Nghiên cứu vaccine nCoV dạng xịt mũi, thuốc hít
Các nhà khoa học đang nghiên cứu vaccine dạng thuốc hít hoặc xịt mũi, bởi có thể cho thấy hiệu quả trong phòng chống Covid-19.
Ngày 23/6, các nhà khoa học của Đại học Oxford và Đại học Imperial London cho biết đưa vaccine trực tiếp vào phổi có thể là cách tốt để cơ thể người chống lại triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp.
Niêm mạc là lớp mô bảo vệ trên bề mặt của các cơ quan nội tạng, bao gồm phổi và đường hô hấp. Chúng cũng tồn tại trên một số bộ phận khác như mũi và miệng, ngăn chặn mầm bệnh cố xâm nhập vào bên trong cơ thể từ môi trường ngoài.
Niêm mạc tạo thành một màng dính mạnh mẽ, bẫy các virus cố tiến vào khiến cơ thể nhiễm bệnh. Các nhà khoa học cho rằng có thể “bố trí” vaccine tại các “cổng vào” này và huấn luyện niêm mạc để chúng ngăn chặn SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể người. Loại vaccine này có thể được tiếp nhận dưới hình thức thuốc xịt mũi hoặc thuốc hít, giống như loại dùng để phòng cúm cho trẻ em.
Giáo sư Robin Shattock, một nhà miễn dịch học tại Đại học Imperial London, nói với Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện rằng: “Hầu hết các loại vaccine đang được cung cấp bằng cách tiêm cơ bắp tay thông thường. Bởi vì đó là cách tiếp cận dễ nhất và nhanh nhất trong nghiên cứu. Mặt khác, một số thành viên trong nhóm chúng tôi cho rằng phương án đưa vaccine vào niêm mạc khá khả thi”.
Bổ sung cho những lập luận về vaccine dạng xịt của giáo sư Robin Shattock, giáo sư Sarah Gilbert của Đại học Oxford nói thêm rằng: “Với miệng hoặc mũi, cơ thể sẽ có phản ứng niêm mạc mạnh hơn nhiều. Đây có thể là mấu chốt quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, chống lại mầm bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Cách thức này cũng rất khó để nghiên cứu và chúng tôi vẫn chưa thật sự nắm rõ về nó. Tuy nhiên, giống như những gì giáo sư Shattock nói, chúng tôi vẫn rất quan tâm đến phương án đưa vaccine vào cơ thể bằng đường hô hấp, truyền nội khí quản (qua thuốc xịt mũi) hoặc truyền khí dung (sử dụng ống hít)”.
Các nhà khoa học tin rằng đưa vaccine vào niêm mạc có thể là một cách hiệu quả hơn để bảo vệ người cao tuổi vì nó trực tiếp củng cố phổi, nơi SARS-CoV-2 nhắm đến. Theo họ, vaccine thông thường hoạt động kém ổn định và ít hiệu quả với người lớn tuổi, trong khi họ lại là đối tượng có nguy cơ nhiễm nCoV nặng nhất. Lý do là vì hệ thống miễn dịch của người cao tuổi dần suy giảm qua từng năm.
“Chúng tôi phải tiến hành thận trọng vì công nghệ này rất mới và cần phải đảm bảo an toàn. Trước đây đã có một số nghiên cứu nhỏ về vaccine được cung cấp theo phương thức trên (niêm mạc), đơn cử là vaccine cúm được sử dụng ở trẻ em. Tuy nhiên việc tiếp nhận vaccine qua mũi cần đảm bảo tính an toàn tuyệt đối, bởi đây là bộ phận rất gần với não bộ”, Sarah nói thêm.
Vaccine ngừa cúm cho trẻ em là một trong những loại dạng xịt đang được sử dụng. Ảnh: John Harrington/Newswire.
Hiện Đại học Oxford và Đại học Imperial London đều thử nghiệm vaccine Covid-19 do họ phát triển bằng cách tiêm vào cơ bắp. Cách thức này đã được áp dụng trên hàng nghìn tình nguyện viên trong những cuộc thử nghiệm lâm sàng gần đây.
