Mở mộ cổ hơn 600 tuổi, chuyên gia ‘tái mặt’ thấy quan tài lơ lửng
Sau khi tiến vào bên trong mộ mộ cổ hơn 600 tuổi ở Nam Kinh, Trung Quốc, các chuyên gia kinh ngạc khi thấy cỗ quan tài treo lơ lửng trên cao và ngọn đèn cháy le lói.
Vào tháng 10/2005, trong quá trình thi công ký túc xá trong khuôn viên trường Cao đẳng Chính Đức ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc, các công nhân tình cờ phát một ngôi mộ cổ. Theo đó, họ nhanh chóng thông báo với giới chức trách và các chuyên gia.
Sau khi tới hiện trường, các nhà khảo cổ nhanh chóng bắt tay vào cuộc khai quật. Họ xác định đó là một ngôi mộ xây bằng bạch có từ thời Vĩnh Lạc nhà Minh (1403 – 1424). Mộ cổ này nằm cách mặt đất 1,5m.
Chiều dài ngôi mộ là 7,03m. Bên trong là các gian phòng có kết cấu trần hình vòm. Dù trải qua hơn 600 năm nhưng ngôi mộ cổ này vẫn nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị mộ tặc xâm phạm.
Khi tiến vào khu vực trung tâm của ngôi mộ, các chuyên gia giật mình nhìn thấy cỗ quan tài treo lơ lửng trên cao hé lộ bí mật về chủ nhân mộ cổ.
Video đang HOT
Sau khi trấn tĩnh, các chuyên gia quan sát và kiểm tra cỗ quan tài. Họ nhận thấy quan tài được treo lên cao bằng 4 sợi xích sắt gắn ở mỗi góc tường. Mỗi sợi dây xích có chiều dài 70 cm trong khi cỗ quan tài có chiều dài 2,8m.
Trước cách đặt quan tài như vậy trong mộ cổ, các chuyên gia suy đoán đây là cách thức mai táng của Đạo giáo.
Những tín đồ Đạo giáo thời xưa tin rằng khi ở trên cao, con người sẽ bất tử. Vì vậy, thi hài người quá cố được đặt ở vị trí cao hơn so với mặt đất.
Ngoài cỗ quan tài, các chuyên gia còn phát hiện bên trong mộ có một ngọn đèn dầu cháy hơn 600 năm không tắt. Họ cho rằng đây chính là “ngọn lửa bất diệt” giúp thi hài không bị phân hủy và soi đường cho linh hồn sang thế giới bên kia.
Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải mã thành công cách ngọn đèn trong mộ cháy suốt hàng trăm năm mà không tắt.
Căn cứ vào văn bia và một số đồ tùy táng bằng gốm được tìm thấy trong mộ cổ, các chuyên gia xác định chủ nhân ngôi mộ là thái giám Dương Khánh sống dưới thời vua Minh Thành Tổ Chu Đệ.
Mở mộ cổ thấy con rối cao gần 2m, chuyên gia 'vắt óc' giải mã
Năm 1978, dân làng ở Sơn Đông, Trung Quốc tình cờ phát hiện 2 ngôi mộ cổ. Khi khai quật mộ cổ, các chuyên gia bất ngờ và tò mò khi tìm được con rối cao gần 2m.
Người dân tại Lai Tây, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc bất ngờ phát hiện 2 ngôi mộ cổ khi lấy đất ở ruộng vào tháng 12 âm lịch năm 1978. Sau khi nhận được tin báo từ người dân, giới chức trách và các chuyên gia khảo cổ nhanh chóng tới hiện trường. Từ đây, bí mật về con rối cao gần 2m được hé lộ.
Cụ thể, các chuyên gia tiến hành cuộc khai quật ở 2 ngôi mộ thời Tây Hán. Trong đó, họ nhận thấy ngôi mộ thứ hai có phần đặc biệt hơn. Nguyên do là bởi mộ cổ này làm bằng gỗ và có đặt một cỗ quan tài rất nặng ở bên trong.
Nhóm khảo cổ tò mò về người được chôn cất bên trong quan tài. Thế nhưng, khi mở nắp quan tài, họ sửng sốt khi không thấy thi hài nào. Thay vào đó, bên trong quan tài có đặt một con rối làm từ gỗ cao 1,93m. Điều này khiến các nhà khảo cổ bối rối. Họ không hiểu vì sao người xưa lại đặt con rối thay vì thi hài người chết trong quan tài.
Trước bí ẩn này, các chuyên gia kiểm tra tỉ mỉ con rối trên. Họ nhận thấy nó được làm từ 13 dải gỗ. Con rối được chế tác có hình dáng giống con người.
Phần đầu của con rối được làm từ gỗ nguyên tấm. Các bộ phận như tai, mắt, miệng, mũi... được người xưa chạm khắc sống động như thật. Ngoài ra, phần đầu còn có một rãnh nông sâu 2 cm và rộng 0,5 cm dọc theo đường chân tóc.
Đặc biệt, con rối gỗ được chế tạo với các khớp có thể cử động một cách uyển chuyển. Các chuyên gia suy đoán có thể con rối này từng đội một bộ tóc giả hoặc khác lên người bộ quần áo. Theo thời gian và tác động của môi trường, tóc giả và quần áo bị phân hủy hoàn toàn.
Với những phát hiện này, các chuyên gia đưa ra một số giả thuyết về con rối cao lớn hơn người thật. Trong đó, một quan điểm suy đoán cổ vật trên có thể là món đồ liên quan đến công việc của chủ nhân ngôi mộ khi còn sống.
Theo giả thuyết này, chủ nhân mộ cổ là nghệ nhân múa rối. Do đó, sau khi ông qua đời, gia đình đã làm một con rối khổng lồ và đặt nó trong mộ cùng với những đồ tùy táng khác.
Một giả thuyết khác nhận định con rối có thể tượng trưng cho người bảo vệ lăng mộ, giúp người quá cố an nghỉ ngàn thu không bị kẻ gian quấy nhiễu.
Quan điểm cuối cùng suy đoán con rối có thể là một trong những đồ vật dùng trong tang lễ của người xưa. Vì vậy, việc tìm thấy nó trong mộ cổ là điều dễ hiểu. Dù đưa ra các giả thuyết trên nhưng đến nay, các chuyên gia chưa thể tìm ra lời giải chính xác nhất về mục đích của người xưa khi đặt con rối vào trong quan tài.
Mở mộ cổ, phát hiện di vật khiến chuyên gia không dám nhìn thẳng: Gan lì cũng phải sợ! Di vật này được tạo ra với cái giá là tính mạng của con người. Trong mắt thiên hạ, người Hung Nô luôn được biết đế là một dân tộc du mục ở phương bắc rất hùng mạnh. Thậm chí Tần Thủy Hoàng không ngần ngại chi tiền bạc, vật lực để xây dựng Vạn Lý Trường Thành, chỉ để chống lại người...