Nghịch lý, phụ huynh phản đối bệnh thành tích nhưng lại “rần rần” khoe điểm con
Kỳ thi học kỳ 1 vừa kết thúc, bảng điểm đã có. Những phụ huynh có con đạt thành tích cao lại đua nhau đăng tải bảng điểm tràn ngập mạng xã hội.
Rộn ràng vào mùa khoe bảng điểm
Với nhiều phụ huynh, mỗi khi kì thi học kỳ kết thúc cũng chính là thời điểm để họ đưa những thành tích nổi bật của con cái họ lên mạng xã hội.
Xung quanh sự việc này có nhiều ý kiến cho rằng, với những bạn có thành tích cao thì việc này nên làm vì nó có tác dụng nêu gương để các bạn khác theo đó mà phấn đấu.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc làm này đang vô tình ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhiều học sinh, mà ngay chính những phụ huynh làm việc đó không cảm nhận được.
Trên một trang facebook chuyên bàn luận về việc học hành, thi cử của các phụ huynh có con đang học cấp 3, nick name Trangxinh… có dòng chia sẻ: “Định không khoe đâu nhưng thấy mọi người cứ rần rần về thành tích của con làm mình cũng thấy rạo rực. Đây là thành tích của con gái bé bỏng nhà em. Đạt được điểm như thế này cháu cũng vất vả lắm, mọi người xem và góp ý chứ đừng ném đá nhé!”
Cùng với dòng trạng thái đó là hình ảnh về bảng điểm của con được người này chụp lại và đăng tải.
Theo thông tin kèm theo cùng những dòng chia sẻ này thì được biết con gái của chị đang học lớp 12, với thành tích về điểm số cuối học kì 1 khiến nhiều người xem qua cũng phải ghen tị như: Toán 9,2, Vật lý 9.7, Hóa học 9.3, Tin học 9.8, Ngoại ngữ 9.8 v.v…
Cùng với những kết quả đó là dòng đánh giá, xếp loại về danh hiệu học sinh giỏi học kỳ 1, Hạnh kiểm tốt và Học lực loại giỏi.
Sau khi được đăng tải đã có rất nhiều bình luận của các phụ huynh khác về hình ảnh cũng như dòng trạng thái này.
Video đang HOT
Phụ huynh thi nhau khoe bảng điểm của con trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình facebook)
Theo đó, nick name Phongba… bình luận: “Đúng là con nhà người ta, con mình chỉ đạt đến điểm 7 là thấy mừng lắm rồi. Cũng học hành hẳn 12 năm mà đạt danh hiệu học sinh tiên tiến cũng chỉ vài lần, thật đáng buồn”.
Nickname Hathanhxuan thì lại có dòng bình luận thản nhiên: “Thành tích có thế nào thì cũng kệ con họ đi, mình quan tâm làm gì. Con cái học giỏi hay không cũng phải có gen di truyền, đâu phải mình muốn con học giỏi là chúng sẽ giỏi ngay được”.
Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng: “Chuyện thành tích của con cái tốt nhất các phụ huynh nên chia sẻ trong gia đình là được rồi. Như thế cũng đủ để cho con cái họ biết là thành tích ấy đã được phụ huynh ghi nhận, để chúng còn phấn đấu.
Nhiều lúc đưa lên mạng xã hội, nhiều người không vì lợi ích của con mà chỉ muốn khoe mẽ cho người khác biết, rất dễ chạm đến lòng tự ái của nhiều phụ huynh khác, rồi lại về đặt nặng vấn đề thành tích lên các con, người trực tiếp chịu liên lụy vẫn là các cháu.
Mà trẻ học được hay không là do chất xám của từng người chứ đâu phải cứ được ôn luyện nhiều hay học trong trường chuyên lớp chọn là chúng đều học giỏi hết đâu”.