Vaccine Oxford, tên gọi khác là AZD1222, đang dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về phương pháp phòng ngừa Covid-19. “Ứng viên” sáng giá này đang được thử nghiệm lâm sàng trên hơn 10.000 tình nguyện viên tại ba nước Anh, Brazil và Nam Phi sau khi chuyển sang giai đoạn ba.
Vaccine AZD1222, trước đó có tên ChAdOx1 nCoV, đang ở giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng diện rộng, với sự tham gia của hơn 10.000 tình nguyện viên từ các nước Anh, Brazil và Nam Phi. Ảnh: Handout.
Video đang HOT
Trong khi đó, tình nguyện viên khỏe mạnh đầu tiên đã tiếp nhận một liều nhỏ vaccine Covid-19 do Đại học Imperial London nghiên cứu, vào ngày 23/6. Tuy nhiên dấu hiệu nhận được không cho thấy bất kỳ tác dụng nào. Trước đó, các chuyên gia của Đại học này cho biết vaccine của họ hoạt động theo phương thức luyện cho hệ miễn dịch của con người nhận biết được virus SARS-CoV-2. Từ đó, cơ thể người có thể sinh ra kháng thể, chống lại virus, ngăn chặn tình trạng nhiễm bệnh.
Dù “ứng viên” này vẫn chưa chứng minh được tính hiệu quả trên người, song các nhà khoa học đứng đầu nhóm nghiên cứu vẫn lên kế hoạch khởi động làn sóng nghiên cứu thứ hai, nhằm tìm kiếm phương thức khác gọi là miễn dịch niêm mạc.
Đang phát triển hai loại vaccine nCoV khác nhau, tuy nhiên hai nhóm nghiên cứu từ Đại học Oxford và Đại học Imperial London quyết định hợp tác. Vaccine Oxford hiện là một trong những ứng viên sáng giá nhất, trong khi vaccine của Imperial London chỉ mới bước vào thử nghiệm lâm sàng trên người vào tuần trước.
Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng hiệu quả ngừa bệnh của vaccine Covid-19 tương lai có thể suy giảm theo thời gian và cần tiêm nhắc lại để tăng khả năng miễn dịch. Giáo sư Shattock cũng nhận định rằng việc “hợp tác” giữa hai loại vaccine từ hai nhóm nghiên cứu có thể cho hiệu quả cao hơn, bởi dù được xem là “đối thủ”, song mỗi loại lại hoạt động khác nhau.
Bác sĩ BV Bạch Mai cảnh báo về căn bệnh gây ho triền miên không dứt nhiều năm, không thể điều trị hồi phục
Giãn phế quản là tổn thương không thể hồi phục được. Biến chứng giãn phế quản khi không được điều trị tích cực và không được phòng bệnh tốt có thể dẫn đến một số hậu quả xấu cho người bệnh.
Bệnh nhân bị giãn phế quản hơn 10 năm, thường xuyên ho về đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe. Theo bác sĩ Lê Thu Trang, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, đây là một căn bệnh mãn tính gây nhiều phiền toái. Trong bài viết trên trang cá nhân, bác sĩ đã tư vấn cụ thể các dấu hiệu phát hiện và biện pháp dự phòng bệnh.
Giãn phế quản ở thời đại trước khi có kháng sinh là một bệnh thường gặp và thường dẫn đến tàn phế và tử vong. Dù hiện nay có những thay đổi tích cực từ hiệu quả của kháng sinh dùng điều trị nhiễm trùng đường hô hấp nhưng nó vẫn là một bệnh tương đối hiếm ở những nước đã phát triển trong vòng 30 năm qua.
Bệnh giãn phế quản là gì?
Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2 mm. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ho mãn tính, phế quản tăng tiết đờm quá mức và các đợt cấp do nhiễm khuẩn tái phát.
Bệnh gây ra do sự phá hủy tổ chức của thành phế quản - hậu quả của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính, sau khi bị một số nhiễm trùng ở phổi, hoặc bẩm sinh trong bệnh xơ nang
GPQ được chia thành: GPQ hình túi, GPQ hình trụ và GPQ hình tràng hạt.
Nguyên nhân nào gây giãn phế quản?
