Nghiên cứu cho thấy 3D gây mệt mỏi và nhức mắt
Một điểm thú vị là nghiên cứu vừa được công bố trên lại do Samsung, hãng sản xuất TV 3D số một thế giới hiện nay thực hiện.
So với 2D, 3D dễ gây ra những cảm giác mệt, mỏi mắt hơn cho người xem. Ảnh: Techcrunch.
Nghiên cứu mới đây của trường đại học University of California-Berkeley (Mỹ) được công bố trên Journal of Vision cho thấym việc xem 3D khiến cho người xem dễ bị nhức mắt và mệt mỏi hơn so với xem 2D thông thường. Người xem có thể gặp các hiện tượng như mệt, đau ở vùng lưng, cổ và nhìn hình ảnh không còn rõ ràng.
Một điểm đáng chú ý ở nghiên cứu này chính là việc Samsung, hãng sản xuất TV 3D dẫn đầu thị trường thế giới hiện nay, lại là nhà đầu tư cho nghiên cứu trên.
Các nhà nghiên cứu tới từ trường đại học của Mỹ đã trình diễn hình ảnh 2D và 3D từ những khoảng cách khác nhau, với hình ảnh 3D có các tiêu điểm khác nhau, ở phía sau màn hình hay phía trước màn hình. Nếu tiêu điểm của hình ảnh 3D nằm ở phía sau màn hình, người xem sẽ có cảm giác hình ảnh tụt vào phía bên trong TV còn ngược lại, khi tiêu điểm 3D nằm ở phía trước màn hình thì người xem sẽ thấy được các hình ảnh với hiệu ứng nổi.
Nghiên cứu về 3D của Samsung cho thấy khi trình diễn 3D, các hiệu ứng của hình ảnh 3D có tiêu điểm nằm ở phía sau màn hình TV tỏ ra khó chịu hơn cho người xem, dễ khiến họ mệt mỏi hơn. Trong khi đó, loại hình ảnh nổi với tiêu cự 3D xuất hiện ở phía trước màn hình cũng sẽ gây ra một số hiệu ứng tiêu cực đối với việc thưởng thức.
Trước nghiên cứu về 3D của Samsung, một số hãng điện tử cũng đã đưa ra những cảnh báo về sự ảnh hưởng nếu như người dùng quá lạm dụng việc xem hình ảnh nổi 3D. Hãng điện tử của Nhật, Nintendo đã phải khuyến cáo người dùng rằng 3D trên máy game Nintendo 3DS của họ có thể gây hại đến sự phát triển về thị giác của trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo Ars Technica, kết quả nghiên cứu về 3D trên sẽ rất quan trọng đối với các nhà sản xuất nội dung và phim ảnh 3D, để mang tới cho người xem các hiệu ứng, trải nghiệm thị giác tốt nhất mà vẫn đảm bảo được cảm giác thoải mái, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Video đang HOT
Theo Số Hóa
Để 'không mất tiền oan' khi mua TV 3D
Thế giới giải trí đang bước sang ngưỡng cửa của công nghệ 3D. Nhưng giữa một "rừng" TV 3D, người dùng cần trang bị cho mình những kiến thức gì trước khi lựa chọn một sản phẩm hợp lý?
Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên sôi động của công nghệ 3D. Nhưng trước khi bỏ tiền để sắm sửa một chiếc TV theo kịp trào lưu, những ý kiến sau đây sẽ giúp bạn chi tiêu hiệu quả nhất.
1. Thụ động và chủ động
Đây là yếu tố tiên quyết, quyết định sự lựa chọn của bạn là đúng đắn hay sai lầm khi mua TV 3D. Sở dĩ nói như vậy vì hiện nay thị trường TV 3D chia làm 2 công nghệ sản xuất.
Một bên là công nghệ màn hình chủ động vốn tồn tại lâu nay và đã hiện diện trên thị trường được 2 năm trên các TV 3D đời cũ. Một bên là công nghệ thụ động, mới được hai hãng điện tử LG và Vizio sáng chế và đưa vào áp dụng trên các TV 3D đời mới.
Điểm khác nhau của 2 công nghệ này chính là khả năng theo dõi các hình ảnh 3D từ phía người dùng. Với các TV 3D chủ động, cặp kính mắt đi kèm sẽ kiêm một màn trập tự động, tắt mở mắt trái/phải để đưa tới giác mạc người xem hình ảnh 3D.
Còn với TV 3D thụ động, bản chất trên mỗi panel của màn hình đã bao gồm lớp kính lọc phân cực, có tác dụng tự động tương tác với cặp kính lọc đang đeo để người xem có thể thưởng thức hình ảnh 3D.
Điểm khác biệt của 2 công nghệ này chính là việc công nghệ TV 3D thụ động sẽ giúp người xem không bị ảnh hưởng bởi góc nhìn, thời lượng pin của kính trập tự động cũng như ít gây các ảnh hưởng tới mắt.
