Nghi vấn lộ đề thi, hơn 1.000 học sinh trường Marie Curie phải thi lại
Hôm qua 3/1, học sinh thuộc 25 lớp 12 của trường THPT Marie Curie (TP.HCM) phải thi lại môn Vật lý kỳ thi học kỳ. Phía lãnh đạo trường cho biết vì có nghi vấn lộ đề nên tổ chức thi lại để đảm bảo công bằng với học sinh.
Được biết, ngày 26/12/2011, hơn 1.000 học sinh lớp 12 của trường THPT Marie Curie đã thi môn Vật lý kỳ thi học kỳ 1. Tuy nhiên theo thầy Trần Hữu Hòa, phó hiệu trưởng nhà trường, kết quả điểm thi của lần thi này có sự bất thường. Cụ thể, có khoảng 3-4 lớp không học chương trình nâng cao (chương trình chuẩn) nhưng điểm thi cao bất thường so với mặt bằng điểm chung của toàn khối.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Mặc dù cho biết trường đang rà soát lại các khâu ra đề, bảo mật đề, chấm thi… nhưng thầy Hòa cũng nhận định rằng có nhiều cơ sở nghi vấn đề thi bị lộ. Theo thầy Hòa nếu đợi kết quả xác minh nguyên nhân do đâu thì rất trễ, không kịp để giáo viên tổng kết điểm. Do đó, nhằm tránh thiệt thòi và đảm bảo công bằng cho các học sinh, trường tiến hành tổ chức thi lại môn này vào ngày hôm qua 3/1. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tiếp tục kiểm tra làm rõ vấn đề bất thường của môn thi Vật lý lần 1 trước đó.
Theo Dân Trí
Teen và căn bệnh mãn tính "Nước tới chân mới nhảy"
Mùa thi học kỳ ập tới, teen cuống cuồng ôn luyện để nhồi nhét kiến thức, mong trải qua kỳ thi một cách "xuôi chèo mát mái", thế nhưng cách học theo kiểu "nước tới chân mới nhảy" này nhiều khi khiến teen nhà ta... lao đao!
Có lịch thi mới lao vào học
Mỗi kỳ học thường kéo dài khoảng 4-5 tháng, tuy nhiên, không ít teen chây lười, chểnh mảng học hành từ khi học kỳ được "khởi động" cho tới giữa và thậm chí cả cuối kỳ. Thời gian đáng lẽ dành để học, ôn tập bài vở, các bạn điềm nhiên dành cho những việc ngoài lề khác như đi chơi, làm thêm, điện tử... nên kiến thức từng môn trong quá trình học gần như bị các bạn bỏ trống. Sự ngụy biện của những teen trong trường hợp này là "chưa thi chưa học, học mà chưa thi thì cũng... quên hết!". Và khi kỳ thi ập tới, lịch thi được công bố, các bạn mới cuống cuồng tìm tới sách vở, rà soát lại kiến thức và... học lại từ đầu!
Thời gian ôn thi càng được rút ngắn trong khi kiến thức cả một kỳ học cần cho kỳ thi còn đầy ắp khiến teen phải thức khuya dậy sớm, thậm chí là thức trắng cả đêm, quên ăn quên ngủ để vùi đầu vào ôn tập. H.Dũng (sinh viên năm nhất ĐH Giao thông vận tải) chia sẻ: "Vì cả kỳ mình chẳng chịu học hành gì, lại "bùng học" liên miên, nên đến khi thi thì thực sự hoảng, nguy cơ thi lại, học lại làm mình phải toàn phải thức trắng cả đêm để "cày", chỉ biết có cafe và mỳ tôm..."
Hậu quả khôn lường của việc "nước tới chân mới nhảy"
Nếu đã từng "liều mình" sử dụng "phương pháp học" này, bạn có dám tự tin khẳng định rằng mình luôn hoàn toàn... "bình an vô sự" đi qua kỳ thi? Có một thực tế phũ phàng rằng khả năng teen nhà ta bị rơi vào tình cảnh: nước tới chân nhưng... nhảy không kịp là không hề hiếm! Bởi kiến thức trong đề thi thường có sự bao quát cả chương trình của kỳ học, mà thời gian ôn thi quá ngắn, khiến teen không thể "bơi" hết trong lượng kiến thức khổng lồ ấy. Tất nhiên khi đó, ngồi trong phòng thi teen chỉ biết "ngậm ngùi" tiếc nuối vì đề thi vào đúng phần mình không kịp học. V.Lan (trường THPT Nguyễn Huệ - Hà Nội) nói: "Có lần thi học kỳ môn Văn, cả kỳ mình chỉ chăm lo cho mấy môn thi Đại học khối A nên không ngó ngàng gì tới Văn cả, đến khi thi học kỳ mình mới vội vàng ôn nhưng không kịp học hết cả chương trình. Rồi đề thi rơi vào đúng bài cuối cùng mà mình không kịp học. Bài thi lần đó mình được 5 điểm, thấp nhất lớp, thật là không biết giấu mặt đi đâu".
Không chỉ khiến teen lao đao vì bị "chìm nghỉm" do không kịp... nhảy mà cách học phản khoa học này đem tới nhiều tác hại khác như ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, khi mà gần tới ngày thi, teen phải thức ngày thức đêm để "cày cuốc", ăn uống không đúng bữa và không đúng chất, lạm dụng chất kích thích như cafe để giữ tỉnh táo... Bên cạnh đó còn là áp lực tâm lý cực kỳ nặng nề đối với teen.
Ngoài ra, cách học này còn khiến teen không tích lũy được kiến thức một cách sâu rộng và bền vững nhất, bởi đây chỉ là cách học "nhồi nhét", học đơn thuần chỉ để "đối phó" với kỳ thi, khi thi xong, teen lại vô tình quên sạch những kiến thức mình đã hì hục ôn luyện trong mấy ngày.
Tạm kết
Bạn thấy đấy! Cách ôn thi khi mà ngày thi đã cận kề với những hậu quả khôn lường của nó không bao giờ là "thượng sách". Cách tốt nhất để bạn đối mặt với kỳ thi trong tâm lý thoải mái và hứa hẹn đạt kết quả khả quan nhất là bạn nên ôn thi ngay khi học. Hãy dành thời gian nhất định trong ngày để ôn lại và nắm vững kiến thức đã học trên lớp. Khi kỳ thi tới, bạn hoàn toàn có thể tự tin với kiến thức của mình đã có mà không phải chịu tí tẹo áp lực hay sự mệt mỏi nào.
Theo PLXH
Những sĩ tử đến trường thi bằng xế hộp Chuyện phụ huynh đưa con tới trường thi bằng...xế hộp không có gì lạ, nhưng ít nhiều cũng làm "lác mắt" không ít bạn cùng trang lứa. Một số hình ảnh ghi lại trong ngày thi đầu tiên 2/6 tại Hà Nội. Thí sinh vội vã bước xuống xe ô tô, chuẩn bị vào phòng thi. Hình ảnh phụ huynh đưa con đi...