Nghiên cứu gây sốc: Nam giới mất vợ có nguy cơ tử vong cao hơn 70% so với nam giới còn vợ
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, trong vòng 1 năm sau khi mất vợ, nam giới có nguy cơ tử vong cao hơn nữ giới mất chồng.
Tỉ lệ này thậm chí còn cao hơn ở nhóm đàn ông trẻ tuổi.
Mất đi người bạn đời có thể là một trong những khoảnh khắc đau khổ nhất mà một người trải qua. Các nhà khoa học từ lâu đã nhận thấy sự ra đi của người bạn đời không những gây tổn thương tinh thần mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Hiện tượng này được gọi là ” widowhood effect” (hiệu ứng goá phụ), cho thấy sự gia tăng nguy cơ tử vong của một người trong một khoảng thời gian sau khi người vợ hoặc chồng của mình qua đời. Và khoảng thời gian này thì tương đối ngắn.
Nghiên cứu mới cho thấy rằng nam giới sẽ có nguy cơ từ vong cao hơn so với nữ giới nếu bạn đời của họ ra đi. Trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 22/3/2023 trên tạp chí PLOS ONE, các nhà nghiên cứu đã điều tra tác động tiêu cực của hiệu ứng goá phụ đối với chi tiêu chăm sóc sức khỏe và tỷ lệ tử vong, dựa trên độ tuổi và giới tính.
Tuổi tác và giới tính có tác động đến tỷ lệ tử vong
Sau khi phân tích dữ liệu từ gần 1 triệu công dân Đan Mạch trên độ tuổi 65 tuổi, các nhà nghiên cứu nhận thấy đàn ông có nguy cơ tử vong cao hơn trong vòng một năm sau khi người vợ qua đời, đặc biệt là đàn ông ở nhóm tuổi trẻ nhất trong danh sách nghiên cứu, từ 65 đến 69 tuổi.
Theo nghiên cứu sinh Alexandros Katsiferis (sinh viên ngành y tế công cộng tại Đại học Copenhagen) và đồng tác giả của nghiên cứu, nguy cơ tử vong của những người mất vợ hoặc chồng sau một năm cao hơn khoảng 70% so với những người vẫn còn bạn đời. Hơn nữa, dường như tỉ lệ này không thay đổi theo thời gian.
Video đang HOT
Trong số gần 80.000 người đã mất đi bạn đời tham gia nghiên cứu thì phần lớn là phụ nữ (68%). Tuy nhiên, ở nữ giới không ghi nhận tỷ lệ tử vong cao như nam giới. Nguy cơ tử vong đối với phụ nữ từ 65 đến 69 tuổi là hơn 27% trong năm đầu tiên và sau đó giảm dần xuống mức tiêu chuẩn.
Nguy cơ tử vong đối với phụ nữ từ 65 đến 69 tuổi là hơn 27% trong năm đầu tiên và sau đó giảm dần xuống mức tiêu chuẩn.
Katsiferis nhận định, đối với cả hai giới, ở độ tuổi càng lớn thì tỷ lệ tử vong sẽ ít hơn. Thêm vào đó, nguy cơ tử vong cao hay thấp còn phụ thuộc vào việc bạn là nam hay nữ, cũng như độ tuổi mà bạn trải qua sự mất mát đó.
Theo Dawn Carr, giáo sư xã hội học và giám đốc Trung tâm Claude Pepper Center tại Đại học Bang Florida, hậu quả của việc mất đi người bạn đời đối với sức khỏe và tỷ lệ tử vong của nam giới đã được chứng minh khá rõ ràng. Tuy nhiên, một phát hiện mới mà nghiên cứu tìm ra độ tuổi càng trẻ thì nguy cơ tử vong càng cao, nhất là với nam giới.
Tại sao nguy cơ tử vong của một người tăng lên sau khi vợ hoặc chồng họ qua đời?
Mặc dù chưa có những lý giải chính thức, nhưng các nhà nghiên cứu suy đoán nguyên nhân lớn nhất có thể là căng thẳng về mặt tâm lý đã gây ra sự biến đổi về hormone, từ đó gia tăng các bệnh về tim mạch.
Về nguy cơ tử vong cao hơn ở nam giới thuộc nhóm tuổi trẻ hơn, Katsiferis giải thích, nguy cơ tử vong cao hơn ở nam giới trẻ tuổi có thể là do mất vợ khi còn trẻ là một cú sốc lớn và họ chưa sẵn sàng để đối diện. Ngược lại, ở nhóm lớn tuổi, họ đã sẵn sàng chuẩn bị để đối mặt với sự ra đi của người bạn đời. Họ hiểu cái chết và bệnh tật do tuổi già là điều không thể tránh khỏi. Dù vậy, hầu hết đều chật vật khi phải đột ngột chuyển sang trạng thái sống cô độc một mình.
Tại sao nam giới có nguy cơ tử vong cao hơn nữ giới sau khi mất đi người bạn đời?
Các chuyên gia đã suy luận và chỉ ra các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến chất lượng sống. Đàn ông, đặc biệt là nhóm đàn ông lớn tuổi, thường không có nhiều mối quan hệ xã hội như phụ nữ. Ngoài ra, tuổi thọ trung bình của nữ giới cũng cao hơn nam giới.
Theo Carr, nữ giới thường xây dựng các mối quan hệ xã hội mạnh mẽ với mọi người, đặc biệt là những người phụ nữ khác. Do đó có thể hình dung được là sau khi vợ hoặc chồng qua đời, họ vẫn có những người bạn dìu dắt, giúp đỡ họ vượt qua thương tổn.