Có nhiều nguyên nhân gây ra giãn phế quản, bao gồm 4 nguyên nhân chính:
- Các bệnh di truyền (xơ nang và rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát)
- Các vấn đề của hệ miễn dịch (giảm khả năng chống lại nhiễm trùng)
- Có tiền sử nhiễm trùng phổi trong quá khứ
- Các vấn đề về rối loạn nuốt dẫn tới hít phải làm thức ăn hoặc chất lỏng vào phổi
Các biểu hiện của bệnh GPQ
- Ho, khạc đờm kéo dài trong nhiều năm.
- Đờm mủ màu xanh hoặc màu vàng, một số trường hợp có ho đờm lẫn máu.
- Khạc đờm thường tăng lên khi có bội nhiễm.
- Có một số trường hợp ho khan hoặc không ho (GPQ thể khô ở các thùy trên).
- Một số trường hợp có dấu hiệu của viêm đa xoang làm hướng tới hội chứng xoang phế quản.
- Ho ra máu: Có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh.
- Ho máu tái phát nhiều lần, có thể kéo dài nhiều năm. Mức độ ho máu có thể ít hoặc nhiều từ ho máu nhẹ; trung bình, ho máu nặng, ho máu rất nặng và/hoặc gây suy hô hấp cấp.
- Khó thở, có tiếng thở rít: thường xuất hiện muộn, là biểu hiện của suy hô hấp do tổn thương lan tỏa hai phổi; có thể có tím.
- Sốt: Khi có nhiễm khuẩn hô hấp, sốt thường kèm theo khạc đờm tăng và /hoặc thay đổi màu sắc của đờm.
- Đau ngực: Là dấu hiệu của nhiễm khuẩn phổi ở vùng gần màng phổi hoặc túi phế quản giãn căng.
Các triệu chứng này thường phát triển trong nhiều năm và trở nên nặng hơn theo thời gian hoặc khi bị nhiễm trùng hô hấp.
Bệnh giãn phế quản có thể chữa khỏi được không?
- Giãn phế quản là tình trạng các cấu trúc của thành phế quản bị phá hủy nên dễ bị viêm và dễ dàng sập xuống. Kèm theo đó là sự suy giảm thông khí và giảm khả năng dẫn lưu đờm nhầy trong lòng phế quản ra ngoài. Sự tích tụ đờm nhầy tạo điều kiện thuận lợi để nhiều loại vi khuẩn xâm nhập, cư trú trong lòng phế quản và gây ra các đợt nhiễm khuẩn tái đi tái lại. Tình trạng nhiễm trùng phế quản càng làm nặng lên bệnh giãn phế quản tạo ra vòng xoắn bệnh lý.
- Giãn phế quản là tổn thương không thể hồi phục được, tuy nhiên điều trị giúp giảm triệu chứng, giới hạn chức năng hô hấp và sự tiến triển của bệnh. Điều trị giúp bệnh giãn phế quản không trở nên tồi tệ hơn, và giúp ngăn chặn vòng luẩn quẩn của việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
- Một số trường hợp bệnh nhân chỉ bị giãn phế quản trong một vùng của phổi, phẫu thuật cắt bỏ phần phổi đó có thể chữa khỏi bệnh.
Phòng bệnh giãn phế quản bằng cách nào?
Để phòng bệnh, bác sĩ nhắc nhở mọi người không nên hút thuốc lào, thuốc lá, tránh môi trường có nhiều khói bụi; thường xuyên vệ sinh miệng, tai-mũi-họng đúng cách; điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng tai, mũi hòng, rằng miệng và các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản cấp, áp xe phổi.
Bác sĩ cũng khuyên mọi người nên tiêm phòng cúm hàng năm để đề phòng những đợt bội nhiễm của giãn phế quản, điều trị sớm lao sơ nhiễm ở trẻ em, đề phòng và lấy sớm dị vật phế quản nếu có.
Đặc biệt, bác sĩ nhấn mạnh rằng, ai cũng cần rèn luyện thân thể thường xuyên để tăng sức đề kháng của cơ thể. Giữ ấm cổ ngực, đề phòng các đợt bội nhiễm khi đã bị giãn phế quản.
Bác sĩ Lê Thu Trang, bệnh viện Bạch Mai
Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn "rình rập", hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh Sức khỏe của phổi càng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 vẫn "rình rập" như hiện nay. Phổi là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống hô hấp của con người. Vai trò chủ yếu của phổi là trao đổi các khí - đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch...