Nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cấp trên
Các tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tổ chức tốt hoạt động nhân dịp tết Nguyên đán năm 2014.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh vừa ký ban hành Công văn số 178-CV/TW yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tổ chức tốt các hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014.
Cụ thể, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 5/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014.
Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần chuẩn bị tốt các điều kiện để nhân dân được đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Đồng thời, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đón Tết.
Tổ chức thăm hỏi các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình và người có công với cách mạng, các vị lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ trực Tết.
Theo Công văn, việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội mừng Xuân Giáp Ngọ và kỷ niệm 84 năm thành lập Đảng (ngày 03/02/2014) phải thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc, với thuần phong, mỹ tục, phong tục, tập quán của từng địa phương.
Video đang HOT
Đặc biệt, Ban Bí thư nhấn mạnh việc tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm các sai phạm trong tổ chức hoạt động văn hóa, lễ hội. Không tổ chức để các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, chúc Tết địa phương.
Kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đảng (ngày 3/2/2014) không tổ chức đón tiếp khách tại trụ sở các cơ quan đảng. Nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên; không được sử dụng tiền, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động trong dịp Tết trái quy định.
Cũng trong văn bản này, Ban Bí thư chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm, phòng, chống cháy nổ, giữ gìn an ninh, trật tự-an toàn xã hội và cuộc sống bình yên của nhân dân; bảo đảm an toàn giao thông, đủ phương tiện giao thông công cộng để nhân dân đi lại được thuận lợi; bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hóa, dịch vụ.
Quan tâm công tác y tế dự phòng, công tác kiểm tra, thanh tra bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả phù hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an ninh trật tự, an toàn giao thông, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến để thu lợi bất chính.
Năm nay, thời gian nghỉ Tết khá dài, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể cần bố trí cán bộ, nhân viên trực hợp lý để bảo đảm các dịch vụ công, xử lý kịp thời các công việc trong đợt nghỉ Tết, bảo đảm các hoạt động thông suốt, không để ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân.
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan hướng dẫn tổ chức các hoạt động mừng Xuân Giáp Ngọ và kỷ niệm 84 năm thành lập Đảng; chỉ đạo, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao ý thức người dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chủ động, tích cực tham gia công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân và cán bộ, đảng viên cần xác định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ hằng ngày và nội dung sinh hoạt hằng tháng của chi bộ, cơ quan, tổ chức.
Ngoài ra, vận động sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa, lãng phí, phiền nhiễu, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoạn; chống lợi dụng việc cưới, việc tang để vụ lợi, chống thương mại hóa lễ hội. Hạn chế tối đa các hội nghị có quy mô toàn quốc. Không tổ chức các cuộc họp không thật sự cần thiết. Chấn chỉnh việc cử đoàn đi tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài. Việc đi nghiên cứu, tìm hiểu tình hình các nước, cần phải có mục đích, nội dung, kế hoạch rõ ràng, tránh trùng lặp với các đoàn đi trước.
Theo TTVN
Chi 1 tỷ đồng cho mỗi ngày họp Quốc hội
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11 để góp ý cho Luật Thực hành, tiết kiệm, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho biết, mỗi phút họp Quốc hội tiêu tốn 2 triệu đồng và như vậy, mỗi ngày họp, nhà nước phải chi khoảng 1 tỷ đồng...
Quốc hội chỉ nên bàn những vấn đề cực kỳ quan trọng
Góp ý cho Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho biết, trong Chương III của dự thảo luật có quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như trách nhiệm của Bộ Tài chính, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp... trong chương này chưa nêu trách nhiệm của Quốc hội.
&'Tôi đặt vấn đề này bởi vì tôi có tiếp cận với nhiều đại biểu Quốc hội và các đại biểu đều có ý kiến cho rằng hiện nay trong Quốc hội chúng ta còn nhiều vấn đề chúng ta cần phải xem xét, có thể dẫn đến lãng phí." - đại biểu Trần Quốc Tuấn nhận định.
