Nghi vấn Nga ‘dằn mặt’ Mỹ trước cuộc gặp Biden – Putin
3 tiêm kích F-22 xuất kích khẩn cấp từ Hawaii dường như để theo dõi cuộc tập trận của Nga ngay trước hội nghị thượng đỉnh Biden – Putin.
Ba tiêm kích tàng hình F-22 xuất kích khẩn cấp từ căn cứ Trân Châu Cảng tại Hawaii chiều 14/6 với sự hỗ trợ của một máy bay tiếp dầu KC-135 để thực hiện “nhiệm vụ tuần tra bất thường”. Tuy nhiên, giới chức Mỹ không tiết lộ thêm bất kỳ thông tin nào về hoạt động này.
Có nhiều giả thuyết về chuyến xuất kích bất thường, nhưng giới chuyên gia quân sự cho rằng đây là phản ứng khẩn cấp của Mỹ với cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn của Nga trên Thái Bình Dương, chỉ cách quần đảo Hawaii khoảng 500-800 km về phía tây. Cuộc diễn tập diễn ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại Thụy Sĩ hôm 16/6.
Lực lượng Nga diễn tập trên Thái Bình Dương hồi tuần trước. Video: Bộ Quốc phòng Nga .
Hãng tin CBS News cho biết ba chiếc F-22 được triển khai để đối phó một máy bay tầm xa của hải quân Nga, nhưng phi cơ này không tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Hawaii và cũng không chạm mặt biên đội tiêm kích tàng hình Mỹ.
“Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (INDOPACOM) đang giám sát các lực lượng Nga hoạt động ở vùng biển quốc tế phía tây Thái Bình Dương. Chúng tôi luôn triển khai máy bay tuần thám biển, tàu mặt nước và các lực lượng liên quân để theo dõi mọi phương tiện trong khu vực phụ trách của mình”, phát ngôn viên INDOPACOM Mike Kafka cho hay.
Hải quân Nga trước đó cho biết lực lượng thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đang “thực hành chỉ huy và kiểm soát lực lượng hiệp đồng binh chủng trong chiến dịch xa bờ” sau khi vượt quãng đường 4.000 km từ nhiều căn cứ để tới khu vực diễn tập. Nhóm tác chiến này gồm tàu khu trục Đô đốc Panteleyev và Nguyên soái Shaposhnikov, tàu hộ vệ tên lửa Gromky, Sovershenniy và Aldar Tsydenzhapov, cùng trực thăng săn ngầm Ka-27PL.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã triển khai 20 tàu mặt nước, tàu ngầm và tàu hậu cần, cùng 20 máy bay các loại cho cuộc diễn tập. Quan chức Nga giấu tên cho biết đây là cuộc diễn tập lớn nhất của nước này trên Thái Bình Dương kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Trong những tuần gần đây, tàu do thám Kareliya của Nga cũng hiện diện ở vùng biển ngoài khơi Hawaii, gần thao trường tên lửa Thái Bình Dương (PMRF) ở đảo Kauai. Nhiều khả năng nó được triển khai để theo dõi vụ Mỹ thử tên lửa phòng không SM-6 chống tên lửa đạn đạo tầm trung. Cuộc thử nghiệm sau đó thất bại.
Cuộc diễn tập của Nga cũng diễn ra cùng thời điểm nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson đang xuất hiện cách Hawaii khoảng 320 km để diễn tập chứng nhận khả năng vận hành sau đợt đại tu. Quan chức Mỹ giấu tên cho biết địa điểm diễn tập được chuyển đến gần Hawaii để đối phó sự hiện diện của Nga.
“Nga diễn tập gần Hawaii ngay trước cuộc gặp được mong đợi giữa Putin và Biden. Hoạt động này dường như là thông điệp dằn mặt, cho thấy Nga đủ khả năng và sẵn sàng tiến hành các đợt diễn tập tầm xa, sát với lãnh thổ và những lợi ích của Mỹ”, chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Tiêm kích F-22 cất cánh làm nhiệm vụ tại Hawaii hồi tháng 4. Ảnh: USAF .
Hải quân Nga gần đây mở rộng hoạt động ra xa các khu vực truyền thống như biển Baltic, Biển Đen, Bắc Băng Dương và Bắc Đại Tây Dương. Họ sẵn sàng phô trương lực lượng ngay gần quần đảo Hawaii, nơi đặt tổng hành dinh INDOPACOM, cũng như hàng loạt căn cứ chủ chốt của không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ.
