Nghiên cứu khoa học của học sinh tầm vóc thật hay bị thổi phồng?

Theo dõi VGT trên

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh tốn thời gian, tiền bạc nếu chỉ lấy thành tích, nhận bằng khen, không ứng dụng được thì nên xem xét lại.

Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 – 2021 vừa diễn ra tại Thừa Thiên – Huế có 91 dự án đạt giải thưởng, trong đó có 12 giải nhất, 19 giải nhì, 26 giải ba và 34 giải tư.

Điều đáng nói, nhiều đề tài tại cuộc thi được vinh danh khiến không ít người choáng váng khi nghe đến tên đề tài. Không ít ý kiến cho rằng, cuộc thi là cuộc chạy đua của thầy cô và học trò đứng tên hơn là khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học của học sinh.

Nhiều người cho rằng, cuộc thi này đã đi xa mục tiêu giáo dục phổ thông.

Nghiên cứu khoa học của học sinh tầm vóc thật hay bị thổi phồng? - Hình 1

Ông Lê Văn Vỵ, nguyên Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lê Văn Vỵ, nguyên Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh cho biết:

“Giáo dục phổ thông có mục tiêu và nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông căn bản nhất.

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Quyết định 522 ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025.

Theo đó, đến năm 2025 phấn đấu 100% trường trung học cơ sở, trung học phổ thông có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất kinh doanh của địa phương, và có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp.

Do vậy, nghiên cứu khoa học không phải nhiệm vụ chủ yếu của bậc học phổ thông”.

Video đang HOT

Khi nhìn vào 12 dự án đạt giải nhất của Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh trung học năm học 2020-2021, nhiều người không khỏi kinh ngạc bởi tất cả các dự án này đều rất cao siêu, vượt qua tầm hiểu biết của học sinh phổ thông.

Có nhiều dự án rất hóc búa như: “Nghiên cứu phân lập các hợp chất ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn động mạch chủ và hoạt hóa eNOS trên tế bào ECV304 từ một số bài làm thuốc thuộc chi Polygonum L. định hướng phòng và điều trị xơ vỡ động mạch” (Trung học phổ thông Ngô Quyền và Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, Hải Phòng); “Cải tiến peptit polybia-mpl để ứng dụng trong điều trị ung thư” (Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn và Trung học phổ thông Hàm Rồng, Thanh Hóa); “Nghiên cứu điều khiển quá trình phân giải thuốc bọc trong Alginate chứa nano oxit sắt từ” (Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành, Đại học Sư Phạm Hà Nội),…Ông Lê Văn Vỵ cho rằng, điều này là “vô cùng bất thường và khác thường”.

“Thứ nhất, ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, kể cả các trường chuẩn quốc gia, các phòng chức năng và các dụng cụ thí nghiệm trong các phòng chức năng đó không đủ đáp ứng được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, kinh phí cho các hạng mục tại bậc phổ thông cũng không đủ để phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

Vì vậy cho nên, là một trong những người gắn liền với thực tiễn giáo dục ở địa phương, tôi thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật vừa rồi, để các cơ sở có được những đề tài, những sản phẩm đi dự thi hóc búa như thế kia là đáng kinh ngạc.

Thứ hai, hiện nay, ở các trường đại học, các viện nghiên cứu có tất cả các điều kiện để tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học vì ở đó có các nhà khoa học, họ có giáo sư, tiến sĩ; họ có điều kiện cơ sở vật chất; có nguồn lực đầu tư của nhà nước; có sự liên kết, phối kết hợp nghiên cứu khoa học cả trong nước và nước ngoài. Không những vậy, họ còn có điều kiện để liên kết với với các doanh nghiệp, thị trường lao động.

Tuy nhiên, chúng ta thấy, những thành tựu của nghiên cứu khoa học, những phát minh sáng chế ở các viện, các trường đại học cũng rất khiêm tốn.

Thế nên, ở trường phổ thông, một nơi không có điều kiện mà họ lại làm được những điều mà ở các trường đại học còn khó làm thì nó như là một hiện tượng bất thường, khác thường”.

Chính vì có sự bất thường như vậy nên theo ông Lê Văn Vỵ, chúng ta phải xem xét, đánh giá lại một cách công bằng, khách quan.

“Nếu quả thật có thành tựu lớn lao như vậy thì phải nhân rộng nó ra, phải đầu tư, phát triển nó, nếu có những thành tựu giá trị thì đưa vào ứng dụng thực tiễn và phải thưởng một cách xứng đáng.

