Nghịch lý: Học nghề dễ kiếm việc, thu nhập khá lại ít người theo học
Học viên học trường nghề ra trường rất dễ kiếm việc làm vì nhu cầu thị trường lớn, nhưng đến mỗi kỳ tuyển sinh, các trường nghề lại rất khó tìm học viên.
Học nghề dễ kiếm việc
Dù thông báo nhận hồ sơ xét tuyển học viên từ đầu tháng 4 nhưng tính đến thời điểm hiện tại, khi được hỏi về kết quả tuyển sinh sơ bộ nhiều trường trung cấp nghề trên địa bàn TPHCM đều khó trả lời vì không khả quan.
Theo thạc sĩ Hoàng Quốc Long, Hiệu trưởng trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành (quận Gò Vấp, TPHCM), tuyển đủ học viên là vấn đề nan giải của hầu hết các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ lâu nay. Đây là điều nghịch lý khi học sinh trường nghề ra trường rất dễ kiếm việc làm nhưng nhu cầu của người học lại không cao.
Về góc độ chuyên gia, ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực Việt Nam, cho rằng: “Nguyên nhân của hiện tượng này là tâm lý chuộng bằng cấp cao của phụ huynh”.
Theo ông, điều này khiến cung cầu thị trường lao động mất cân bằng rất lớn. Trong khi tỷ lệ nhu cầu lao động trình độ Đại học trở lên thấp nhưng nguồn cung lại cao, còn doanh nghiệp tìm kiếm lao động trình độ Trung cấp không ra.
Ông Tuấn cho biết, học viên học trường nghề ra trường rất dễ kiếm việc làm vì nhu cầu thị trường lớn, được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp vững vàng… Ngoài ra, học phí ở trường nghề cũng là một lợi thế vì rất thấp so với học Đại học (chỉ từ 6 – 12 triệu đồng/năm học) và được Nhà nước hỗ trợ phần lớn.
Theo ông Trần Anh Tuấn, học viên học trường nghề ra trường rất dễ kiếm việc làm vì nhu cầu thị trường lớn, được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp vững vàng…
Thạc sĩ Hoàng Quốc Long cũng cho rằng: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trường nghề khó tuyển học viên. Lớn nhất là tâm lý phụ huynh hiện vẫn chuộng bằng cấp, thích cho con mình học đại học hơn là đi học nghề. Nếu không học được đại học thì người ta tính tới cao đẳng, không học được cao đẳng mới đến học nghề”.
Theo ông Long, quan niệm xem nhẹ việc học nghề của phụ huynh là sai lầm. Vì những đứa trẻ chỉ có thể phát triển tốt, có tương lai tươi sáng khi lựa chọn đúng nghề mà đứa trẻ có năng khiếu, yêu thích và đam mê.
Ông nói: “Không phải có bằng cấp cao là thành công và phát triển. Ai cũng sợ học nghề xong thì làm culi cả đời. Nhưng thực ra, nếu đứa trẻ có khiếu trong nghề nào đó thì nó dễ thành công trong nghề nghiệp, thậm chí là tự kinh doanh, cơ hội phát triển cao hơn nhiều so với việc có bằng cấp cao mà không phù hợp”.
Phận “con ghẻ” của trường nghề
Theo ông Trần Anh Tuấn, không chỉ phụ huynh học sinh xem trường nghề như “con ghẻ” mà cả các trường phổ thông cũng vậy. Ông Tuấn đã có 20 năm hoạt động trong mảng nghiên cứu nguồn nhân lực và tư vấn tuyển sinh nên thấy rất rõ tình trạng phân biệt đối xử của các trường với hệ đại học, cao đẳng so với hệ trung cấp nghề.
Ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: “Trung cấp là khổ nhất trên đời. Các trường Đại học danh tiếng thì các trường phổ thông liên hệ mời đến tư vấn tuyển sinh. Còn các trường nghề tự đến liên hệ người ta cũng không muốn, phải ra cổng trường tư vấn khi học sinh tan học, phát tờ rơi quảng cáo…”.
Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành phải huy động tất cả các giảng viên trong trường tham gia công tác tuyển sinh và mời chuyên gia về đào tạo kỹ năng tuyển sinh cho giảng viên.