Không những thế, nhiều phụ huynh đăng lên các trang mạng xã hội các thành tích của con giống như một thói quen định kỳ, cứ mỗi năm có từ 2 đến 3 lần đăng tải, đặc biệt là sau mỗi đợt thi của con.
Chị Trần Kim Huyền ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Con tôi đang học lớp 8, trường công lập bình thường thôi. Nhưng học kỳ nào cũng vậy, cháu luôn nằm trong top 5 học sinh giỏi của lớp”.
Sau khi những dòng trạng thái và bảng điểm của con chị được đăng tải trên trang facebook cá nhân, chị nhận được những lời chúc mừng, khen ngợi và không ngớt trầm trồ về thành tích của con mình.
Tuy nhiên, chị Huyền cho rằng, con mình đạt thành tích như vậy cũng chỉ là bình thường và đối với chị như vậy vẫn là chưa đạt theo đúng mục tiêu đề ra.
Chị muốn đăng lên chỉ là muốn facebook lưu giữ để những năm sau còn so sánh và chỉ đăng lên trang cá nhân chứ không rầm rộ đưa vào các hội nhóm.
Sau mỗi đợt thi học kỳ, phụ huynh lại bước vào mùa khoe thành tích của con. (Ảnh chụp màn hình facebook)
Thỏa mãn bố mẹ, áp lực cho con
Việc khoe bảng điểm trong suy nghĩ một số người chỉ đơn giản là muốn cho cộng đồng biết đến những thành tích và sự cố gắng của con cái họ.
Nhưng với một số người khác, việc khoe thành tích nổi trội của con mình cũng bắt nguồn từ tâm lý ganh tỵ, hơn thua.
Về việc này có nhiều ý kiến cho rằng, nó đang thoả mãn ý nguyện cho các bậc phụ huynh nhưng đang gây không ít ảnh hưởng tới tâm lý của con trẻ.
Khi được hỏi về suy nghĩ của mình về việc sau mỗi mùa thi học kỳ phụ huynh lại nhốn nháo đua nhau khoe bảng điểm của con, em Phạm Minh Tuấn, học sinh lớp 8, trường Trung học cơ sở Nam Trung Yên ( Hà Nội) cho biết: “Bố mẹ em từ trước tới nay thường không làm điều ấy, một phần vì bố mẹ không thích thể hiện ra ngoài. Dù em biết, bố ẹm rất quan tâm đến kết quả học tập của em. Cùng một phần vì bố em cả ngày bận rộn không có thời gian để lướt web vào mạng. Vì thế, em không mấy quan tâm đến chuyện này”.
Em Nguyễn Lan Hương, học sinh lớp 11, Trường Trung học Phổ Thông Minh Khai (Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Em nghĩ, các bậc phụ huynh có làm điều gì thì cũng đều có lý do của họ, nhưng nhiều khi những việc làm ấy lại ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của con trẻ mà rất có thể phụ huynh họ không cảm nhận được.
Những bạn có kết quả học tập tốt thì không sao, còn những bạn bị điểm kém điều đó sẽ đánh vào tâm lý tự ti, khép nép.
Dù sao đi nữa thì bản thân mỗi bạn đều cố gắng, nhưng tư duy các bạn chỉ có thế thì có cố gắng nữa cũng không thể đạt được điều mình mong muốn.
Điều này rất có thể không mang lại sự khích lệ tinh thần học tập như nhiều người nghĩ. Và nó có thể vô tình đem đến những hậu quả ngược lại”.
Đánh giá vì người học
Cùng với quá trình đổi mới giáo dục, hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng có nhiều thay đổi, theo hướng ngày càng tiến bộ, nhân văn và vì người học.
Ảnh minh họa/INT
Còn nhớ trước khi Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ra đời và đi vào cuộc sống, câu chuyện áp lực về điểm số với học sinh tiểu học trở thành tâm điểm trên mặt báo trong thời gian dài. Khi đó (theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT) chỉ quy định đánh giá kết quả cuối cùng mà học sinh đạt được trong từng giai đoạn nên rất hạn chế, tăng áp lực điểm số và không còn phù hợp với việc dạy và học theo định hướng đổi mới.
"Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh" được đưa ra trong Thông tư 30 như nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất, chính là nội dung tiến bộ, nhân văn của xu hướng đánh giá hiện đại. Với Thông tư này, lần đầu tiên, ở tiểu học đã bỏ việc chấm điểm khi đánh giá thường xuyên; giáo viên đánh giá bằng nhận xét; đánh giá quá trình được coi trọng.
Cho đến nay, quy định về kiểm tra, đánh giá với học sinh tiểu học tiếp tục được điều chỉnh ngày càng tiến bộ hơn so với Thông tư số 22 năm 2016 và mới nhất là Thông tư số 27 năm 2020, nhưng vẫn trên tinh thần cơ bản là "vì sự tiến bộ của người học".
Ở trung học, trước khi chờ đợi quy định hoàn toàn mới về kiểm tra, đánh giá áp dụng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 26, sửa đổi, bổ sung quy định đánh giá, xếp loại học sinh trung học theo Thông tư 58. Thông tư 26 thể hiện rõ quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; bảo đảm kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập vì sự tiến bộ của học sinh. Các môn học đều được yêu cầu phải có đánh giá bằng nhận xét.
Nhìn cả quá trình, có thể nói, quan điểm về đánh giá học sinh được thể hiện qua các quy định của ngành Giáo dục đã thay đổi và phát triển từ việc đánh giá nhằm phân loại, so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá riêng biệt, từng mặt hạnh kiểm và học lực; tới đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Thực hiện đánh giá thường xuyên, đi liền với quá trình học tập mà không phải đợi khi đã dạy học xong mới đánh giá. Mỗi học sinh sẽ trở thành chính mình với nhân cách toàn diện trong tương lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế đánh giá hiện đại của thế giới, cũng như quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT của Việt Nam.
Thành tố cơ bản trong chương trình giáo dục bao gồm: Mục tiêu - nội dung - phương pháp và đánh giá phụ thuộc, tác động, gắn bó rất khăng khít với nhau. Trong đó, thành tố kiểm tra, đánh giá học sinh giữ vai trò quan trọng; giúp điều chỉnh cách dạy và học nhằm tích cực hóa hoạt động dạy học, giáo dục; từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Chất lượng giáo dục chỉ có được nếu học sinh tự tin, thích học, say mê tìm tòi sáng tạo trong quá trình học, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất của chính mình. Đổi mới đánh giá học sinh đã chú trọng đến điều này.
Thực tế quá trình triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học những năm qua và với trung học là học kỳ vừa qua, có thể nhìn thấy kết quả rất rõ ràng: Áp lực điểm số giảm; giáo viên coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh. Học sinh được bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn, từ đó phấn đấu trong sự chủ động. Đến trường với niềm vui, hứng thú sẽ giúp học sinh thích học và học tốt hơn.
Tất nhiên, việc thay đổi quy định về kiểm tra đánh giá sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nữa khi có sự đồng bộ và giáo viên là nhân tố quan trọng. Thầy cô cần quán triệt nhận thức về tư duy đánh giá mới, thay đổi thói quen chỉ tập trung vào chấm điểm; đồng thời trang bị thêm những kĩ năng đánh giá cần thiết. Khai thác được lợi thế của công nghệ cũng sẽ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả đánh giá, bởi hiện nay có nhiều các ứng dụng về kiểm tra đánh giá trên các thiết bị thông minh rất tiện lợi và hữu dụng.
Giải đáp băn khoăn về đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 26 Hiện nay, việc đánh giá học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông được thực hiện theo Thông tư 26/2020. Hiện nay các cơ sở giáo dục phổ thông đang diễn ra kỳ kiểm tra cuối kỳ I việc đánh giá xếp loại học sinh được thực hiện về học lực và hạnh kiểm sau khi hoàn tất việc chấm, công...