Để làm được điều đó thì phải thay đổi mục tiêu của giáo dục phổ thông, phải đầu tư cho họ kinh phí, cơ sở vật chất chứ không phải là như lâu nay.

Nếu không phải có thành tựu đúng như vậy mà chỉ do bệnh thành tích mà họ thổi phồng lên thì là đi quá xa mục tiêu của giáo dục phổ thông. Nếu vậy cần phải được điều chỉnh”.

Để nghiên cứu một đề tài khoa học không phải là chuyện đơn giản, bên cạnh kinh phí, cơ sở vật chất còn phải phụ thuộc vào sự đam mê tìm tòi, sáng tạo của chính học sinh:

“Thứ nhất, chính bản thân học sinh phải có cảm hứng, say mê nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, bây giờ, học sinh các cấp phổ thông học nhiều, thi nhiều, để có thời gian mà say mê khoa học thì thực sự hiếm. Lâu nay, cảm hứng nghiên cứu khoa học của học sinh chỉ bắt nguồn từ phong trào, từ bên ngoài, từ trường rồi mới tác động đến học sinh.

Bên cạnh đó, với kiến thức căn bản của học sinh, để đi sâu vào nghiên cứu chuyên ngành là rất khó.

Các phòng thực hành ở trường phổ thông chủ yếu phục vụ minh họa lý thuyết trong sách giáo khoa, còn phục vụ nghiên cứu khoa học quá bất cập. Về kinh phí cũng vô cùng hạn hẹp. Cho nên, các cơ sở giáo dục hiện nay chạy đua nghiên cứu khoa học theo kiểu “giật đầu cá vá đầu tôm”, ông Lê Văn Vỵ nhấn mạnh.

Niềm đam mê không xuất phát từ bản thân mà xuất phát từ phong trào đã khiến cho những đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh tiềm ẩn căn bệnh thành tích. Đề tài tuy “đao to búa lớn” nhưng tính ứng dụng vào thực tế còn bỏ ngỏ.

“Điều đáng nói nhất là hàng chục đề tài giải Vàng, Bạc được vinh danh ồn ào, rầm rộ nhưng sau khi trao giải xong thì thảm thương “nằm đắp chiếu” chẳng thấy được ứng dụng ở đâu cả. Nếu là những sáng tạo khoa học kỹ thuật đích thực sao không áp dụng vào đời sống? Đây là yếu tố then chốt khiến cho niềm tin về thành quả của nghiên cứu khoa học mong manh và lung lay. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật tốn thời gian, tiền bạc, cuối cùng chỉ lấy thành tích, nhận bằng khen thì nên xem xét lại.

Nguy hiểm hơn, tốn thời gian, tiền tạc đã đành, nhưng hệ lụy lớn nhất là phản tác dụng giáo dục”, ông Lê Văn Vỵ nhấn mạnh.

Mối họa trong giáo dục

Đề tài khoa học của học sinh đoạt giải gây ngạc nhiên ngay cả đối với các chuyên gia. Đáng buồn, đây không phải lần đầu tiên dư luận đặt câu hỏi về tính trung thực của các cuộc thi năng khiếu lứa tuổi học đường. Dối trá là mối họa của giáo dục.

Những ngày qua, thông tin từ Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh trung học năm học 2020-2021 khiến dư luận không khỏi "choáng". Lý do là bởi tên đề tài nghiên cứu của 12 dự án đoạt giải nhất quá phức tạp, như: "Nghiên cứu phân lập các hợp chất ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn động mạch chủ và hoạt hóa eNOS trên tế bào ECV304 từ một số bài làm thuốc thuộc chi Polygonum L. định hướng phòng và điều trị xơ vỡ động mạch"; "Thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng bàn tay cho bệnh nhân bị di chứng hậu đột quỵ"; hay "Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần"...

Mối họa trong giáo dục - Hình 1

Sẽ đến lúc người lớn chúng ta phải trả giá khi tự tay vứt bỏ giá trị của việc giáo dục nhân cách, tính trung thực, lòng tự trọng. Ám ảnh và mải đeo đuổi bóng ma thành tích, sẽ có ngày chúng ta phải đối diện với câu hỏi nghiệt ngã, sự đánh đổi ấy liệu có đáng hay không.

Với những nghi ngờ về việc các đề tài nghiên cứu có thực sự của lứa tuổi THPT hay không, sẽ có ý kiến cho rằng: "Học sinh của chúng ta bây giờ rất giỏi, được độc lập phát triển thêm nữa là sự bùng nổ công nghệ, các em hoàn toàn có thể làm được nhiều điều hơn cả mong đợi từ người lớn".

Nhưng nhìn lại những đề tài đã đạt giải thưởng không chỉ năm nay có thể dễ dàng nhận thấy, đây đều là những vấn đề khó ngay cả với giới chuyên môn. Và dư luận hoàn toàn có quyền nghi ngờ về độ chân thực của những công trình được gọi là "nghiên cứu khoa học" của học sinh, nghi ngờ về sự tham gia sâu của người lớn gồm thầy cô, cha mẹ hay chính các chuyên gia.

Đáng buồn là, đây không phải lần đầu tiên dư luận nghi ngờ về tính trung thực của các cuộc thi năng khiếu trong các nhà trường phổ thông. Từ các giải thể thao như cờ vua, bơi lội đến hạng mục "cây bút triển vọng" của một giải thi viết thư quốc tế... đâu đó đều có những câu hỏi đặt ra mà khó có câu trả lời. Đã có nhiều trường hợp phụ huynh kiện giải bơi phong trào của học sinh THCS mập mờ trong thông tin về cuộc thi, phương thức thi đấu cũng như việc trao giải.

Những điều tiếng về sự trung thực cũng như việc nở rộ các cuộc thi ở các địa phương khiến cho Bộ Giáo dục và Đào tạo từng phải bỏ hoàn toàn chế độ cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi vào lớp 10 đối với các thi sinh có các giải Học sinh giỏi, văn nghệ, thể thao, KHKT...kể từ năm 2018.

Còn với Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Quốc gia dành cho học sinh trung học, theo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2020, thí sinh đoạt giải là một trong những đối tượng được xét tuyển thẳng vào đại học.

Giải thưởng các cuộc thi sẽ là sự ghi nhận đáng trân trọng về tài năng và sự nỗ lực của các em nếu nó diễn ra trung thực. Nó sẽ là động lực cho những tài năng thực sự phát triển, sẽ góp phần vào công cuộc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Nhưng giải thưởng sẽ là mối họa nếu thày cô, phụ huynh đồng lõa gian dối để tạo cơ hội ưu tiên xét tuyển cho một số cá nhân học sinh hay tạo nên thành tích ảo cho nhà trường, địa phương nào đó.

Bởi đó không chỉ là cách dễ dàng nhất làm tổn thương, vùi dập những tài năng thực thụ mà còn là bài học trực quan nhất khuyến khích điều dối trá cũng như sự thỏa hiệp với cái xấu trong thế hệ trẻ. Liệu học sinh có thể trở thành người chính trực, tin vào lẽ phải khi mà ngay trong môi trường vốn được coi là mô phạm, trong sáng nhất, các em đã học được sự không trung thực?

Sẽ đến lúc người lớn chúng ta phải trả giá khi tự tay vứt bỏ giá trị của việc giáo dục nhân cách, tính trung thực, lòng tự trọng. Ám ảnh và mải đeo đuổi bóng ma thành tích, sẽ có ngày chúng ta phải đối diện với câu hỏi nghiệt ngã, sự đánh đổi ấy liệu có đáng hay không?

Những giá trị cốt lõi bị đảo lộn thì tất nhiên, xã hội không thể tốt đẹp. Bởi vậy, sự dối trá là mối họa không chỉ với riêng nền giáo dục. Phải coi đó là mối họa cho toàn xã hội./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúcRộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc
11:27:45 06/02/2025
Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?
10:16:39 06/02/2025
Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"
11:07:44 06/02/2025
Video 23 giây nghi Từ Hy Viên tuyệt vọng khóc nức nở, nói những điều kỳ lạ trước khi qua đờiVideo 23 giây nghi Từ Hy Viên tuyệt vọng khóc nức nở, nói những điều kỳ lạ trước khi qua đời
13:45:27 06/02/2025
Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!
13:08:29 06/02/2025
Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La PhùBánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù
09:42:28 06/02/2025
Trấn Thành đã bị đánh bạiTrấn Thành đã bị đánh bại
13:36:22 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ

Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ

Netizen

15:36:37 06/02/2025
Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh vụ việcxảy ra sáng ngày 6/2 tại Hải Trung - Hải Hậu - Nam Định khiến nhiều người thót tim.
Sự hết thời của 1 sao hạng A: 7 năm không ai mời đóng phim, tính cách dối trá ai cũng chán ghét