Ông Hoàng Quốc Long cho biết tình hình tuyển sinh của hệ thống trường trung cấp nghề càng khó khăn hơn từ năm 2020, khi các trường cao đẳng bắt đầu quảng cáo tuyển sinh hệ 9 , tức là học sinh tốt nghiệp lớp 9 cũng được vào học cao đẳng. Với chương trình này, học sinh tốt nghiệp THCS đều bị các trường cao đẳng “vét” hết, vì dù sao mang danh học cao đẳng vẫn “oách” hơn trung cấp.
Ông Long nói: “Thực chất thì học sinh vào trường cao đẳng nhưng vẫn học trình độ trung cấp và sau này muốn học cao đẳng vẫn phải liên thông. Nhưng cách quảng cáo này làm cho học sinh lớp 9 nhầm lẫn và dẫn đến hiện tượng đổ xô vào trường cao đẳng để học nghề”.
Do đó, công tác tuyển sinh trong những năm gần đây được các trường nghề ví như là “cuộc chiến khốc liệt”, quyết định khả năng sinh tồn của trường.
Ông Long cho hay: “Các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải nỗ lực hết sức để cải tạo điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy nhằm thu hút học viên. Còn trong thời gian này, công việc tuyển sinh là ưu tiên hàng đầu của các trường”.
Để tuyển sinh tốt hơn, các trường tìm đủ mọi cách mời gọi học viên, lập cả các trung tâm chăm sóc học viên, huy động tất cả giảng viên tham gia công tác tuyển sinh, thậm chí là mời chuyên gia về đào tạo kỹ năng tuyển sinh cho giảng viên…
Trường nghề dùng thiết bị ảo để dạy online trong mùa Covid-19
Khi dịch Covid-19 phức tạp, trường nghề cũng phải chuyển sang hình thức học online. Tuy nhiên, những môn kỹ thuật khó tiếp cận bằng cách học online là thách thức rất lớn với các trường nghề.
Trường nghề dùng thiết bị ảo để dạy online trong mùa Covid-19
Vào ngày 6/5, UBND TPHCM có chỉ đạo tạm ngừng các hoạt động dạy- học, hoạt động giáo dục trực tiếp tại các đơn vị, cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TPHCM từ ngày 10/5. Ngay sau đó, các trường nghề trên địa bàn TPHCM đã tiến hành công tác chuẩn bị chuyển việc học sang hình thức online.
Ghi nhận tại trường Cao đẳng Kỹ Nghệ II vào chiều 7/5, phần đông học sinh của trường đã được cho học online tại nhà và chỉ có một vài lớp học thực hành còn học sinh đi học.
Theo chỉ đạo của UBND TP, các hoạt động dạy học không thể tổ chức dạy trên mạng như thí nghiệm, thực tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn được tổ chức nhưng đảm bảo thực hiện đầy đủ theo Bộ tiêu chí.
Trường Cao đẳng Kỹ nghẹ II đã chủ động cho sinh viên ở nhà học online trước khi có quyết định của UBND TPHCM về viẹc tạm dừng hoạt động giáo dục từ ngày 10/5.
Dù là trong ngày trong tuần nhưng trường khá vắng.
Theo tiến sĩ Bùi Văn Hưng, Phó hiệu trưởng của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, hiện tại nhà trường đang có 8 khoa, 5 phòng ban, 5 trung tâm với 128 cán bộ, viên chức và khoảng 3.900 sinh viên đang theo học tại các khoa.
Ông cho biết: "Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chúng tôi đã chủ động cho các em sinh viên nghỉ ở nhà học online. Việc này đã thực hiện trước khi UBND TPHCM có quyết định về việc tạm ngưng các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục trực tiếp tại các cơ sở giáo dục từ ngày 10/5/2021 nên không khí nhà trường mới vắng như vậy".
Cũng theo ông Hưng, nhà trường cũng đã ban hành quy định yêu cầu đội ngũ giảng viên, người lao động, học sinh - sinh viên phải tuân thủ việc đeo khẩu trang và thực hiện theo chỉ thị 5K của Bộ Y tế khi đến trường để phòng dịch.
Cùng với đó, phía nhà trường cũng tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất. Nếu phát hiện trường hợp cá nhân hay đơn vị nào vi phạm thì sẽ xử lý kỉ luật. Trong trường hợp, đơn vị hay cá nhân để xảy ra tình trạng bùng phát dịch ở trường dẫn đến việc đóng cửa thì đơn vị, cá nhân đó sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ở mỗi hành làng đều được bố trí bình sát khuẩn để sinh viên, giảng viên có thể sát khuẩn liên tục.
