vì thế tôi quyết định đi học lại và hiện là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Dân lập Hồng Bàng, TP HCM. Đây mới đúng là con đường tôi đã ước mơ.
Không ít người bảo tôi đi học kinh doanh để “làm giàu”. Chỉ tôi và gia đình hiểu được khao khát này, khao khát bắt đầu từ biến cố năm tôi tám tuổi.
Theo VNE
Lương ít hơn vợ, chồng trút giận bằng nắm đấm
Hào thường rất tự hào với bạn bè, hay khoe khoang là vợ mình làm ở chỗ này, chỗ kia, lương mấy chục triệu.
Hàng xóm dị nghị vì vợ giỏi kiếm tiền
Lấy vợ, Hào tự hào vì mình chọn được một người phụ nữ giỏi giang, biết kiếm tiền lại khéo ăn nói. Ai cũng hết lời khen ngợi Hào và nhất là vợ anh. Thời buổi này, kiếm được cô vợ vừa xinh xắn lại giỏi kiếm tiền quả thật không dễ. Vì phụ nữ hay có tư tưởng dựa vào chồng để sống, để giàu có, việc của họ là ở nhà sinh con, chăm con chăm chồng chứ không muốn vất vả nhiều. Nhưng vợ Hào thì lại khác, một công việc tốt, một mức lương khá cao, nhiều người phải khen tị còn không hết chứ đừng nói là chuyện cô dựa vào chồng để có tiền tiêu pha.
Hào thường rất tự hào với bạn bè, hay khoe khoang là vợ mình làm ở chỗ này, chỗ kia, lương mấy chục triệu. Ban đầu là thế, nhưng khi lấy nhau về, mọi chuyện dường như đã thay đổi. Thấy hàng xóm hết lời khen vợ, còn mình thì như bù nhìn, không ai nói câu nào, Hào cảm thấy bức bối. Có hôm, mấy bà hàng xóm sang khen: "Gớm, cái số thằng này thế mà sướng, ở nhà vợ đi kiếm tiền lo cho cả nhà, đi làm thì nhàn hạ, chẳng phải lo kinh tế. Vợ nó thế mà giỏi, lấy được vợ như nó thì ai chả muốn lấy".
Ngày trước, nếu nghe những lời này, Hào sẽ vui lắm, thích thú lắm nhưng bây giờ không hiểu sao, anh luôn có cảm giác khó chịu, ức chế. Cả làng xóm ai cũng khen vợ anh, giống như anh là bù nhìn, là thằng đàn ông bám váy vợ, không kiếm ra tiền nên phải nhờ cậy đồng lương mấy chục triệu của vợ anh không bằng.
Lấy vợ, Hào tự hào vì mình chọn được một người phụ nữ giỏi giang, biết kiếm tiền lại khéo ăn nói. Ai cũng hết lời khen ngợi Hào và nhất là vợ anh. (ảnh minh họa)
Ai cũng tự hào là mình lấy được vợ tốt, vợ giỏi nhưng bây giờ, mọi thứ đã đi quá xa. Nhìn thấy anh, người ta thường nhìn thấy một gã đàn ông dựa vào vợ, bén hơi vợ, bám vào vợ để có cuộc sống sung sướng vậy. Không hiểu là do anh quá mặc cảm hay do tự anh suy diễn như vậy nhưng dường như, ánh mắt của mọi người dành cho anh không phải là sự ngưỡng mộ mà là sự coi thường.
Chồng thấy hèn vì thua vợ và nảy sinh bạo lực
Đôi khi, chính miệng lưỡi thế gian khiến cho con người ta bị hiểu lầm, hoặc khiến cho con người ta trở nên thay đổi. Từ một người chồng dễ chịu, phóng khoáng, Hào trở nên cau có với vợ. Vợ đi làm mà ăn diện, mà trang điểm hay ăn mặc lòe loẹt một tí là anh khó chịu, nhắc nhở vợ ngay. Anh bảo, không muốn vợ khoe mẽ để thiên hạ người ta cười vào mặt anh.
Xưa nay vợ Hào không quen cái tính đó của chồng, lúc nào anh cũng động viên, khích lệ vợ ăn mặc thật đẹp. Thế mà đùng một cái, anh lại cấm vợ mặc váy ngắn đi làm, cấm đánh son phấn và cấm cả chuyện xịt nước hoa. Nghe có vẻ buồn cười, vợ Hào tức tối lắm, không chịu làm theo. Vì cô cũng có cái lý của mình, cô làm gì nên tội. Kiếm được nhiều tiền, lương cao hơn chồng chẳng lẽ lại là cái tội của cô sao?
Bi kịch của nhiều gia đình về chuyện vợ giỏi hơn chồng không hẳn là hiếm. (ảnh minh họa)
Không chịu nghe theo lời chồng lại ngày ngày càng ăn diện khiến Hào tức mắt. Thế là mâu thuẫn vợ chồng nảy sinh. Vợ Hào còn bảo, tiền cô làm được cô tiêu, hà cớ gì mà anh cấm thế là Hào cho ngay một cái tát như trời giáng lên mặt vợ. Nói chung, đàn ông là vậy, khi người ta thấy bị thua kém, bị so sánh, người ta sẽ nhất là với vợ mình, người ta sẽ cảm thấy tự ti và hèn kém. Đôi khi miệng lười hàng xóm láng giềng biến con người ta thành ra nông nỗi này. Từ một người rất hiền từ, Hào trở thành kẻ vũ phu, khó ưa.
Cuộc sống vợ chồng lục đục. Hào thường xuyên giơ nắm đấm với vợ nếu cô không chịu nghe lời anh, không đi làm về đúng giờ. Thậm chí các mối quan hệ của vợ Hào cũng bị anh hạn chế chỉ vì không muốn vợ giao du với những kiểu người khác nhau rồi sau này thiên hạ đàm tiếu.
Bi kịch của nhiều gia đình về chuyện vợ giỏi hơn chồng không hẳn là hiếm. Nhưng chuyện vì vợ giỏi hơn mình mà đâm ra khó chịu, ghen tức rồi thậm chí vũ phu, cục cằn thì đúng là, cánh đàn ông nên xem lại bản thân mình. Nếu không muốn thua kém vợ thì tốt hơn hết, hãy tự nỗ lực phấn đấu để gia đình hạnh phúc, yên vui...
Theo VNE
Bầu đứa thứ 3 là con gái, chồng bắt phá ngay Tôi lấy chồng, lấy người là con trưởng trong nhà nên chuyện sinh cháu trai cho gia đình thực sự là áp lực lớn. 6 năm sinh 2 con gái Tôi lấy chồng, lấy người là con trưởng trong nhà nên chuyện sinh cháu trai cho gia đình thực sự là áp lực lớn. Chồng tôi chịu trách nhiệm đủ mọi chuyện trong...