Nghịch lý Đại học uy tín nhất của Nga khốn đốn vì thiếu sinh viên
Vào thời điểm hiện tại, giảng đường trường Đại học châu Âu tại St. Peterburg (EUSP) đáng nhẽ sẽ phải chật kín sinh viên trở về trường sau hè.
Được thành lập vào năm 1994 với sự hỗ trợ tích cực của thành phố St. Petersburg, Đại học châu Âu đã bắt đầu hoạt động như một trường đại học ưu tú trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn năm 1996.
Trường Đại học uy tín của Nga thiếu sinh viên. Ảnh: nytimes
Tuy nhiên, đây là năm thứ hai, giảng đường trường học trở nên thiếu sinh viên, các căng tin trường học bao phủ sự im lặng đến khó tin. Đến các khoa cũng u ám không khí khó hiểu vì sự giảm sút của sinh viên.
Trường Đại học châu Âu tại St . Petersburg là một trường nổi tiếng thế giới cùng với uy tín cao trong hoạt động nghiên cứu.Và không khí hiện tại đang khiến nó trở nên vô cùng ảm đạm.
Từ tháng 8 năm ngoái, chính phủ đã tước giấy phép giảng dạy tại trường đại học này. Việc Tổng thống Putin tái đắc cử vào tháng Ba năm nay tiếp tục dẫn đến cuộc cải tổ lớn trong đó có lĩnh vực giáo dục.
Theo Nytimes, ông Aleksei L. Kudrin là một cộng sự lâu năm cho Tổng thống Putin cho biết sẽ cấp lại giấy phép giảng dạy cho trường Đại học châu Âu trong tháng này. Hiện tại, trường đại học châu Âu có kế hoạch mở lại cho sinh viên vào học trong tháng 10.
Nỗ lực đấu tranh của trường Đại học châu Âu tại St. Petersburg có thể không chấm dứt tại đó. Trong suốt năm nay, Đại học châu Âu luôn cho rằng cần phải lấy lại giấy phép giảng dạy nhưng không thành hiện thực. Công cuộc cải tổ đã gây ra áp lực cho các trường đại học của Nga, trong đó có Đại học châu Âu.
Video đang HOT
“Bộ quy tắc của trường EUSP là tự do học tập, tự do tổ chức và sự cởi mở quốc tế. Điều này đối lập với sự kiểm soát của chính phủ Nga hiện tại. Chúng tôi không tương thích với các nguyên tắc áp đặt khác”, ông Vladimir Y. Gelman, một trong số các nhà khoa học chính trị đứng đầu của Nga và hiện là một giáo viên trong trường cho biết.
Từ khi thành lập, nhiệm vụ của EUSP đã được để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội Nga bằng cách đào tạo một thế hệ mới của các giáo viên và các học giả trong các truyền thống tốt nhất của Nga và phương Tây.
Mặc dù hoàn toàn tự chủ, giảng viên và nhân viên EUSP cũng thường xuyên được mời làm chuyên gia tư vấn cho Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Giáo dục và Khoa học…
Theo toquoc.vn
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Nhà nước phải đầu tư cho cả nghiên cứu và đào tạo
Theo Giáo sư Ngô Bảo Châu, việc nhiều trường dùng một phần học phí để chi cho hoạt động nghiên cứu là vô lý. Ngay cả với hoạt động đào tạo, tất cả chi phí không thể dồn hết cho người học mà vẫn cần được nhà nước đầu tư.
GS Ngô Bảo Châu trả lời phỏng vấn - LÊ HIỆP
Nói về con đường đổi mới giáo dục ĐH, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu cho rằng không có một giải pháp triệt để thay đổi cục diện mà phải bắt đầu từ những câu chuyện thực tế, từ đó đưa ra con đường khả dĩ nhất mà ĐH VN nên lựa chọn để đi.
GS Châu cho biết: "Muốn thay đổi tất nhiên là phải tăng đầu tư, cả từ nguồn ngân sách và từ xã hội nữa. Nhưng đầu tư phải đi cùng với tăng chất lượng thì người ta mới chấp nhận được".
Phải tăng đầu tư cho giáo dục ĐH
Có ý kiến cho rằng trong bối cảnh nguồn lực nhà nước không tăng, muốn tăng suất đầu tư cho đào tạo thì phải giảm quy mô ĐH công lập, GS đồng ý không?
Cái này đòi hỏi phải nghiên cứu rất chi tiết nên tôi không thể bình luận ngay được. Bởi còn phải tùy ngành nghề, ngành này có thể giảm nhưng ngành kia phải tăng. Rõ ràng phải điều chỉnh lại, có chỗ tăng, chỗ giảm nhưng về cơ bản là đầu tư vào ĐH phải tăng lên cả từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội. Điều chỉnh như thế nào thì phải có các nghiên cứu để đưa ra khuyến nghị cụ thể.
Đòi hỏi tăng nguồn chi ngân sách cho ĐH có hợp lý không khi nhiều ý kiến cho rằng ĐH thế giới phát triển mạnh nhờ các nguồn đầu tư ngoài nhà nước?