Sự hết thời của 1 sao hạng A: 7 năm không ai mời đóng phim, tính cách dối trá ai cũng chán ghét

Hậu trường phim

15:31:25 06/02/2025
Dù đã mở họp báo công khai xin lỗi vì lừa dối khán giả nhưng Ngô Tôn vẫn bị chỉ trích, tẩy chay khỏi showbiz. Fan cứng đồng loạt quay lưng khiến danh tiếng của anh tụt dốc không phanh.
Tuyển tập 4 phim 18+ hay nhất 4 năm gần đây: Xem không phí tiền mạng

Tuyển tập 4 phim 18+ hay nhất 4 năm gần đây: Xem không phí tiền mạng

Phim âu mỹ

15:27:59 06/02/2025
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 4 bộ phim 18+ xuất sắc nhất trong 4 năm gần đây, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ấn tượng.
"Quốc bảo nhan sắc" Hàn Quốc 28 năm vẫn đẹp vô địch thiên hạ, phim mới vừa nhìn đã biết siêu phẩm cực hay

"Quốc bảo nhan sắc" Hàn Quốc 28 năm vẫn đẹp vô địch thiên hạ, phim mới vừa nhìn đã biết siêu phẩm cực hay

Phim châu á

15:25:42 06/02/2025
Năm 2025, màn ảnh Hàn có nhiều bộ phim truyền hình đầy hứa hẹn được lên sóng, một trong số đó là Mercy for None (tạm dịch: Không thương xót) của nam thần So Ji Sub.
Trúng số độc đắc sau 16h30 chiều mai (6/2/2025), 3 con giáp phát tài phát lộc

Trúng số độc đắc sau 16h30 chiều mai (6/2/2025), 3 con giáp phát tài phát lộc

Trắc nghiệm

15:22:51 06/02/2025
Theo tử vi 12 con giáp, 3 tuổi sau được dự đoán phú quý suốt đời, vận mệnh vượng phát, làm gì cũng thuận lợi.Tử vi ngày mới của 12 con giáp cho thấy thứ Năm 6/2/2025,
Dàn Anh trai "say hi", gia đình Hoa dâm bụt xuất hiện trong MV của Erik

Dàn Anh trai "say hi", gia đình Hoa dâm bụt xuất hiện trong MV của Erik

Nhạc việt

15:22:36 06/02/2025
Tối 5/2, Erik chính thức tung ra teaser MV Dù cho tận thế (vẫn yêu em) , mở màn cho một sản phẩm âm nhạc hứa hẹn bùng nổ đầu năm 2025.
Danh sách những người nổi tiếng với "bệnh ăn cắp vặt"

Danh sách những người nổi tiếng với "bệnh ăn cắp vặt"

Sao âu mỹ

15:19:03 06/02/2025
Không ồn ào như chuyện của Winona nhưng nhiều ngôi sao khác cũng khiến khán giả choáng váng vì tội ăn cắp vặt.
Nhan sắc khác lạ của Lisa, lộ 1 điểm trên gương mặt trước giờ vốn là điểm yếu

Nhan sắc khác lạ của Lisa, lộ 1 điểm trên gương mặt trước giờ vốn là điểm yếu

Nhạc quốc tế

15:14:56 06/02/2025
Sáng 6/2 (theo giờ Việt Nam), Lisa bất ngờ đánh úp teaser MV mới Born Again, lần đầu hợp tác với Doja Cat và Reay.
Cảnh sát Bỉ truy lùng kẻ nã súng ngoài ga tàu điện ngầm ở Brussels

Cảnh sát Bỉ truy lùng kẻ nã súng ngoài ga tàu điện ngầm ở Brussels

Thế giới

15:09:34 06/02/2025
Người phát ngôn cảnh sát cho biết các nhân chứng nghe thấy tiếng súng vào khoảng 6h sáng cùng ngày theo giờ địa phương bên ngoài ga tàu điện ngầm gần trung tâm thành phố Brussels.
Con trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn Thành

Con trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn Thành

Sao việt

15:07:53 06/02/2025
Giữa lúc câu chuyện trở nên ồn ào, Duy Phước - con trai của Lê Giang cũng bị réo gọi vào lùm xùm. Trước những bình luận căng thẳng từ netizen, Duy Phước xin ghi nhận và mong khán giả hoan hỉ bỏ qua.
Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

Sức khỏe

15:05:00 06/02/2025
Các bệnh truyền nhiễm phổ biến khác trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, một số bệnh có vắc xin dự phòng có thể ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.