“Điều lạ lùng là Nga không nói nhiều về một cuộc diễn tập lịch sử như vậy, trong khi chính phủ Mỹ cũng giấu kín thông tin, đặc biệt là khi nó diễn ra ngay gần Hawaii. Việc chặn máy bay chiến lược Nga cũng thường được công khai, nhất là với những hoạt động bất thường. Điều đó không diễn ra trong lần này. Điều động nhóm tác chiến tàu sân bay để đối phó với diễn tập hải quân Nga cũng là điều không bình thường”, Rogoway nhận xét.
Giới chuyên gia cho rằng những yếu tố nhạy cảm trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Biden và Putin khiến quân đội Mỹ không muốn công bố thông tin về hoạt động quanh Hawaii.
“Sự xuất hiện của nhóm tác chiến hải quân Nga gần Hawaii dường như để nhắc nhở rằng Moskva cũng có lợi ích tại Thái Bình Dương, cũng như phát thông điệp rõ ràng rằng hải quân Nga thừa sức hoạt động xa căn cứ và sẵn sàng hiện diện rất gần lãnh thổ Mỹ”, Rogoway nêu quan điểm.
Cuộc gặp Putin-Biden: Nga-Mỹ ra Tuyên bố chung về ổn định chiến lược
Theo nội dung bản tuyên bố chung, Nga và Mỹ sẽ sớm khởi động một cuộc đối thoại song phương toàn diện, thực chất và năng động về ổn định chiến lược.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 16/6/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, trang tin chính thức của Điện Kremlin ngày 16/6 đã đăng Tuyên bố chung của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden về ổn định chiến lược .
Tuyên bố chung khẳng định Nga và Mỹ đã chứng minh được rằng ngay cả trong thời điểm căng thẳng, hai bên vẫn có thể đạt được tiến bộ trong việc thực hiện các mục tiêu chung để đảm bảo khả năng có thể dự đoán trong lĩnh vực chiến lược và giảm thiểu rủi ro xung đột vũ trang và nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Tuyên bố chung có đoạn: "Việc gia hạn Hiệp ước START gần đây là một minh chứng cho cam kết của chúng tôi trong việc kiểm soát vũ khí hạt nhân. Hôm nay, chúng tôi tái khẳng định nguyên tắc sẽ không thể có kẻ chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân và (do đó) không bao giờ được để cuộc chiến đó xảy ra."
Theo nội dung bản tuyên bố chung, để đạt được những mục tiêu này, Nga và Mỹ sẽ sớm khởi động một cuộc đối thoại song phương toàn diện, thực chất và năng động về ổn định chiến lược.
Thông qua cuộc đối thoại này, hai nước mong muốn tạo nền tảng cho việc kiểm soát vũ khí và cho các các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong tương lai.
Trước đó, trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Putin đã thông báo về nội dung cuộc gặp.
Cụ thể, nhà lãnh đạo Nga cho biết ông nhận thấy một "thoáng hy vọng" về sự tin tưởng lẫn nhau với Mỹ, song nhấn mạnh những động thái của Washington nhằm rút khỏi các hiệp định kiểm soát vũ khí cho thấy tình trạng không thể đoán định của hy vọng này.
Bên cạnh đó, Tổng thống Putin đã mô tả người đồng cấp Mỹ Joe Biden là một đối tác xây dựng và giàu kinh nghiệm.
Hai nhà lãnh đạo đã nói "cùng một ngôn ngữ" tại cuộc hội đàm mang tính thực chất và thành công. Tuy vậy, ông Putin cho rằng khó có thể khẳng định về khả năng cải thiện quan hệ song phương.
Biden sẽ không họp báo chung với Putin Tổng thống Biden sẽ họp báo riêng, không xuất hiện chung với người đồng cấp Nga sau hội nghị thượng đỉnh tại Thụy Sĩ vào tuần sau. "Cuộc gặp ở Geneva được kỳ vọng sẽ diễn ra thẳng thắn và chân thành. Họp báo đơn lẻ sau sự kiện là phương án phù hợp nhằm thể hiện rõ ràng những đề tài được...