Trên thế giới, ngay cả các ĐH tư cũng có phần đầu tư đáng kể của nhà nước, nhưng không phải đầu tư vào phần chi phí giảng dạy sinh viên (SV) mà là đầu tư vào nghiên cứu khoa học. ĐH tư của Mỹ cũng được nhận hỗ trợ của nhà nước cho nghiên cứu, phần hỗ trợ đó thậm chí còn tương đương với phần kinh phí các trường thu được từ nguồn học phí. Có thể hiểu đơn giản thế này, công thức chung về nguồn chi cho ĐH bao gồm ngân sách nhà nước học phí các nguồn xã hội ngoài học phí.
Nhưng nhiều người phàn nàn là ở nước ta nguồn chi cho ĐH phần lớn là từ học phí, thêm một ít từ nhà nước, còn từ nguồn lực xã hội là rất yếu, GS nghĩ sao?
Trên thế giới này có lẽ chỉ ở Mỹ là có truyền thống xã hội đóng góp cho ĐH rất nhiều. Việc cá nhân bỏ tiền túi của mình ra đóng góp cho ĐH thì hầu như chỉ có ở Mỹ.
Đa số các nước châu Âu việc đầu tư cho ĐH dùng tiền ngân sách là chính. Đức, Pháp hầu như không thu học phí. Các nước châu Á thì cũng tùy nước. Như Malaysia thì đầu tư từ ngân sách nhà nước rất lớn. Theo con số mà tôi nắm được, suất đầu tư cho ĐH của VN chỉ là 600 USD/SV/năm, còn Malaysia là 6.000 USD. Nghĩa là Malaysia có GDP chỉ gấp đôi VN, nhưng đầu tư cho ĐH theo đầu SV cao gấp 10 lần chúng ta.
Lấy học phí để đầu tư cho nghiên cứu khoa học là vô lý
Như GS trao đổi ở trên, chúng ta phải chấp nhận thực tế là chi cho ĐH chỉ có thể chủ yếu dựa vào 2 nguồn: từ nhà nước và thu học phí. Và thực tế là hiện nay nguồn thu chủ yếu dựa vào học phí. GS nghĩ thế nào về điều này?
Nhóm của chúng tôi cũng đang nghiên cứu các vấn đề liên quan để trên kết quả nghiên cứu có thể đưa ra khuyến nghị chính sách mà xã hội cảm thấy hợp lý đối với cả người học và nhà nước. Ví dụ, không thể tránh việc tăng học phí để tăng chất lượng.
Vấn đề tăng suất đầu tư là để tăng giá trị của bậc ĐH, trong đó đâu là phần mà người dân đóng góp (học phí), đâu là phần nhà nước phải đầu tư. Có rất nhiều yếu tố khác nhau chi phối tới việc giải bài toán này, chẳng hạn phải tính toán rõ ràng xem ngành nghề đó sau khi ra trường thì kỳ vọng thu nhập như thế nào, từ kỳ vọng thu nhập đó mà suy ra được gia đình người học có thể sẵn sàng trả mức học phí đến đâu. Rồi còn tùy vào sự ưu tiên của nhà nước đối với từng ngành nghề. Chẳng hạn, khả năng chi trả của người học quá thấp nhưng nhà nước thấy vẫn cần phải đầu tư về lâu dài thì nhà nước phải đầu tư.
Hiện nay có việc các trường trích một phần tiền từ học phí để chi cho nghiên cứu, GS có đồng ý không?
Hiện tại, nhiều trường vẫn lấy học phí cho nghiên cứu khoa học. Khoản tiền đó chỉ mấy phần trăm, rất là nhỏ, và nó không giải quyết được vấn đề gì ngoài việc xoa dịu những thiếu thốn về đầu tư cho nghiên cứu trong trường ĐH. Dù nó nhỏ, nhưng nó vô lý, vì về nguyên tắc người học không có trách nhiệm phải hỗ trợ hay tài trợ cho nghiên cứu khoa học của giảng viên. Đó là việc của nhà nước và các quỹ nghiên cứu.
Như vậy, quan điểm của GS là ngay cả với chi phí đào tạo thì người học cũng chỉ phải gánh một phần chi phí chứ không phải toàn bộ? Và một phần thì bao nhiêu là hợp lý?
Trong nhóm chúng tôi, có bạn đã tìm hiểu thì thấy ở Úc họ chia cơ cấu đầu tư của nhà nước, của xã hội và của người học tùy theo các ngành khác nhau. Đó là một cách làm hay mà chúng ta nên tham khảo. Chẳng hạn, chúng ta đang rất cần nhiều hơn cán bộ y tế, bác sĩ, mà ngành này phải học rất lâu nên chưa chắc cái kỳ vọng về thu nhập đã đủ để lôi kéo người học, nên nếu nhà nước cần thì phải bù vào phần đó. Trong khi đó, có những ngành như luật, kinh tế kỳ vọng thu nhập so với đầu tư gần như giống nhau thì nhà nước không cần đầu tư nữa.
Theo thanhnien.vn
"Địa chỉ vàng" của ngành truyền thông quốc tế tại Việt Nam Truyền thông quốc tế là một trong những ngành nghề "hot" nhất hiện nay, tuy nhiên, những chương trình học uy tín và chất lượng lại đang như "lá mùa thu". Chưa bao giờ các trường đại học lại mở ra nhiều loại hình đào tạo với nhiều chương trình, cơ hội học tập như hiện nay. Tuy nhiên, việc chọn lựa ngành...