Sinh viên sẽ được đo nhiẹt độ và dùng nước rửa tay để kháng khuẩn.
Trường Cao đẳng Kỹ nghẹ có gần 4000 sinh viên và 128 cán bộ, giảng viên, người lao động tại trường nên viẹc phòng dịch được phía nhà trường đạt lên ưu tiên hàng đầu.
Chỉ có các môn phải thực hành kỹ thuật như hàn, kiểm tra mạch điẹn... thì sinh viên vẫn phải đi học để đáp ứng kiến thức giống thực tế.
Sinh viên Ngô Quang Nam (20 tuổi, học khoa điện lạnh) cho biết: "Hiện nhà trường đã thông báo cho sinh viên ở nhà học trực tuyến, chỉ có những môn thực hành thì bọn mình mới phải lên trường để học".
Cũng theo Nam, khi vào trường sinh viên sẽ được đo nhiệt độ, dùng nước sát khuẩn để rửa tay; trong lớp, các giảng viên cũng sắp xếp sinh viên ngồi cách nhau 2m và luôn nhắc nhở việc đeo khẩu trang.
Cũng đến từ khoa điện lạnh, sinh viên Đinh Tiến Phát Đạt (20 tuổi) lại bày tỏ lo lắng: "Ngành của mình là chuyên về kỹ thuật, nếu học online thì mình không thể nắm chắc kỹ thuật như học trực tiếp".
Giải thích việc này, tiến sĩ Bùi Văn Hưng, Phó hiệu trưởng của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cho biết trường đã có nhiều sự chuẩn bị từ kinh nghiệm trong những đợt dịch trước.
TS. Bùi Văn Hưng, Phó hiệu trưởng của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cho biết nhà trường đã chuẩn bị các phương án đào tạo online và kho tư liệu bài giảng để có thể chủ động trong làn sóng Covid-19 mới
Như môn hàn điện, nhà trường đầu tư thiết bị máy hàn ảo, khi sử dụng thiết bị đó trên máy tính thì nó mô phỏng gần như 85 - 90% cách hàn thực tế.
Với một số môn kỹ thuật khó tiếp cận bằng cách học online, nhà trường đã chuẩn bị nhiều phương án bổ sung. Như môn hàn điện, nhà trường đầu tư thiết bị máy hàn ảo, khi sử dụng thiết bị đó trên máy tính thì nó mô phỏng gần như 85 - 90% cách hàn thực tế.
Ngoài ra, giảng viên còn quay các clip minh họa sinh viên thực hành trực tiếp tại trường để khi đưa vào giáo trình dạy trực tuyến thì sinh viên có thể nắm được động tác cơ bản, không có nhiều khoảng cách so với thực tế.
Trong quá trình học, sinh viên phải tuân thủ viẹc đeo khẩu trang liên tục và được giảng viên sắp xếp ngồi cách nhau 2m.
Ngay cả khi thực hành hàn, sinh viên vẫn phải luôn đeo khẩu trang để phòng dịch.
Trong phòng vi tính, các sinh viên phải ngồi cách nhau 1 máy và được giảng viên nhắc nhở mang khẩu trang liên tục.
Không chỉ sinh viên, ngay cả giảng viên vẫn phải tuân thủ các biẹn pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay.
"Nhiều sinh viên cũng thắc mắc là không biết sau khi học online thì có phải học lại chương trình, kiến thức đó trên lớp nữa không. Hiện tại, chúng tôi đang có phương án là sau khi kết thúc học online thì đồng thời kết thúc môn học mà không cần phải đào tạo lại", ông Hưng cho biết thêm.
Ít học sinh chọn học nghề sớm Học sinh có năng lực trung bình, yếu được định hướng đi học nghề hoặc các trung tâm giáo dục thường xuyên, nhưng ở nhiều trường tại Hà Nội, tỷ lệ học sinh quyết định chọn học nghề sớm chỉ ở mức 5-10%. Học sinh đặt câu hỏi trong một ngày hội tư vấn, hướng nghiệp năm 2021 tại Hà Nội Thời điểm...