Đại biểu tỉnh Trà Vinh phân tích: Kỳ họp Quốc hội hàng năm kéo dài hơn so với các nội dung thực chất cần giải quyết, đặc biệt kỳ họp cuối năm. "Qua nghiên cứu nội dung kỳ họp, tôi và nhiều đại biểu Quốc hội thấy chúng ta có thể rút ngắn thời gian của mỗi kỳ họp xuống từ 5 - 10 ngày, điển hình như tại kỳ họp này chúng ta có thể thay vì chúng ta họp 41 ngày chúng ta có thể rút ngắn xuống còn trên dưới 30 ngày. Có như vậy thì chúng ta sẽ tiết kiệm vừa về thời gian, ngân sách của nhà nước bằng cách chúng ta có thể sắp xếp, bố tri thời gian một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt là trước mỗi kỳ họp chúng ta có thể phát huy quyền và trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho Quốc hội." - đại biểu Trần Quốc Tuấn góp ý.
Đối với các dự án luật được nêu ở trong các kỳ họp, hoặc những vấn đề mang tính chất không quan trọng lắm, đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng có thể giao quyền mạnh hơn cho Ủy ban thường vụ Quốc hội họp vào giữa các kỳ họp Quốc hội, hoặc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các đại biểu chuyên trách ở địa phương hay là các cơ quan chuyên trách của Quốc hội.
"Chúng ta chỉ đưa ra Quốc hội bàn những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau hoặc những vấn đề mang tính chất cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng đến quốc gia, còn những vấn đề khác chúng ta có thể giao, ủy quyền cho Ủy ban thường vụ Quốc hội. Có như vậy thì chúng ta sẽ rút ngắn được thời gian họp tại mỗi kỳ họp, đặc biệt là kỳ họp cuối năm" - đại biểu Tuấn đề xuất.
Mỗi phút họp mất 2 triệu
Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, cách đây 1 năm, trong một buổi tập huấn ông có được nghe một chuyên gia cung cấp một thông tin rằng nếu mỗi một phút các đại biểu Quốc hội ngồi tại hội trường này thì nhà nước phải bỏ ra khoảng 2 triệu đồng để chi cho hoạt động của Quốc hội. Như vậy, bình quân mỗi một kỳ họp, một ngày mất khoảng 1 tỷ đồng.
"Một tỷ đồng nó không phải là lớn nếu chúng ta ngồi đây chúng ta đưa ra thảo luận và đi đến quyết định, giải quyết các vấn đề quan trọng mang lại lợi ích cho nhân dân, mang lại lợi ích cho quốc gia. Nhưng 1 tỷ đồng cho một ngày họp nó rất lớn nếu chúng ta không làm được những việc đó." - đại biểu Trần Quốc Tuấn phân tích.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn cũng nói thêm: "Đó là chưa kể đến vấn đề là trong số các đại biểu Quốc hội của chúng ta ngồi đây có rất nhiều đại biểu đang giữ những vai trò trọng trách của các tỉnh, thành phố và cuối mỗi năm có công việc rất quan trọng. Nếu tham gia kỳ họp kéo dài như thế này thì công việc ở nhà rất khó giải quyết, nếu về thì phải tốn rất nhiều chi phí, vé máy bay, xe đưa, xe đón. Còn nếu ở lại thì công việc sẽ bị đình trệ."
Vấn đề thứ hai mà đại biểu tỉnh Trà Vinh nêu ra, đó là hiện nay trong các tổ chức hội nghị, hội thảo, các chuyên đề liên quan đến Quốc hội còn lãng phí.
"Thực chất có những hội nghị, hội thảo bị hoãn hoặc những nội dung chúng ta tổ chức cũng không đi sát, không phù hợp lắm với nhu cầu của đại biểu nhưng các đại biểu cũng phải tốn thời gian, tốn chi phí để chúng ta đi tham dự các buổi này." - đại biểu Tuấn khẳng định đề nghị Quốc hội xem xét đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả hơn để rút ngắn thời gian của mọi kỳ họp để kỳ họp Quốc hội chất lượng và hiệu quả hơn.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Không phong bì, vắng lắm! - Quốc hội đang thảo luận Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) thì Bộ VHTTDL đã họp báo công bố NĐ145 của bộ về cách thức tiến hành các lễ lạt mang tinh thần tiết kiệm, văn minh. ảnh minh họa - Không chờ luật? - Không, việc của ngành cứ làm, việc của nước, Nhà nước lo. Bộ...