Hiện nay đa số các TV 3D bán trên thị trường Việt Nam đều dùng công nghệ chủ động, mới chỉ có LG phân phối 2 mẫu LW6500 và LW5700 sử dụng màn hình thụ động.
2. Độ phân giải không hẳn đã quan trọng
Trước đây, khi mua HDTV, cái mà người dùng quan tâm chính là độ phân giải. Tuy nhiên, giữa ma trận của 720p, 1080p, 1080i...với những người không chuyên con số này thật lùng bùng.
Thật ra nên cân nhắc bởi hầu hết các chương trình giải trí hay nội dung HD trên thị trường đều phổ biến ở độ phân giải 720p hay còn gọi HDready. TV 3D cũng vậy, hầu hết các TV 3D giá rẻ đều hỗ trợ tối đa độ phân giải HDready. Việc thưởng thức các tệp tin 3D độ phân giải 720p hay 1080p trên nền màn hình này đều không có khác biệt, nhất là khi kích cỡ TV từ 47 inch trở xuống. Vì thế, nếu kinh tế không dư dả thì người dùng nên cân nhắc việc mua TV 3D chuẩn HDready hơn là đầu tư TV 3D fullHD giá chênh lệch nhau từ 5 đến 8 triệu đồng.
3. Góc nhìn
Như đã nói ở trên, góc nhìn cũng là một yếu tố quan trọng khi thưởng thức nội dung 3D. Tùy loại TV 3D mà khi thay đổi góc nhìn, người dùng được thưởng thức trọn vẹn hình ảnh 3D hay không.
Điều này rất đáng để cân nhắc bởi nếu gia đình bạn đông người, mỗi người ngồi một góc thì sẽ không phải ai cũng được xem hình ảnh sắc nét như nhau. Vì vậy, bài toán đặt ra lại là việc bạn chọn TV 3D theo công nghệ nào, chủ động hay thụ động?
4. Tần số quét
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, một TV 3D muốn đem tới trải nghiệm tốt cho người xem thì phải có tần số quét từ 200 Hz trở lên. Tuy nhiên, rất ít người dùng chú ý tới thông số này bởi hầu như các nhà sản xuất đều ém nhẹm.
Về lý thuyết, tần số quét chỉ cần 100 Hz là đã có thể hiển thị nội dung 3D và trên thị trường vẫn tồn tại khá nhiều TV 3D có tần số quét như vậy.
Nếu có dịp thử nghiệm, bạn sẽ phát hiện ra rằng, tần số quét hình càng cao, hình ảnh càng mượt hơn, rõ nét hơn tới từng động tác và với những TV 3D tần số quét thấp, sẽ dẫn tới hiện tượng bóng mờ khi phát các nội dung hình ảnh có chuyển động nhanh.
5. Plasma, LED, LCD hay... máy chiếu?
Điểm khác biệt của 3 công nghệ này ngoài chi phí thì nhận định chung của các chuyên gia là: TV Plasma nhiều hạt, tuổi thọ thấp hơn 2 công nghệ còn lại cũng như tiêu hao điện năng hơn, bù lại hình ảnh có màu sắc ấm hơn và tần số quét khá cao. TV LCD cho chất lượng trung bình, nhưng đôi khi bị hở sáng dẫn tới việc màu sắc không thật. Màn LED cho màu sắc khá đẹp theo khía cạnh rực rỡ, tươi và mịn; thiết kế của các TV màn LED cũng mỏng và gọn hơn rất nhiều, ít ăn điện. Tuy nhiên giá của màn LED thì đắt gấp đôi thậm chí 2,5 lần giá màn Plasma; 1,5 lần so với LCD cùng kích cỡ.
Sử dụng máy chiếu cũng là một giải pháp hay nếu người dùng có khả năng dựng một khán phòng nhỏ, đáp ứng số lượng người xem trên 10 người. Giá thành cho một máy chiếu tầm trung khoảng trên dưới 50 triệu đồng và nếu để trải nghiệm nội dung 3D độ nét cao, chi phí có thể lên tới trên 100 triệu đồng/máy chiếu. Ưu điểm khi thưởng thức bằng máy chiếu chính là việc màn hình lớn và tính cơ động cao. Tuy vậy, nhược điểm về giá thành và tuổi thọ đèn chiếu cũng là cái người dùng nên cân nhắc.
(còn tiếp)
Theo VTC
Samsung Galaxy 3D có thể ra mắt cuối năm Samsung Galaxy 3D được trang bị vi xử lý lõi kép Exynos 1,2GHz và màn hình 3D LCD 4,3 inch. Samsung Galaxy 3D có thể được giới thiệu vào quý IV/2011. Ảnh: Androidcommunity. Theo ETNews, Samsung đang chuẩn bị ra mắt smartphone 3D giống với LG Optimus 3D và HTC EVO 3D. Hai thiết bị trên được trang bị màn hình có khả...