Nghiên cứu mới: Người hiện đại và người Neanderthal đã từng “vay mượn công nghệ” để cùng tồn tại
Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng hai loài Homo sapiens và Neanderthal có thể đã bắt chước các công cụ và đồ trang sức bằng đá của nhau.
Vào một thời điểm nào đó trong lịch sử, người hiện đại và người Neanderthal đã gặp nhau. Chúng ta biết chắc chắn điều này vì giới khoa học đã tìm thấy dấu vết di truyền của người Neanderthal ở một số người hiện đại, và cũng có bằng chứng khảo cổ học chỉ ra điều đó. Nhưng chính xác thì hai loài này cùng tồn tại từ khi nào và bao lâu vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Giờ đây, một nghiên cứu xác định niên đại các địa điểm khảo cổ ở Pháp và Tây Ban Nha cho thấy rằng 40.000 năm trước, tổ tiên của chúng ta đã trùng tụ ở đó với người Neanderthal với khoảng thời gian lên đến gần 3.000 năm.
Nghiên cứu trước đây của nhà cổ sinh học Thụy Điển Svante Paabo, người vừa được trao giải Nobel Y học tuần trước, cho thấy những người gốc Âu (và hầu như tất cả mọi người trên thế giới) có một tỷ lệ nhỏ DNA của người Neanderthal. Mức độ tương tác của chúng ta với người Neanderthal là trọng tâm của nhiều cuộc điều tra khoa học vì nó có thể đánh dấu một thời điểm quan trọng trong lịch sử tiến hóa của chúng ta.
Igor Djakovic, một nhà nghiên cứu tại Đại học Leiden và là tác giả đầu tiên của phân tích, cho biết: “Chúng tôi biết rằng con người và người Neanderthal đã gặp nhau và cùng sinh sống ở Châu Âu, nhưng chúng tôi không biết điều này thực sự xảy ra ở những khu vực cụ thể nào”. “Chúng tôi tìm thấy nhiều điểm tương đồng trong cách hai loài tạo ra văn hóa vật chất và hành vi”.
Djakovic và nhóm của anh đã khai quật 10 địa điểm khảo cổ trải dài khắp miền tây nam, trung tâm, Địa Trung Hải nước Pháp và miền bắc Tây Ban Nha, sau đó phát hiện ra những đồ tạo tác của người Neanderthal và tổ tiên người hiện đại. Sau đó, họ sử dụng mô hình để ước tính phạm vi sinh sống và suy ra ngày sớm nhất và muộn nhất mà các nhóm người có thể có mặt tại các địa điểm.
Nghiên cứu ước tính rằng các đồ tạo tác của người Neanderthal lần đầu tiên xuất hiện từ 45.343 đến 44.248 năm trước, và sau đó biến mất khỏi khu vực từ 39.894 đến 39.798 năm trước, một thời gian ngắn trước khi tuyệt chủng. Trong khi đó, con người hiện đại được ước tính xuất hiện từ 42.653 đến 42.269 năm trước, và không bao giờ rời đi, cho thấy sự trùng lặp lên đến 2.900 năm.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong thời gian “chồng chéo” này, có những dấu hiệu cho thấy sự “truyền bá ý tưởng” đáng kể của cả con người và người Neanderthal. Họ nói thêm rằng thời kỳ này đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kể “trong cách con người tạo ra văn hóa vật chất”, chẳng hạn như đồ trang trí và công cụ. Về cơ bản, các đồ tạo tác do người Neanderthal tạo ra thậm chí còn bắt đầu trông giống như đồ do con người tạo ra.
Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đề xuất người hiện đại và người Neanderthal sinh sống cùng nhau ở châu Âu trong thời kỳ này, nhưng ngày tháng sửa đổi mang đến khoảng thời gian hẹp hơn cho một sự kiện như vậy, các nhà nghiên cứu cho biết. Sự chồng chéo này sẽ có đủ thời gian để các thế hệ người và người Neanderthal gặp gỡ, lai tạo và chia sẻ các mẹo chế tạo công cụ.
Djakovic cho biết, việc lai tạo với một lượng lớn dân số hơn có nghĩa là theo thời gian, những người Neanderthal đã bị “đồng hóa vào nguồn gen của chúng ta một cách hiệu quả”. “Khi bạn kết hợp điều đó với những gì chúng ta biết bây giờ – rằng hầu hết mọi người sống trên Trái Đất đều có DNA của người Neanderthal – bạn có thể đưa ra lập luận rằng họ chưa bao giờ thực sự tuyệt chủng, theo một nghĩa nào đó”, ông nói thêm.