Nếu một người phụ thuộc khá nhiều vào sự chăm sóc của người bạn đời và người bạn đời đó đột ngột ra đi, họ sẽ trải qua chấn thương tinh thần nặng nề. Mà trong gia đình, người phụ nữ thường đóng vai trò là người chăm lo, vun vén cho gia đình nhiều hơn.
Đàn ông không xây dựng mối quan hệ xã hội nhiều như nữ giới
Thêm vào đó, đàn ông cũng có xu hướng ít bộc lộ tổn thương hay mong muốn được hỗ trợ về sức khỏe tinh thần sau khi mất người thân. Kìm nén cảm xúc có thể khiến sức khỏe của họ trở nên tồi tệ hơn.
Nhưng Katsiferis nhận định rằng rất khó lý giải chính xác tại sao sự ra đi của bạn đời có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ tử vong. Những yếu tố xã hội, văn hoá, tôn giáo cũng có thể là những khía cạnh cần được nghiên cứu thêm.
7 lời nhắc nhở vượt qua 1 ngày quá mệt mỏi và kiệt sức
Nếu cuộc sống này khó khăn quá, hãy nhớ 7 lời nhắc nhở này!
1. Bạn đã từng ở trong một khoảng thời gian tương tự. Và bạn đã vượt qua được nó. Nó có thể không hề dễ dàng, nhưng bạn đã làm được. Và đó là bạn của ngày xưa, người không được trang bị nhiều trí tuệ và kinh nghiệm như bạn hiện tại. Mặc dù bạn có thể cảm thấy như thế giới đang quay lưng lại với mình, nhưng bạn có thể vượt qua điều này giống như bạn đã vượt qua mọi thử thách khác trong quá khứ.
2. Bạn không ổn cũng không sao. Mạnh mẽ không có nghĩa là giả vờ rằng bạn ổn khi bạn không ổn. Mạnh giỏi cũng không có nghĩa là bạn làm hơn 20 việc khác nhau cùng một lúc bởi vì bạn sợ làm người khác thất vọng. Sức mạnh thực sự chính là sự trung thực với chính mình. Bạn có thể thừa nhận khi bạn gặp khó khăn. Bạn không phải là siêu nhân. Bạn không cần phải che giấu điều đó với thế giới.
3. Bạn không thể giải quyết tất cả các vấn đề của mình cùng một lúc. Bạn cần thực hiện mọi thứ từng bước một, từng ngày một, từng giờ một. Mặc dù bạn có thể lo lắng đến phát ốm về tất cả những việc cần làm, nhưng bạn không thể làm mọi thứ cùng một lúc được. Hãy chia nhỏ nhiệm vụ của bạn và lên một kế hoạch. Và sau đó hãy làm bất cứ điều gì bạn có thể ngay bây giờ mà không phải lo lắng về tất cả những điều mà bạn không làm. Hãy tự hào về bản thân vì những gì bạn đã đạt được.
4. Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy như vậy. Mặc dù bạn có thể cảm thấy như đang ở trên đảo hoang không người, nhưng bạn không phải là người duy nhất trải qua những cảm xúc này. Rất nhiều người cũng đang gặp khó khăn, kể cả những người bạn biết, kể cả những người trông có vẻ ổn trên mạng. Đừng bao giờ cảm thấy như có điều gì đó không ổn với bạn, hoặc như thể những người khác có thể làm tốt hơn bạn. Bạn không phải là người duy nhất trải qua những cảm xúc này.
5. Bạn được phép nghỉ ngơi vì sức khỏe tinh thần của mình. Bạn được phép thư giãn khi cảm thấy quá tải. Bạn được phép nghỉ vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần để thoát khỏi những trách nhiệm đang mang. Nếu bạn cảm thấy mình đang bị kiệt sức, bạn cần phải làm gì đó. Làm việc quá chăm chỉ sẽ dẫn đến nhiều rắc rối hơn về sau. Bạn cần đối xử tử tế hơn với chính mình.
6. Người duy nhất bạn cần làm hài lòng là chính bạn. Làm những gì tốt nhất cho bản thân không phải là ích kỷ. Nếu bạn luôn chạy vòng quanh, cố gắng làm hài lòng người khác, bạn sẽ không còn thời gian cho chính mình. Mặc dù bạn luôn muốn làm cho gia đình và bạn bè tự hào, nhưng hãy nhớ rằng họ không phải người chịu trách nhiệm về cuộc đời bạn. Bạn có thể quyết định con đường sẽ đi, và bạn nên chọn con đường khiến bạn hạnh phúc nhất.
7. Khóc có thể chính xác là điều bạn cần. Đừng kìm nén cảm xúc vì bạn cảm thấy mình đang phản ứng thái quá. Nếu cảm thấy muốn khóc, hãy để nước mắt rơi. Hãy giải phóng những cảm xúc đó trước khi chúng có thể nghiền nát bạn. Không có gì sai khi khóc. Không có gì sai khi một người thể hiện cảm xúc của bản thân.
15 câu hỏi dành cho chính mình trên con đường phát triển bản thân Bạn đặt câu hỏi để tìm hiểu người khác và bạn có thể làm điều tương tự để tìm hiểu chính mình. Đặt câu hỏi cho bản thân có thể thúc đẩy sự phát triển bản thân. Nó sẽ giúp bạn mời được sự tích cực và thành công vào cuộc sống của bạn. Tự đặt câu hỏi cũng cho phép tự khám...