Phát hiện hơn 900 di tích cổ trong rừng nguyên sinh Ba Lan
Các nhà khoa học Ba Lan đã phát hiện một loạt di tích từ thời tiền sử cho đến Thế chiến thứ II trong rừng nguyên sinh Białowieża.
Ảnh: Ancient Origins.
Nhóm các nhà khoa học và khảo cổ học từ Viện Khảo cổ học của Đại học Hồng y Stefan Wyszynski (IA UKSW) ở Warsaw đã hoàn tất cuộc khảo sát LiDAR kéo dài 5 năm về Białowieża.
Białowieża là một trong những khu rừng nguyên sinh cuối cùng ở châu Âu, nằm ở vị trí biên giới giáp với Belarus. Cuộc khảo sát LiDAR cũng được tài trợ bởi Trung tâm Khoa học Quốc gia Ba Lan.
Tổng cộng có 964 di tích từ thời tiền sử cho đến Thế chiến thứ II được tìm thấy, bao gồm 577 bãi chôn lấp, 246 lò than, 54 nhà máy hắc ín, 19 khu phức hợp đất nông nghiệp cổ đại, 51 ngục tối và 17 nghĩa trang chiến tranh. Những di tích này phần lớn thuộc thời La Mã vào khoảng thế kỷ thứ 2 - 5 sau Công nguyên.
Tiến sĩ Joanna Wawrzeniek từ IA UKSW, điều phối viên chính của dự án cho biết: "Nhờ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sáng tạo kết hợp phân tích tự nhiên, chúng tôi đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc. Với mục đích bảo tồn, chúng tôi chủ yếu sử dụng các thử nghiệm không xâm lấn bằng cách quét laser trên không".
Rừng Białowieża ở Ba Lan. Ảnh: bennytrapp / Adobe Stock.
Quét laser từ trên không là một phương pháp nghiên cứu không xâm lấn hiệu quả cao, cho phép thực hiện các khám phá mà không cần khai quật. Phương pháp này cũng không bị cản trở bởi rừng rậm và địa hình khắc nghiệt, giúp nhìn thấy và xác định mọi cấu trúc tự nhiên và nhân tạo như các bãi chôn cất và gò đất.
Bằng chứng về sự cư trú của con người trong thời kỳ tiền sử được tìm thấy ở hai công trình. Hai công trình có cấu trúc kiên cố quy mô lớn nhưng không phải thành trì. Nhiều khả năng chúng đóng một vai trò nghi lễ. Tuy nhiên, để xác định chắc chắn các nhà khoa học vẫn cần thực hiện các cuộc khai quật khảo cổ học.
Một số cấu trúc cổ xưa được phát hiện trong Rừng Białowieża ở Ba Lan. Ảnh: M. Szubski, M. Jakubczak.
Công trình đầu tiên nằm trong khu bảo tồn nghiêm ngặt của Công viên Quốc gia Białowieża. Nó có đường kính 36 m với một bờ kè nhỏ rộng 3 m. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều đồ gốm Slav thuộc giai đoạn đầu và cuối thời Trung cổ, cùng với các di vật đá lửa cổ.
Công trình thứ hai được tìm thấy ở Wilczy Jar và có đường kính khoảng 17m. Tại đây, các nhà khoa học phát hiện bằng chứng về việc địa điểm đã được sử dụng trong hai thời kỳ: Thế kỷ 4 - 3 trước Công nguyên và thế kỷ 7 - 10 sau Công nguyên.
Công trình thứ hai có một mặt đường nhỏ, một hố nông, một mảnh sân và một bờ kè. Một số xương động vật bị đốt cháy cũng được tìm thấy ở khu vực lân cận. Ngoài ra còn có kim khí từ thời La Mã mặc dù không có bằng chứng nào về sự chiếm đóng của người La Mã.
Nhóm nghiên cứu cho biết vẫn còn nhiều điều chưa tiết lộ và sẽ được công bố trong các ấn phẩm tiếp theo.
Giải mã tàn tích siêu quái vật cổ đại: Bị loài người khác 'hạ thủ'? Mới đây, các nhà khảo cổ Israel vừa khai quật được một chiếc ngà không tưởng dài đến 2,5 m thuộc về siêu quái vật 500.000 năm tuổi. TheoSci-News, đó là phần còn lại của siêu quái vật cổ đại gọi là "voi ngà thẳng", đã tuyệt chủng 400.000 năm về trước, nhưng là vị tổ tiên gần gũi của loài voi hiện...